Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyệnPhú Bình

2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

2.1.3.1. Thuận lợi

Vị trí địa lý và kinh tế - chính trị của huyện Phú Bình có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có quốc lộ 37 đi qua và có vị trí

gần quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên, gần đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Do vậy huyện Phú Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu với Hà Nội, Bắc Giang và các địa phương khác.

- Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất cao là một lợi thế phát triển hơn hẳn của huyện Phú Bình so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước.

- Phú Bình đã và đang là điểm đến cho phát triển công nghiệp, là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Điềm Thụy 170ha và 180ha khu công nghiệp Yên Bình…..

- Nhu cầu thị trường trong nước, trong tỉnh đối với nhiều sản phẩm của huyện Phú Bình (hàng tiểu thủ công nghiệp đồ gỗ mỹ nghệ, nông sản chế biến, gà đồi, lúa nếp Thầu dầu, …) đang tăng nhanh là cơ hội rất lớn cho phát triển huyện Phú Bình.

- Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại và hợp tác phát triển cho huyện Phú Bình.

- Điều kiện đất đai đa dạng, màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, nên có thể phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp làm tiền đề để phát triển nông nghiệp là thế mạnh của địa phương.

- Địa bàn huyện với lợi thế về vị trí và nguồn tài nguyên đất đai, nhiều di tích danh thắng nếu được đầu tư sẽ thu hút được lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng gấp nhiều lần so với hiện nay.

2.1.3.2. Khó khăn

- Sự tác động bất lợi của thời tiết như: Hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất làm vùi lấp và mất diện tích đất sản xuất; Nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện đã ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi là một trong những khó khăn lớn trong sản xuất nông nghiệp

- Tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng đô thị chưa đồng bộ; nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Kinh tế phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện; khả năng tích lũy cho ngân sách chưa cao; nguồn lực đầu tư cho đầu tư và phát triển còn hạn chế.

- Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ nông nghiệp phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, chưa thu hút thị trường. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là chính, sản xuất chưa mang tính hàng hóa.

- Tài nguyên khoáng sản tuy có nhưng trữ lượng nhỏ, rải rác không thuận lợi cho đầu tư khai thác và chế biến quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)