Rào cản thực hiện MSBV

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 27 - 29)

1.3.2.1. Rào cản đến từ bên trong doanh nghiệp

Rào cản về chi phí

Tăng chi phí / giá cả là một trong những yếu tố thường xuyên được xác định là trở ngại cho việc thực hiện MSBV (DEFRA 2006; Walker và Brammer 2009; Sourani và Sohail, 2011). Bhanot và cộng sự (2015) cũng đề cập rằng các tổ chức thường sẵn sàng áp dụng công nghệ xanh và bền vững; tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cao là một thách thức đối với họ. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn tài chính thường ít dồi dào hơn so với các tổ chức lớn và những tổ chức đó dễ bị tổn thương hơn liên quan đến nguồn tài chính (Revell & Blackburn, 2007; Walker và cộng sự, 2008; Upstill-Goddard và 16 cộng sự , 2016). Do đó, họ có xu hướng coi các biện pháp phát triển bền vững là những nỗ lực tốn kém và mất thời gian. Trên thực tế, việc áp dụng công nghệ hiện đại hoặc sử dụng nguyên liệu thô chất lượng cao hơn là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí gia tăng. Trong dài hạn, các chi phí này có thể được bù đắp bởi việc giảm thiểu các chi phí vận hành, hoạt động, bảo dưỡng, chi phí xử lý rác thải,…Tuy nhiên, ngay cả khi đã cân nhắc đến yếu tố trên, một số doanh nghiệp vẫn vướng phải khó khăn trong bài toán cân đối giữa chi phí và lợi ích. Röhrich và cộng sự (2017) cũng đã chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể mua được các chứng chỉ về môi trường như ISO 14001 vì chúng quá đắt đối với họ. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp có xu hướng không gia hạn chứng nhận môi trường do các chi

phí liên quan khi khách hàng không yêu cầu chúng nữa hoặc khi họ không thể nâng cao đáng kể vị thế cạnh tranh trên thị trường (Upstill-Goddard và cộng sự, 2016).

Thiếu thông tin và kiến thức về MSBV

Để một tổ chức có thể triển khai hiệu quả các hoạt động MSBV, điều quan trọng là phải hiểu khái niệm, các chính sách của chính phủ đồng thời cần có các công cụ cần thiết để thực hiện MSBV. Việc thiếu kiến thức về bền vững trở thành một rào cản cho việc thực hiện. Trong nghiên cứu của mình, Chari và Chiriseri (2014) chỉ ra rằng thiếu thông tin; hiểu biết và trách nhiệm giải trình là những rào cản đối với việc tích hợp mua sắm bền vững. De Clercq và cộng sự. (2015) đã điều tra các doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự lơ là của họ đối với việc tìm nguồn cung ứng tại chỗ. Qua đó, xác định được rằng cácdoanh nghiệp này đã nhìn nhận sai sản phẩm địa phương là kém chất lượng và không nhìn thấy cơ hội có được từ việc tìm nguồn cung ứng tại địa phương. Một hiện tượng khác xảy ra trong nghiên cứu của Haanaes và cộng sự (2013) là một nhận thức sai lầm phổ biến về chi phí sản xuất của các giải pháp thay thế bền vững; nhiều doanh nghiệp chỉ tính đến chi phí bỏ ra tức thời mà chưa xem xét đến lợi ích lâu dài trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Hơn nữa, việc tích hợp các vấn đề xã hội trong quyết định mua hàng cực kỳ phức tạp, nếu không hiểu đúng và kĩ lưỡng, doanh nghiệp có khả năng gặp phải những bất lợi (Klassen & Vereecke, 2012).

1.3.2.2. Rào cản đến từ bên ngoài doanh nghiệp

Thiếu NCC đủ năng lực

Như đã nêu bởi Birkin và cộng sự (2009) cũng như Ferri và cộng sự (2016), một số doanh nghiệp không khuyến khích áp dụng phương thức MSBV do thiếu các NCC thay thế có sẵn trên thị trường. Steven Winter Associates (2008) nhận định việc không có bể chứa nước tiết kiệm năng lượng cao đã cản trở đáng kể đến thiết kế môi trường của các tòa nhà chung cư ở Canada. Tương tự, trong một số nghiên cứu của mình, Ferri và cộng sự (2016) nhấn mạnh rằng một số công ty Đức đã bị cản trở trong việc thúc đẩy tính bền vững do không có các đối tác kinh doanh phù hợp. Ông cũng nhấn mạnh rằng do các tiêu chuẩn bền vững cao và các chính sách bền vững được thực hiện bởi nhiều công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và chấp thuận các NCC mới. Điều này cũng phù

hợp với khảo sát của Walker và cộng sự (2008) khi một số công ty tham gia vào nghiên cứu của họ phàn nàn về một số lượng nhỏ các NCC và mức độ cạnh tranh tương đối thấp giữa các công ty đó.

Quy định của chính phủ

Ngoài vai trò là động lực thúc đẩy việc áp dụng các thực hành MSBV, các quy định của chính phủ cũng được xác định là một rào cản đối với việc thực hiện theo một số nghiên cứu trước đây (Walker và cộng sự, 2008). Baden và cộng sự (2009), về vấn đề này, phát hiện ra rằng nhiều công ty đã tham gia vào nghiên cứu của họ, cảm thấy rằng các quy định và luật pháp quá ngặt nghèo không khuyến khích họ trở nên có trách nhiệm với môi trường và xã hội vì họ bị đặt dưới sự kiểm soát quá chặt chẽ và không thể phát huy sự sáng tạo của mình. Một ví dụ về các quy định ở Hoa Kỳ được đề cập, nơi một công ty đạt được 95% mức giảm phát thải mục tiêu nhưng không đạt được 5% còn thiếu và do đó, phải chịu các hình phạt. Hơn nữa, các quy định hoặc chính sách không rõ ràng hoặc bị chồng chéo có thể trở thành rào cản đối với hoạt động mua sắm bền vững (Morgan, 2008). Các doanh nghiệp đôi khi bị bối rối giữa các quy định chưa thực sự thống nhất trong quá trình chuyển đối sang MSBV.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)