Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Kết quả sản xuất lúa nếpThầu dầu tại các hộ điều tra
3.2.2. Chi phí sản xuất lúa nếpThầu dầu tại các hộ điều tra
Do đặc điểm của từng vùng sản xuất khác nhau, bên cạnh đó điều kiện của các hộ được khảo sát cũng rất khác nhau nên mức đầu tư cho việc sản xuất lúa nếp Thầu dầu ở các hộ cũng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy mức đầu tư tuy có khác nhau nhưng cũng không chênh lệch lớn.
Bảng 3.4. Tổng hợp chi phí cho sản xuất lúa nếp Thầu dầu của các nhóm hộ điều tra tính trung bình cho 1sào
Đơn vị: Nghìn đồng/sào Chỉ tiêu Xã Úc Kỳ Xã Xuân Phương Xã Nhã Lộng Bình quân 1.Chi phí vật tư 539,88 560,29 572,57 557,58 Giống 35 35 35 35 Phân bón 344,65 359,61 375,23 359,83 Thuốc BVTV 160,23 165,68 162,34 162,75 2.Công lao động 810,3 760,45 758,71 776,49 3.Tổng chi phí 1350,18 1320,74 1331,28 1334,07 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Nhìn chung chi phí cho một sào lúa nếp Thầu dầu bình quân mỗi hộ sản xuất phải đầu tư từ 1334,07 nghìn đồng; trong đó, xã Úc Kỳ là xã có chi phí đầu tư cao nhất với 1350,18 nghìn đồng, xã Nhã
Lộng có chi phí đầu tư thấp nhất với 1331,28 nghìn đồng. Thông qua bảng trên cũng cho ta biết trong tổng chi phí trồng lúa nếp Thầu dầu của các hộ được khảo sát thì chi phí đầu tư cho công lao động chiếm cao nhất với trên 56% chi phí đầu tư.
Các loại chi phí khác trong nhóm hộ khảo sát tương đối đồng đều nhau. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất là về chi phí cho phân bón ở từng xã khác nhau là khác nhau. Cụ thể như ở xã Úc Kỳ tổng chi phí cho phân bón tính cho 1 sào là 344,65 nghìn đồng/sào thì ở xã Xuân Phương khoảng 359,61nghìn đồng/sào và xã Nhã Lộng là 375,23 nghìn đồng/sào.