Đặc điểm tâm lý chung của người Đức

Một phần của tài liệu TIEU LUAN TAM LY DU LICH (Trang 78 - 82)

Đức là một nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú bậc nhất châu Âu. Nước Đức tự hào với Goethe, Schiller trong văn học, là một trung tâm nhạc cổ điển với nhiều nhạc sỹ lừng danh, được xem như cái nôi của văn hóa châu Âu, tiếng Đức được sử dụng rộng rãi tại châu Âu, là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày tại nhiều nước. Về lịch sử và nghệ thuật nước Đức còn tồn tại nhiều di tích, bảo tàng về chiến tranh cũng như nghệ thuật, các nơi này đều được mở cửa cho công chúng tham quan. Nước Đức cũng rất mạnh về thể thao, đặc biệt là bóng đá. Ngoài ra Đức còn có giống chó Bergie nổi tiếng thế giới.Văn hóa đọc là một đặc trưng của nước Đức, với nhiều hội chợ sách quanh năm, các thư viện Đức luôn là những nơi tuyệt vời cho những người cần nghiên cứu.

Nước Đức nổi tiếng với một hệ thống giáo dục tân tiến, với chất lượng hàng đầu thế giới, nhất là trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, cơ khí ô tô hay y học. Luôn luôn nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học mới để giảng dạy. Các trường đại học ở Đức luôn được đánh giá cao về chất lượng và có nhiều trường nằm trong top những trường đại học tốt nhất thế giới.

Xưng hô

Học hàm học vị từ “Tiến sỹ” trở lên thường được gọi cùng với tên, chẳng hạn như Tiến sỹ Schmidt, Giáo sư Zimmermann. Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc đến (cử nhân, thạc sỹ). Tên họ ghép cũng được xưng đầy đủ,

Thưa bà Mueller-Maier. Chức vụ chính thức hay tước hiệu danh dự cũng được xưng, chẳng hạn như: Thưa Ngài Thị trưởng, Thưa bà Bộ trưởng, nhưng không xưng như vậy đối với vợ hoặc chồng của họ. Những tước hiệu quý tộc như “Bá tước”, “Hầu tước”, “von”, “zu” không nên bị quên và trong trường hợp này không gọi “Ông Bá tước” hay “Bà Hầu tước”, mà nói “Thưa Bá tước Albrecht” hoặc “Thưa Tiến sỹ Bá tước Albrecht”, “Thưa Giáo sư Tiến sỹ Bá tước Albrecht”.

Chào hỏi

Trong cuộc sống thường ngày, khi gặp nhau, người đến sau chào trước hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước. Trong hợp tác kinh doanh thì cách chào theo thứ bậc. Khi gặp nhau,những người đã quen biết nhau chào nhau trước. Sau đó, người cấp bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi người có cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần đoàn của mình.Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, cái bắt tay ngắn, nhẹ nhàng và khi bắt tay nhìn thẳng vào nhau.

Lời khen

Sử dụng lời khen hoàn toàn không thừa, nhưng chú ý đừng để quá thô thiển. Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện mạo, trang phục… trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu muốn tán dương một chút thì tốt nhất chỉ nên đề cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính cách của họ, tinh thần hợp tác của họ…

Coi trọng phụ nữ

Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều

có thể là người mở cửa cho người khác hay giúpngười khác mặc áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó

Đi cùng xe

Nếu được đối tác mời đi cùng trong xe - do đối tác lái - thì tuyệt đối không được ngồi ở hàng ghế sau. Nếu đi taxi, vị khách danh dự được dành cho ngồi ở hàng ghế sau, phía tay phải. Người nào trả tiền taxi thì ngồi ở phía trước hay ở sau người lái xe.

Cách ứng xử qua điện thoại

Người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm

Trao danh thiếp

Khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Phải xem danh thiếp trước khi cất đi.

Khu vực riêng tư

Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách. Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi trao đổi về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 - 2 mét. Để thể hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ ngữ thích hợp.

Tính chính xác, đúng giờ

Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản tác dụng.

Tiết kiệm

Ta hay cười người Đức hà tiện, thật ra đó là sự khác biệt trong quan điểm chi tiêu. Họ hợp lý hơn chúng ta, cho dù thích hay không thích. Đó là tính cách của 2 nền văn hoá khác nhau hay trái ngược hẳn nhau.

Khi người Đức rủ ta làm một việc gì đó, thí dụ như đi ăn hay xem xi nê chẳng hạn, có nghĩa là mạnh ai người nấy trả, còn khi nào họ mời thì lúc ấy họ sẽ trả tiền cho cả hai. Vì tính tổ chức và tính tự lập cao nên họ chi tiêu dè sẻn và hợp lý hơn. Hãy bỏ thói quen dùng tiền không biết đến ngày mai, nó phù hợp với phim ảnh hơn là cuộc sống. Tiết kiệm không hề xấu, nhất là còn trong giai đoạn đi học, chưa kiếm ra tiền nhiều. Hãy lấy tiết kiệm làm niềm vui (Sparen macht Spass).

Sạch sẽ

Điều đập mạnh vào mắt khi vào nhà người Đức là sự sạch sẽ và ngăn nắp. Nhất là nhà bếp và toilet.

Đừng ngạc nhiên khi lại thăm nhà người Đức, họ lại ưu tiên giới thiệu toilet thay vì phòng ngủ.

Toilet của Đức thuộc loại sạch sẽ có hạng (Đồ sứ vệ sinh của Villeroy & Boch / Đức đứng hàng đầu thế giới). Do đó khi sống chung với ngừơi Đức (Cư xá, nhà tập thể) thì bạn phải rất cẩn thận giữ gìn

Người ta hay nhắc đến tính kỷ luật khi nói về người Đức. Cái ấy khỏi cần bàn! Bởi vì nếu không có kỷ luật thì sao có thể gọi là người Đức được nhỉ.

Trẻ con Đức được rèn luyện rất sớm về những gì được phép làm và những gì không được phép làm. Không chạy xe quá tốc độ quy định, không uống rượu quá liều lượng cho phép khi lái xe, không đi qua đường khi đèn đỏ và đương nhiên không đái đường

Một phần của tài liệu TIEU LUAN TAM LY DU LICH (Trang 78 - 82)