Đặc điểm tâm lý chung của người Indonesia

Một phần của tài liệu TIEU LUAN TAM LY DU LICH (Trang 92 - 95)

Người Indonesia rất coi trọng việc giữ thể diện và họ rất lịch sự. Vì vậy, khii giao tiếp bạn không được quên sử dụng chức vụ và tên khi xưng hô với người Indonesia. Điều này được xem là lịch sự khi chào hỏi một ai đó có chức vụ ngang hoặc bằng hoặc cao hơn bạn. bạn nên đứng dậy khi thấy người Indonesia bước vào phòng.

Người Indonesia không phê bình trực tiếp một người nào đó và thường tán thành những điều bạn nói hơn là làm mất lòng. Người Indonesia rất thích được khen ngợi và vì vậy bạn nên chú ý những điểm mạnh của người Indonesia mà bạn có thể giao tiếp để có những lời khen thích hợp và hơn nữa bạn cũng cẩn thận với những lời chê bai, mỉa mai – những lời hoàn toàn không có lợi cho bạn.

Họ cũng thích nói một điều gì đó hơn là tỏ ra không biết. nên bạn không biết về đường đi ở Indonesia, tốt hơn hết là nên chuẩn bị bản đồ hoặc hỏi trước chắc chắn cách đi đến nơi mình cần. Nếu bạn hỏi những người bên đường, bạn có thể bị chỉ sai đường

Không được vuốt đầu của người Indonesia

Người Indonesia khi chào người lớn thường không ngẩng đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng. Khi đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải ( không được sử dụng tay trái đối vơi phần lớn người Indonesia là không sạch sẽ). Để an toàn bạn nên dùng cả hai tay khi trao hoặc nhận vật gì để thể hiện sự kinh trọng và lịch sự

Không được chống nạnh, cũng không nên mang kinh mát khi nói chuyện với người Indonesia vì như thế là không lịch sự và bị xem như là có thái độ coi khinh. Không được bỏ tay vào túi quần, vì như thế bị xem là kiêu ngạo.

Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ khi được giới thiệu và chào hỏi. Khi bắt tay cần vừa phải, không nắm chặt quá cũng không buông lơi, không giữ tay quá lâu.

Cách đúng đắn khi vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn tay và cử chỉ động tác các ngón tay theo hướng đi xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt. Những cách vẫy gọi khác có thể coi là bất lịch sự

5.3.3.2. Tặng quà

Khi được người Indonesia tặng quà, bạn không nên mở gói quà trước mặt họ.

Người Indonesia gốc Trung Quốc rất thích được tặng thực phẩm, nhưng không phải vào lúc bạn được mời đến dự tiệc. Việc mang thức ăn đến sẽ có hàm ý là chủ nhà không có đủ thức ăn để thiết đãi bạn.

Thay vào đó, việc gửi tặng thức ăn sau đó được xem như là một món quà cảm ơn. Kẹo hay lẵng trái cây là sự lựa chọn tốt nhất.

Hoa cũng là món quà phổ biến. Nhưng không được tặng số lượng hoa lẻ vì như thế là điểm không may mắn

5.3.3.3. Nhu cầu, sở thích du lịch của người Indonesia Nhu cầu du lịch

Trong những năm gần đây, du lịch được đánh giá là một lĩnh vực hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Indonesia, nhất là trong lĩnh vực trao đổi khách, xúc

tiến quảng bá, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, trao đổi thông tin và xây dựng sản phẩm du lịch.

Indonesia được xác định là thị trường trọng tâm trong chiến lược tiếp thị du lịch đến năm 2020 của ngành du lịch Việt Nam.

Lượng khách trao đổi giữa hai nước ngày càng tăng, hàng năm có khoảng 80.000 lượt khách Indonesia vào Việt Nam, đưa Indonesia trở thành nước năm trong top 20 thị trường gửi khách của Việt Nam.

Sở thích

Người Indonesia xem trọng rắn, tôn kính rắn như một vị thần. Đối với họ rắn tượng trưng cho sự lương thiện, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh.

Người Indonesia rất thích được khen ngợi

Trong cách ăn uống của người Indonesia tuân thủ các quy tắc tôn giáo của đạo Hồi

Thích ăn cơm gạo tẻ và món ăn Trung Quốc, thích các loại đồ uống như trà Lipton, thích ăn cay.

Một phần của tài liệu TIEU LUAN TAM LY DU LICH (Trang 92 - 95)