Cách ôm hôn xã giao

Một phần của tài liệu TIEU LUAN TAM LY DU LICH (Trang 27 - 36)

Ôm hôn là một nghi thức xã giao thông thường thể hiện tình cảm thân thiết gần gũi trong mối quan hệ giưa hai người. Nghi thức này thường diễn ra khi xa nhà lâu ngày gặp lại, hoặc khi chia tay đi xa nhằm thể hiện tình cảm mạnh mẽ.

Những sự kiện lớn trong xã hội và gia đình, để thể hiện hân hoan, mừng rỡ, tạo ấn tượng mạnh hay ngược lại là sự đau khổ mất mát mọi người thường ôm chầm lấy nhau chia sẻ cho nhau cả niềm vui, nỗi buồn và sự đồng cảm.

Tuỳ theo hoàn cảnh, mức độ tình cảm và tính chất của mối quan hệ giữa các vai khác nhau, mà có những nghi thức ôm hôn khác nhau: Hôn má, hôn trán, hôn tay và hôn môi.

1.7.1. Hôn má

Hai nam giới quàng tay chéo nhau qua vai, qua hông, ôm chặt lấy nhau và dáp má hoặc ngả đầu vào nhau một đến ba lần.

Nam giới hôn nữ giới, bằng cách nữ giới hơi cúi và hướng về phía trước để nam giới hôn vào má một đến ba lần.

Nữ giới với nữ giới là bạn bè, thông thường không ôm nhau hôn như hai nam giới mà người này đặt hai tay lên vai người kia, người kia đặt hai tay vào eo người này rồi nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, để thể hiện cảm xúc mạnh, hai phụ nữ cũng có thể ôm chầm lấy nhau để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.

Nữ giới chưa chồng thường đưa trán về phía trước để người cao tuổi hôn lên trán của mình. Người cao tuổi thường hôn lên trán các cháu bé, ngược lại họ được các cháu bé hôn lên má của mình.

1.7.3. Hôn tay

Nhiều nước ở châu Âu (nhất là giới quý tộc, thượng lưu) thường có nghi thức hôn tay.

Bằng cách nữ giới nâng nhẹ tay phải, nam giới cúi xuống (có thể hơi chùng chân xuống) đỡ tay nữ giới lên và hôn vào mu bàn tay.

Trong giao tiếp, ôm hôn là phép xã giao thông thường nhưng đồng thời nó cũng là cách thể hiện sự ưu ái, chân thành của mình đối với người đang tiếp xúc. Người ta thường ôm hôn và kề má vào nhau hoặc ôm hôn và quàng tay lên cổ nhau nhưng chỉ với những người thân thiết và cùng lứa tuổi với nhau.

Tập quán hôn tay không diễn ra ở ngoài đường phố, ở nhhững nơi công cộng mà chỉ diễn ra ở những nơi đón tiếp khách sang trọng, ở những cuộc gặp gỡ thân thích, ở trong phòng chiêu đãi cấp cao, người ta có thể hôn tay các bà có cương vị.

Khi được các bà chìa tay cho mình hôn thì phải cúi xuống và đặt nhẹ môi mình vào mu bàn tay của người phụ nữ. Tập quán này chỉ áp dụng khi mới đến và ra về.

Tập quán ôm hôn và hôn tay không phổ biến (nhất là ở Việt Nam), phải tùy từng nơi, tùy hoàn cảnh mà áp dụng. Nếu áp dụng không đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng thì cử chỉ này sẽ trở nên kệch cỡm.

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH DU LỊCH

2.1.Khách du lịch là người Châu Phi

Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ ba trên thế giới về dân số sau châu Á và Châu Mỹ. Và lớn thứ ba trên thế giới về diện tích sau châu Á và châu Mỹ.

Người Châu Phi không quá câu lệ đến các nghi lễ giao tiếp, nhưng họ lại rất nhạy cảm với sự phân biệt trong giao tiếp. Cần phân biệt người gốc Phi và những người Châu Phi bản địa. Người gốc Phi thường chịu ảnh hưởng khá lớn về những đặc tính cộng đồng, nơi họ làm ăn, sinh sống, họ không giữ được nhiều nét bản sắc về tính cách dân tộc như những người gốc Á sống ở Âu Mỹ. Tính nóng nảy, cuồng nhiệt, dễ tự ái dân tộc nhưng chất phác, thẳng thắn.

Người Châu Phi tổ chức đời sống theo kiểu đại gia đình, rất hiếu khách và lễ phép.

- Một số nước châu Phi cũng có tập quán tặng hoa cho nhau khi gặp mặt. Hoa được bó một cách tinh tế, thường số các bông hoa là chẵn. Khi gặp nhau, họ cúi mình cầu chúc cho nhau và tặng nhau bó hoa thơm cùng những lời chúc vui vẻ.

- Người châu Phi thường gọi tất cả những người đàn ông là “ba” và tất cả những người phụ nữ là “má”. Họ coi bố mẹ là những người thân tiết và tin tưởng nhất, cho nên khi họ gọi người khác là bố và mẹ tức là có ý tôn trọng.

- Tiếp khách chủ yếu là đàn ông, trong trò chuyện không được hỏi và nhìn nữ chủ nhà. Đàn ông lạ không nên hỏi đường phụ nữ, trong trường hợp bất đắc dĩ thì nên tìm hỏi những phụ nữ đứng tuổi.

- Người Châu Phi có sự phân công rõ rệt chức năng của hai tay: Tay phải tiếp xúc với những thứ sẽ đưa vào miệng, tay trái tiếp xúc với những vật uế tạp, do đó không được dùng lẫn hai tay. Khi hai người châu Phi gặp nhau, họ đưa hai tay ra trao đổi đồ dùng, nhất thiết không dùng tay trái, vì đưa tay trái là có ý coi thường, khinh miệt. Khi ta nhận đồ của người Châu Phi cũng phải dùng cả hai tay hoặc tay phải.

2.1.1.Tính cách của người Châu Phi

- Thẳng thắn chất phát trong quan hệ giao tiếp - Rất cầu thị trong giao tiếp

- Tính nóng nảy, cuồng nhiệt, có lòng tự trọng dân tộc rất cao, họ là những người sôi nổi, nhiệt tình trong sinh hoạt, có lối sống năng động, yêu âm nhạc, thích nhảy múa.

- Người châu Phi có lòng tự trọng dân tộc cao, nhưng cũng rất dễ tự ái, trong hành vi ứng xử của người khác đối với họ không khéo léo.

- Rất hiếu khách và lễ phép

Ví dụ

Người Nam Phi: Người da trắng có gốc Anh và Hà Lan (người Boers) chiếm khoảng 17% dân số nhưng có phong cách giao tiếp châu Âu. Người Phi da

đen chiếm đa số, có tính cởi mở, hồn nhiên khi giao tiếp. Người Nam Phi nói chung luôn đúng giờ. Họ sử dụng thông thạo tiếng Anh và ngôn ngữ bộ lạc. Họ thích các chủ đề về thể thao, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên, văn hóa châu Phi. Họ tránh các chủ đề về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tôn giáo.

2.1.2. Chào hỏi, làm quen

Khi gặp nhau lần đầu tiên và sử dụng tiếng Anh để làm quen, người Nam Phi hay xưng hô ngay bằng tên gọi, thậm chí cả khi nói chuyện lần đầu tiên với nhau bằng điện thoại cũng có thể như vậy. Cho nên bạn nên tự giới thiệu mình bằng cả họ và tên, sau đó nếu thấy đối tác người Nam Phi xưng hô bằng tên nào thì bạn làm theo.

Chào hỏi thường ngắn và đơn giản. Nam giới bắt tay nhau ngắn nhưng chặt. Người da đen chào nhau bằng cái bắt tay và hai lần ngửa bàn tay đập vào nhau. Đối với phụ nữ không nhất thiết phải như vậy, nhiều khi chỉ gật đầu chào là đủ.

Sau khi chào hỏi thường là cuộc trò chuyện ngắn. Chủ đề thích hợp nhất là thời tiết, khen ngợi cơ ngơi của chủ nhà, cám ơn về tình mến khách, sau đó trao danh thiếp và bắt đầu trao đổi công chuyện cụ thể. Danh thiếp nên có mặt bằng tiếng Anh. Đối tác nước ngoài nên tự giới thiệu ngắn nhưng đầy đủ và mạch lạc về mình.

2.1.3.Mời

Bữa ăn làm việc với đối tác người Nam Phi thường diễn ra vào buổi trưa vì người Nam Phi có thói quen đi ngủ sớm. Cùng nhau ăn sáng làm việc cũng là hình thức gặp gỡ khá thông dụng. Bữa ăn thường đơn giản, thực đơn nhẹ nhàng. Chỉ

được phép hút thuốc lá ở ngoài trời. Khi ăn thì bạn nên chờ cho tới khi chủ nhà bắt đầu trước. Lúc uống thì lại không cần phải đợi như vậy. Chỉ trong những dịp đặc biệt mới có lời chúc rượu trong bữa ăn.

2.1.4. Đàm phán

Đối tác người Nam Phi đàm phán và trao đổi công chuyện làm ăn rất nhanh và tập trung, rất hiếm khi bị ngắt đoạn bởi điện thoại hay bởi ai đó đi ra đi vào. Sau khi trao đổi xong mọi chuyện thường có cuộc trò chuyện.

2.1.5. Phê phán

Bạn rất nên tránh những phát biểu hay biểu hiện gì mà người Nam Phi có thể hiểu là phê trách họ. Vì thế, tốt nhất là bạn nên tránh đề cập hay sa đà vào những chủ đề như phân biệt chủng tộc hay chính sách của chính phủ, quan hệ của Nam Phi với các nước láng giềng, nhận xét về người da đen hay da trắng ở đất nước này.

2.1.6. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Anh bởi tiếng địa phương rất khó học. Mọi tài liệu, thư từ giao dịch, biên bản…. bạn nên soạn sẵn bằng tiếng Anh nếu muốn trao ngay cho đối tác. Gần như không có chuyện đối tác người Nam Phi nhận và chờ dịch những tài liệu nhận từ bạn bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh. Nếu muốn hợp tác với đối tác người Nam Phi, bạn nên biết tiếng Anh. Nếu bạn phải dùng đến phiên dịch thì đối tác người Nam Phi sẽ không coi trọng bạn.

Người Nam Phi coi ô tô là biểu hiện của phong cách và tầm cỡ. Nếu bạn sử dụng ô tô từ loại trung bình trở xuống thì rất nên tránh nói chuyện với người Nam Phi về ô tô. Doanh nhân người Nam Phi mặc trang phục tùy theo lĩnh vực hoạt động và chức vụ, cho nên trông họ rất đa dạng. Nữ doanh nhân người Nam Phi thường ăn vận rất mốt và họ rất chuộng thời trang của nước Anh. Nam doanh nhân ăn vận khá bảo thủ với áo trắng dài tay, đeo cà-vạt và mặc comple sẫm màu.

2.1.8. Thời gian

Tính đúng giờ được người Nam Phi nhìn nhận tùy theo ý nghĩa của sự kiện. Nếu đến để làm việc với đối tác người Nam Phi thì bạn nên đến đúng giờ hẹn, còn nếu là lời mời đến nhà riêng hoặc trong dịp nghỉ cuối tuần thì việc chậm trễ vài tiếng đồng hồ cũng là chuyện thường. Nếu người Nam Phi đề cập đến một khoảng thời gian dài thì thường đó không phải là lời hứa hay cam kết chắc chắn.

2.1.9. Quà cáp

Tặng quà đắt tiền không phải là thông lệ ở Nam Phi. Tuy nhiên, tùy theo mức độ quan hệ mà các đối tác có thể tặng quà cho nhau, chủ yếu để làm kỷ niệm chứ không vì giá trị sử dụng thực tiễn.

2.1.10. Tôn giáo

- Kito giáo và hồi giáo là phổ biến

- Tôn sùng đạo giáo: có nhiều phong tục kì cục, khắt khe

- Giao tiếp: có cả ngàn ngôn ngữ, bốn hệ chính :Phi – Á, Nil- Sahara,NigerCongo,Khoisan

- Người Châu Phi hay ăn bằng thìa.Một số nước họ lại ăn bốc

- Họ rất thích tham gia các lễ hệ gắn liền với phong tục, nền văn hóa châu Phi còn giữ được nhiều bản sắc, giá trị văn hóa độc đáo lâu đời. Những lễ hội, phong tục tập quán truyền thống có một không hai còn lưu giữ cho đến ngày nay. Mỗi dân tộc châu Phi đều có những điệu nhảy truyền thống mang bản sắc văn hóa riêng của họ.

- Châu phi là khu vực chưa phát triển

- Họ sống theo kiểu mẫu đại gia đình với chủ nghĩa “Gia trị tộc”.

- Không ổn định về chính trị xã hội

- Vì vậy họ ít đi du lịch và khai thác tiềm năng du lịch từ họ còn hạn hẹp

- Trong nghi thức ngoại giao họ có những đặc điểm nổi bật sau: Chào hỏi vồn vã, nhiệt tình, bắt tay thân mật và mời khách vào nhà. Khi đến nhà, du khách phải tuân theo những phong tục, tập quán riêng của họ.

2.1.12.Những điều kiêng kỵ của người Châu Phi

- Đại đa số người dân châu Phi theo đạo Hồi: không ăn thịt lợn, không uống rượu. Luôn tránh những từ ngữ tương tự chữ “lợn” trong giao tiếp.

- Dân theo đạo Hồi mỗi ngày cầu kinh năm lần, khi đang cầu nguyện không giao tiếp với bất cứ lý do gì.

- Du khách châu Phi có những đặc điểm tâm lý cơ bản như sau:

Một phần của tài liệu TIEU LUAN TAM LY DU LICH (Trang 27 - 36)