Mỹ là nước chi tiêu nhiều nhất cho du lịch thế giới, tuy nhiên khách du lịch rất đa dạng và phong phú. Có những khách có khả năng thanh toán rất cao, chi tiêu hào phóng nhưng cũng có những khách Mỹ có khả năng thanh toán thấp hoặc trung bình. Vì vậy loại hình và chất lượng dịch vụ mà khách Mỹ tiêu dùng cũng rất đa dạng và phong phú, có nhiều cầp hạng khác nhau.
Những đặc điểm của khách là người Mỹ:
- Đặc biệt quan tâm đến điều kiện an ninh, trật tự ở nơi du lịch.
- Mục đích là tham quan giải trí, nghỉ hè, nghỉ lễ ( 60%) và giao dịch làm ăn (30%). Họ thích thể loại du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch chuyên đề và nghiên cứu lịch sử, văn hoá - nghệ thuật, các lễ hội cổ truyền của dân tộc.
- Thích được tham quan nhiều nơi, nhiều nước trong một chuyến đi. - Thích tham gia các lễ hội, thích có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí. - Phương tiện giao thông ưa thích: ô tô du lịch đời mới.
- Khuynh hướng đi du lịch cả gia đình tăng lên, khách ở độ tuổi trung niên đi du lịch nhiều nhất.
Khi đến Việt Nam, khách du lịch Mỹ có một số đặc điểm sau:
- Ngoài các chương trình du lịch sinh thái, nghiên cứu lịch sử... người Mỹ thích đi thăm các chiến trường xưa (ở miền Nam Việt Nam ) thích đi dạo phố, ngắm cảnh bằng xích lô.
- Thích mua những đồ lưu niệm là kỷ vật của chiến tranh gia cố lại (như mũ tai bèo, dép cao su, bật lửa, bi đông...)
- Thích các món ăn Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Pháp.
- Thích tham gia các hội hè, thích có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí - Đặc biệt quan tâm đến điều kiện an ninh trật tự nơi du lịch
- Thích được tham quan nhiều nơi trong chuyến đi
- Khi họ tạm dừng ăn thì đặt dao nĩa song song bên phải của đĩa ăn, mũi nhọn của đĩa quay xuống dưới. Nếu cũng như vậy mà mũi nhọn của nĩa quay bên trái tức là không ăn nữa. gười phục vụ biết thế mà phục vụ cho chu đáo
- Nam giới không muốn ngủ chung một phòng.
- Các tour phải sắp xếp khoa học, thời gian chuẩn xác qui luật di chuyển và vận hành trên các chặng đường của mỗi tour.
5.4.4.Những điều kiêng kỵ của người Mỹ
Phóng khoáng, thoải mái trong giao tiếp là điều thường thấy ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, có một số thói quen nên tránh khi giao tiếp:
- Thứ nhất, người Mỹ rất ghét người khác hỏi tuổi hoặc thu nhập của họ. Vấn đề chính trị, tôn giáo và tình dục là những lĩnh vực nhạy cảm, thì lại càng không nên đề cập đến. Tốt nhất là bạn nên tránh những chủ đề này trừ phi nói chuyện với những người bạn thân.
- Thứ hai, khi nói chuyện, không nên đứng quá gần, không nhìn thẳng vào người mình đang nói chuyện. Những cử chỉ nói năng nhỏ nhẹ hay thái độ e
thẹn thường không thích hợp cho việc giao tiếp với người Mỹ. Vì những hành động đó được coi là người yếu đuối, không có quyền hành.
- Thứ ba, người Mỹ không quan tâm lắm đến những thái độ khiêm tốn, lễ phép, thể hiện nét đẹp truyền thống và văn hóa ứng xử của người châu Á. Do vậy, hãy thật tự nhiên khi trò chuyện, có thể sử dụng những cử chỉ điệu bộ thích hợp với biểu cảm của mình.
- Thứ tư, khi ở trong nhà hàng, bạn không nên vẫy tay hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác. Làm như thế có nghĩa là bạn đang buộc tội hoặc thách thức người đó. Bạn chỉ cần giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra để thu hút sự chú ý của họ về phía bạn là được. Hành động giơ ngón tay giữa lên cũng bị coi là tục tĩu và thách đố. Cho nên, bạn hãy cẩn thận với những cử chỉ trên các ngón tay của mình.
CHƯƠNG 6: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ 6.1. Lần đầu gặp gỡ
Ấn tượng ban đầu là một yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp, trong các cuộc tiếp xúc. Do đó cần phải hết sức quý trọng, nâng niu những giây phút gặp gỡ ban đầu, dù đó là tình cờ hay có sự chuẩn bị trước.
Lần đầu tiên gặp gỡ thường để lại ấn tượng về phong cách, diện mạo: đàng hoàng, chững chạc hay khép nép, vụng về, cởi mở dễ thương hay lạnh nhạt kiêu căng. Đặc biệt là những câu xã giao vào đề: có hồn nhiên thực lòng hay chỉ là khách sáo, giả tạo => Tất cả những cái đó là nét chấm phá hết sức quan trọng cho mối quan hệ sau này.
Ấn tượng ban đầu là hình ảnh về đối tượng giao tiếp được hình thành trong lần đầu tiên gặp gỡ.
Đó là những đánh giá, nhận xét của chúng ta về đối tượng giao tiếp trong lần đầu tiếp xúc. Ấn tựơng ban đầu là yếu tố quan trọng trong giao tiếp, được định nghĩa như là khi ta gặp nhau đồng thời người ta vừa nhận xét và đánh giá có thiện cảm hoặc ác cảm ngay từ phút đầu tiên. Như vậy ấn tượng ban đầu được hình thành trong đầu óc con người trên cơ sở của nhận thức cảm tính, trực giác và những rung cảm cá nhân.
Ấn tựơng ban đầu còn là yếu tố quan trọng trong giao tiếp, trong các cuộc tiếp xúc. Do đó, điều quan trọng trong giao tiếp, trong các cuộc tiếp xúc là tạo dựng ấn tựơng ban đầu tốt đẹp. Ấn tượng ban đầu hay còn gọi là cảm giác đầu tiên có thể làm cho mối quan hệ trở nên thiết, đạt hiệu quả cao hoặc ngựơc lại. Nếu chúng ta tạo được ấn tượng tốt ngay trong lần đầu tiếp xúc thì điều đó có nghĩa là
họ có cảm tình với chúng ta, họ còn muốn gặp chúng ta ở những lần sau. Đó chính là điều kiện thuận lợi để chúng ta xây dựng, phát triển mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với họ. Ngược lại, nếu ngay trong lần đầu gặp gỡ mà chúng ta đã có những sơ suất và để lại ấn tượng không tốt thì chúng ta thường khó khăn trong những lần gặp gỡ sau đó và phải mất không ít công sức mới có thể xoá được ấn tượng đó. Không phải ngẫu nhiên mà trong kinh doanh, người ta ví ấn tượng ban đầu như là phần vốn góp của giới doanh nhân.
Để đảm bảo sự thành công của buổi gặp mặt, ta cần có sự chuẩn bị chu đáo một số mặt sau:
- Suy nghĩ về mục đích cuộc giao tiếp: Cuộc giao tiếp nhằm giải quyết vấn đề gì? Cho dù mục đích giao tiếp là gì, điều quan trọng nhất và hết là phải gây một ấn tượng tốt và dễ chịu
- Tìm hiểu kỹ để đánh giá đúng đối tượng:
+ Họ là người như thế nào? (tính tình, sở thích, thói quen…) + Họ sẽ phản ứng thế nào với những thông tin nhận được? + Thời gian địa điểm giao tiếp.
- Nội dung thông tin trao đổi đã có sức thuyết phục chưa? - Lựa chọn phương án ứng xử.
+ Lựa chọn cách vào đề tự nhiên, dễ dàng đựơc cả hai bên chấp nhận. + Dự kiến trước những tình huống bất ngờ xảy ra.
+ Hãy suy nghĩ các câu sẽ hỏi.
+ Vạch ra được những ưu điều nên tránh và nên làm với từng đối tượng cụ thể.
Chú ý
Những điều nên :
- Dành ít phút ban đầu để trò chuyện, hỏi han nói ít về bản thân, lắng nghe chăm chú có suy xét, chú ý quan sát.
- Cần phải cảm nhận được những diễn biến tâm lý tinh tế, phức tạp của đối tượng để kịp thời điều chỉnh.
- Luôn có phong thái đàng hoàng, thái độ lịch thiệp và dáng vẻ tự tin. Những điều không nên :
- Tỏ thái độ nôn nóng, vội vã đi thẳng vào vấn đề.
- Nói lan man, khích bác hoặc công kích nói xấu ngừơi khác, thái độ thờ ơ hoặc lảng tránh…
Ngoài những vấn đề trên, ta cần luôn tự tin vào bản thân “Tin tưởng vào
bản thân- đó là đềiu kiện thiết yếu đầu tiên của mọi khởi đầu vĩ đại”
Trong lần đầu gặp gỡ, muốn để lại ấn tượng tốt đẹp cho người đối thoại hãy luôn luôn chú ý đến tâm trạng của mình. Cảm giác vui vẻ, sảng khoái, nụ cười tự nhiên hồn hậu… sẽ tạo nên bầu không khí cởi mở giữa hai bên. Bên cạnh những yếu tố tâm lý, trang phục cũng là một yếu tố góp phần tạo dựng ấn tượng ban đầu,
có một nhà tâm lý đã nói: Sự thành công trong giao tiếp là bảy phần do bản lĩnh,
ba phần do trang phục, nên cách ăn mặc trong giao tiếp cũng là một thứ vũ khí tâm linh. Sự trang nhã, lịch thiệp của y phục không những chỉ giúp ta tự tin mà còn tạo được sự thiện cảm, tin tưởng của người đối thoại
6.2. Những yếu tố đảm bảo thành công trong ngày đầu tiên gặp gỡ
Tạo cho bản thân về phong cách đàng hoàng, chững chạc, trang phục chỉnh tề, phù hợp với vóc dáng, nước da và môi trường tiếp xúc.
Chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và xác định rõ một số vấn đề sau: - Mục đích của cuộc gặp gỡ là gì? Nhằm giải quyết vấn đề gì?
- Tìm hiểu kỹ để đánh giá đúng đối tượng (Họ là ai, như thế nào(cởi mở, khó tính, lạnh nhạt, khó gần...), thời gian địa điểm gặp gỡ như thế nào là thuận tiện...).
- Những thông tin sẽ đưa ra (Cần đưa ra những thông tin gì để có sức thuyết phục...)
- Lựa chọn các phương án ứng xử (tìm cách vào đề tự nhiên, vạch ra những điều nên làm và nên tránh khi tiếp xúc).
=> Sự chuẩn bị đó về mặt tâm lý làm cho ta bớt hồi hộp, tăng lòng tự tin và chủ động cho cuộc gặp gỡ.
6.3. Những bí quyết tâm lý trong ngày đầu tiên gặp gỡ
- Trong khi giao tiếp cá nhân thường có sự tưởng tượng về đối tượng mà họ sẽ gặp. Sự tưởng tưởng này chịu sự chi phối của hiệu ứng “hào quang” hay
nói cách khác họ cảm thấy địa vị, danh tiếng, uy quyền của đối phương và làm cho họ thấy hồi hộp, mất bình tĩnh.
- Nếu gặp phải trường hợp đó hãy cố gắng trấn tĩnh, tập trung bằng cách hít thở sâu hoặc có thể nắm tay lại rồi buông tay ra một vài lần và nhanh chóng đưa ra một câu mở đầu xã giao hợp lí, vừa để xua đi phàn nào trạng thái căng thẳng, hồi hộp vừa tạo sự đồng cảm, chan hoà giữa hai bên.
- Trong lần đầu gặp gỡ phải cố gắng tạo nên cảm giác vui vẻ, tiếp đón tự nhiên để dẫn dắt câu chuyện, đi thẳng vào những nội dung chính theo ý muốn của bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS. Nguyễn Văn Đinh (2012), Giáo trình Tâm lý và nghệ thuật giao
tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Võ Tuấn Anh (2005), Thực hành Lễ tân ngoại giao, NXB Chính trị quốc gia.
3. https://xemtailieu.com/tai-lieu/giao-trinh-tam-ly-va-ky-nang-giao-tiep-
khach-du-lich-969239.html truy cập lúc 20:13 ngày 7/12/2018.
4. https://we25.vn/kham-pha/30-dieu-cam-ky-cua-nguoi-han-quoc-ban-nen-
tranh-66696 truy cập lúc 22:53 ngày 9/12/2018.
5. http://luanvan.co/luan-van/tieu-luan-khao-sat-tam-ly-du-khach-han-quoc- 54488/ truy cập lúc 01:19 ngày 10/12/2018. 6. https://prezi.com/2deimydufj1q/tamlykhachdulichhanquoc/ truy cập lúc 03:14 ngày 10/12/2018. 7. https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-khai-quat-tam-ly-du-lich-nuoc-my- 1672404.html#_=_ truy cập lúc 09:27 ngày 10/12/2018. 8. https://www.slideshare.net/KelsiLuist/tm-l-v-ngh-thut-giao-tip-ng-x-trong-
kinh-doanh-du-lch truy cập lúc 14:27 ngày 10/12/2018.
9. https://123doc.org/document/2644594-giao-trinh-tam-ly-va-nghe-thuat-giao-
tiep-ung-xu-trong-kinh-doanh-du-lich.htm truy cập lúc 21:39 ngày 10/12/2018.