Hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 68)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Kết quả sản xuất lúa nếpThầu dầu tại các hộ điều tra

3.2.3. Hiệu quả sản xuất

3.2.3.1.Hiệu quả sản xuất lúa nếp Thầu dầu giữa các vùng sản xuất

Các hộ gia đình sản xuất lúa nếp Thầu dầu ở huyện Phú Bình mặc dù với tư tưởng lấy công làm lãi là chủ yếu nhưng họ cũng đã dần tính toán đến hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa nếp Thầu dầu mang lại.

Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra theo vùng sản xuất tính bình quân cho 1sào

Chỉ tiêu ĐVT Xã Úc Kỳ Xuân Phương Xã Nhã Lộng Bình quân 1.Kết quả sản xuất

Năng suất bình quân Kg/sào 170,03 169,68 169,45 169,72 Giá trị sản xuất (GO) Nghìn.đ 2975,52 2969,4 2965,37 2970,1 Chi phí trung gian (IC) Nghìn.đ 539,88 560,29 572,57 557,58 Giá trị gia tăng (VA) Nghìn.đ 2435,64 2409,11 2392,8 2412,52 Thu nhập hỗn hợp (MI) Nghìn.đ 1625,34 1648,66 1634,09 1636,03

2.Hiệu quả kinh tế

GO/IC Lần 5,51 5,3 5,18 5,33

VA/IC Lần 4,51 4,3 4,18 4,33

MI/IC Lần 3,01 2,94 2,85 2,93

Theo số liệu điều tra ở các hộ sản xuất lúa nếp Thầu dầu ở 3 xã khác nhau, có mức đất canh tác khác nhau cho thấy thu nhập do trồng lúa nếp Thầu dầu đem lại đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của hộ. Hộ gia đình đã tận dụng được các nguồn lực sẵn có về đất đai, lao động, về tiền vốn và các loại vật tư thông dụng khác, mặt khác không có chi phí cho công tác quản lý điều hành nên thu nhập cao. Sản xuất lúa nếp Thầu dầu của hộ có mức sản lượng khác nhau ở các điểm điều tra khác nhau đạt được cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố:

- Mức độ đầu tư (vật chất và công lao động) - Phụ thuộc vào giá bán lúa nếp Thầu dầu tiêu thụ.

- Giá trị gia tăng đạt được cao hay thấp phụ thuộc vào chi phí trung gian. Giá trị sản xuất ở xã Úc Kỳ lớn nhất là 2975,52 nghìn đồng/sào sau đó đến xã Xuân Phương là 2969,4 nghìn đồng/sào và xã Nhã Lộng là 2965,37 nghìn đồng/sào. Giá trị sản xuất đạt được phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ và giá bán. Qua điều tra các nhóm hộ ở các xã năm 2019 giá bán bình quân là 17.500 đồng/kg .

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế như GO/IC, VA/IC và MI/IC đã cho thấy hiệu quả đạt được trên một công lao động sản xuất lúa NTD của cả 3 xã là rất lớn và khá đồng đều.

3.2.3.2. Hiệu quả sản xuất lúa nếp Thầu dầu tại địa bàn nghiên cứu.

Để đánh giá hiệu quả sản xuất của lúa nếp Thầu dầu trước hết ta đánh giá về chi phí sản xuất củagiống lúa này kết hợp so sánh với giống lúa Khang dân 18 được trồng chủ yếu tại địa phương:

Bảng 3.6.Tổng hợp chi phí cho sản xuất lúa nếp Thầu dầu tại các nhóm hộ điều tra tính trung bình cho 1sào

Đơn vị: Nghìn đồng/sào

Chỉ tiêu Sản xuất lúa nếp Thầu dầu Khang dân 18 Sản xuất lúa

1.Chi phí vật tư 557,58 457,77 Giống 35 45,22 Phân bón 359,83 280,02 Thuốc BVTV 162,75 132,53 2.Công lao động 776,49 652,15 3.Tổng chi phí 1334,07 1109,92

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và số liệu tham khảo tại phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Phú Bình, 2019

Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy có sự khác biệt lớn về chi phí đầu tư cho sản xuất SX lúa nếp Thầu dầu với sản xuất lúa Khang dân 18. Nhìn chung, mức chi phí bình quân/sào của trồng lúa nếp Thầu dầu cao hơn trồng lúa Khang dân 18do công lao động nếp Thầu dầu cao hơn chi phí sản xuất 1 sào lúa Khang dân 18, cụ thể nếp Thầu dầu là 1334,07 nghìn đồng; 1 sào lúa Khang dân 18 là 1.109,92 nghìn đồng

Nguyên nhân chủ yếu là do công thu hoạch lúa nếp Thầu dầu chủ yếu gặt tay đã đẩy mức chi phí lên. Đối với chi phí BVTV thì hộ sản xuất nếp Thầu dầu phải sử dụng nhiều hơn và lượng phân bón cũng nhiều hơn do thời gian sinh trưởng dài hơn 40 ngày.

Bảng 3.7. Giá lúa nếp Thầu dầu năm 2019

Đơn vị: Đồng/kg

Chỉ tiêu Nếp Thầu dầu LúaKhang dân 18

Giá cao nhất 20.000 9.000

Giá thấp nhất 15.000 6.500

Giá trung bình 17.500 7.750

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra số liệu tham khảo tại phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Phú Bình,2019

Giá nếp Thầu dầu năm 2019 biến động rất lớn. Đầu vụ chỉ có 15.000đ/kg đến cuối vụ 2019 gối sang vụ mùa 2020 giá đột ngột tăng mạnh lên 20.000 đồng/kg. Trong khi giá gạo Khang dân 18 không có biến động nhiều.

Bảng 3.8.Năng suất cao nhất, thấp nhất, trung bình của Lúa Nếp Thầu dầu năm 2019

Đơn vị: kg/sào

Chỉ tiêu Năng suất lúa NTD Năng suất lúa Khang dân 18

Năng suất cao nhất 171,02 223,12

Năng suất thấp nhất 168,81 176,14

Năng suất trung bình 169,92 199,63

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả số liệu tham khảo tại phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Phú Bình,2019

Năng suất của lúa nếp Thầu dầu không có biến động nhiều và tương đối ổn định. Cá biệt có hộ năng suất nếp Thầu dầu lên đến 171,02 kg/sào.

Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả sản xuất nếp Thầu dầu năm 2019 trên 1 sào Loại cây trồng Tổng chi phí (nghìn đồng) NSTB Giá bán trung bình (nghìn đồng) Kết quả (nghìn đồng) Lợi nhuận (nghìn đồng) Hiệu quả (%) Lúa NTD 1334,07 169,92 17.500 2973,6 1639,53 222,9 Lúa Khang dân 18 1109,92 199,63 7.750 1547,13 437,21 139,39 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2019

Khi so sánh giữa hiệu quả giữa các hộ trồng lúa nếp Thầu dầu với các hộ trồng lúa Khang dân 18 cho thấy: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ trồng lúa nếp Thầu dầu cao hơn những hộ trồng lúa Khang dân 18: kết quả sản xuất 1 sào lúa Khang dân 18 bán được 1.547,13 nghìn đồng, thấp hơn 1426,47 nghìn đồng so với sản xuất 1 sào nếp Thầu dầu và hiệu quả sản xuất 1 sào lúa Khang dân 18 là 139,39 % thấp hơn rất nhiều so với 1 sào lúa NTD là 222,9% nguyên nhân chính là do giá bán hai loại lúa trên.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã có dịp trao đổi với cán bộ khuyến nông địa phương, hợp tác xã nông nghiệp Hồng Kỳ cũng như các hộ sản xuất để tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng mô hình vào thực tế. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm yếu tố thuộc về nông hộ, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)