II. Làm rõ các đặc điểm học thuyết kinh tế của Saint Simon (Pháp); Charles Phurie (Pháp); Robert Owen (Anh).
1. Hồ sơ học tập như là một phương pháp và công cụ trong dạy học và đánh giá các học phần kinh tế bậc Đại học.
các học phần kinh tế bậc Đại học.
1.1. Định nghĩa về hồ sơ học tập
Hồ sơ học tập là cách dịch từ thuật ngữ portfolio theo tiếng Việt. Thuật ngữ
portfolio nói chung được hiểu theo nhiều cách, được dùng trong nhiều chuyên ngành khác nhau như tài chính, kinh tế, thương mại, nghệ thuật. Có thể dịch định nghĩa này sang tiếng Việt như sau: Portfolio là tổng hợp các sản phẩm học tập và làm việc của một người. Những tác phẩm này phản ánh quá trình phát triển ý tưởng cũng như kỹ năng của cá nhân qua 1 khoảng thời gian. Nó thể hiện sự sáng tạo, cá tính, khả năng và sự cam kết với công việc; và từ đó được sử dụng để đánh giá tiềm năng của cá nhân đó. Trong giáo dục, portfolio hay portfolio assessment thường được sử dụng như là một công cụ đánh giá học tập tích cực.
1.2. Hiệu quả của việc sử dụng Hồ sơ học tập
Mặc dù việc thiết kế và triển khai Hồ sơ học tập mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự đầu tư kĩ lưỡng từ phía GV, nhưng đây rõ ràng là một phương pháp và là một công cụ mang lại nhiều hiệu quả không thể chối cãi. Robert Tierney, Mark Carter và Laura
76 Desai (1991) trong dự án Portfolio Assessment in the Reading-Writing Classroom đã Desai (1991) trong dự án Portfolio Assessment in the Reading-Writing Classroom đã nghiên cứu về hiệu quả của Hồ sơ học tập ở các trường học trong vòng 3 năm trước khi đưa ra kết luận về hiệu quả của Hồ sơ học tập so với các bài kiểm tra truyền thống. Sự khác biệt giữa hai loại đánh giá trên có thể tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Bảng so sánh đánh giá bằng Hồ sơ học tập và đánh giá bằng bài kiểm tra
Hồ sơ học tập Bài kiểm tra
Trình bày một loạt các hoạt động, sản phẩm của SV trong một lĩnh vực, nội dung học tập cụ thể
Thường giới hạn về nội dung và không thể thể hiện chính xác kiến thức của SV
Cho phép SV tự đánh giá Được chấm điểm một cách máy móc hoặc bởi GV, không có sự tham gia của SV
Cho phép dạy học phân hóa Tất cả SV đều làm chung một bài kiểm tra, khó có thể phân hóa
Khuyến khích sự hợp tác giữa SV với GV
GV điều khiển, kiểm soát toàn bộ Một trong những mục tiêu quan trọng là
SV tự đánh giá việc học của mình
Không cho phép SV tự đánh giá
Chú trọng vào nỗ lực, những tiến bộ và kết quả đạt được của SV
Chỉ chú ý vào kết quả học tập của SV
Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình)
Tách đánh giá ra khỏi quá trình dạy học