Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của yếu tố thuộc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (Trang 70 - 73)

về hộ sản xuất

Đơn vị:%

Hộ Chỉ tiêu Quy mô

ruộng đất Nguồn vốn Trình độ học vấn Hộ SX lúa NTD Rất quan trọng 31,47 60,12 65,12 Quan trọng 35,51 34,05 34,88 Không quan trọng 33,02 5,83 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2019

Nguồn vốn thể hiện khả năng đầu tư vào trong sản xuất của hộ gia đình. Yếu tố vốn đảm bảo khả năng đầu tư và đầu tư đúng thời điểm, đặc biệt với các thời điểm như bón phân, phòng trừ sâu bệnh có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả sản xuất. Sản xuất nếp Thầu dầu có chi phí cao hơn so với sản xuất lúa, tuy nhiên vẫn có 60,12% hộ SX nếp Thầu dầu được hỏi cho rằng nguồn vốn của hộ có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến khả năng mở rộng sản xuất.

Trình độ học vấn là yếu tố được các hộ đánh giá có ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng mô hình. 65,12% các hộ sản xuất và cán bộ được hỏi đều đồng ý rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, ghi nhớ, áp dụng và truyền đạt các kỹ thuật học được vào sản xuất cũng như cho các hộ khác. Phần lớn lao động tham gia sản xuất nếp Thầu dầu tại địa phương đều có độ tuổi cao, trình độ học vấn trung bình cũng là yếu tố chưa có tác động tích cực đến khả năng phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, do đặc điểm của các hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và hộ sản xuất nếp Thầu dầu nói riêng, nguồn lao động nông nghiệp chính là người trong độ tuổi trung niên trở lên, trung bình trên 46 tuổi, còn đối tượng lao động trẻ hầu hết tham gia các ngành nghề phi nông nghiệp. Các lao động cao tuổi dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc gia đình, cháu nhỏ và chỉ

tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, nếu mở rộng quy mô sản xuất thì vấn đề đặt ra là không có đủ lực lượng lao động tham gia vào sản xuất.

3.3.3. Yếu t xã hi

Các yếu tố xã hội có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển sản xuất. Trước tiên là hoạt động khuyến nông, đây là lực lượng chủ đạo để chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật đến với người dân, cung cấp thông tin, tập huấn kỹ thuật cho người dân, giúp người dân xây dựng các mô hình trình diễn để họ thấy được hiệu quả mà mô hình mang lại.

Công tác khuyến nông trên địa bàn khá tốt. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật được khuyến cáo trong canh tác lúa nếp Thầu dầu được các hộ thực hiện rất tốt, 100% số hộ được phỏng vấn đều thực hiện tốt quy trình gieo cấy, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình và hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

Một điều đáng lưu ý là tại các hộ điều tra cho thấy mặc dù họ có biết hoặc có nghe qua về biện pháp kỹ thuật phòng trừ địch hại tổng hợp cho lúa nếp Thầu dầu tuy nhiên họ lại không áp dụng vào trong sản xuất của gia đình. Nguyên nhân chính được đưa ra là do việc áp dụng theo đúng quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp mặc dù có hiệu quả cao trong phòng trừ địch hại, giảm chi phí sử dụng thuốc BVTV tuy nhiên lại làm tăng đáng kể công lao động của gia đình mà hộ khó có khả năng đáp ứng được.

Một nguyên nhân khách quan khác đó là do điều kiện cần để áp dụng thành công biện pháp kỹ thuật này đòi hỏi sự tham gia của đông đảo người dân, phải thực hiện trong một thời gian dài và thường không có kết quả ngay tức thì do đó trong nhiều trường hợp người dân chọn giải pháp an toàn hơn đối với họ là sử dụng thuốc BVTV cho nhanh chóng dễ đạt hiệu quả hơn. Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước cũng như tỉnh Thái Nguyên để giảm áp lực lao động trong mùa

vụ sản xuất, giảm công lao động, tăng năng suất trong sản xuất lúa. Tuy nhiên, do đặc điểm đồng đất của huyện Phú Bình vẫn còn manh mún, không bằng phẳng, thấp do đó việc đưa các loại máy móc cơ giới nhất là máy GĐLH, máy cấy vào trong sản xuất lúa còn chưa phổ biến.

Theo điều tra tại các hộ cho thấy hiện nay 100% số hộ đều sử dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất nhưng chưa áp dụng máy cấy vào trong sản xuất lúa. Tỷ lệ hộ sử dụng máy GĐLH trong thu hoạch lúa cũng chỉ chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ sử dụng máy GĐLH trong thu hoạch nếp Thầu dầu tại các hộ này cũng rất thấp, chỉ áp dụng tại các chân ruộng cao, khô ráo trong vụ thu hoạch và có diện tích mỗi thửa ruộng lớn (thường từ 2 sào bắc bộ trở lên).

Trong thời gian tới, do đặc điểm lao động của hộ ngày càng thiếu hụt trong mùa vụ thì việc mong muốn và sẵn sàng thuê các phương tiện cơ giới vào trong các khâu của sản xuất lúa là một nhu cầu tất yếu. Để tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh áp dung cơ giới hóa trong sản xuất lúa nói chung và sản xuất lúa nếp Thầu dầu nói riêng trên địa huyện trong thời gian tới cần có chủ trương chính sách quy hoạch phát triển tổng thể nông nghiệp nói chung, quy hoạch lại hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng nói riêng để tạo điều kiện nâng cao tỉ lệ cơ giới hoá trong sản xuất.

Tiếp tục có những chủ trương, chính sách đầu tư trang bị máy móc phục vụ sản xuất lúa, đặc biệt là máy thu hoạch và máy sấy lúa nhằm tăng chất lượng hạt gạo. Thực hiện tốt khâu trang bằng mặt ruộng, dồn điền cho thửa ruộng đủ lớn để máy xoay trở, vận hành hoạt động có hiệu quả hơn. Đẩy nhanh việc đồn điền đổi thửa để tạo ra những cánh đồng mẫu lớn thuận lợn cho việc áp dụng cơ giới hóa.

Việc chuyển giao các TBKT trong sản xuất lúa nếp Thầu dầu tới người dân luôn là một yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu. Trong những năm qua, Hội Nông dân được UBND huyện giao cho quản lý nhãn hiệu lúa nếp Thầu dầu đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn

như Phòng NN&PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao TBKT cho bà con nông dân, các thành viên của THT, HTX trong vùng sản xuất lúa nếp Thầu dầu.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất. Đặc biệt, tại địa phương hệ thống tưới tiêu chưa hoàn thiện, kênh mương còn xuống cấp, chưa đảm bảo cấp thoát nước kịp thời cho sản xuất là yếu tố ảnh hưởng không tốt đến khả năng nhân rộng mô hình.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)