điện tử Việt Nam
điện tử Việt Nam nhiều bước tiến vượt bậc, trở thành công ty vệ tinh - mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu như FPT, Viettel, Vsmart,…Đây đều là những doanh nghiệp lớn với nguồn vốn dồi dào, do đó có thể dễ dàng hơn trong việc xây dựng và thực hành các hoạt động MSBV. Nghiên cứu của Đỗ Hương Giang (2020) đã chỉ ra rằng, có sự khác biệt về mua sắm xanh giữa các nhóm phân theo quy mô doanh nghêieepj. Trong đó, nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn (doanh thu trên 300 tỷ) có xu hướng thực hiện MSX nhiều hơn so với nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ. Ngoài ra, các doanh nghiệp quy mô lớn cũng chú trọng hơn vào các hoạt động quản lý chuyên sâu và đào tạo nhân viên, một trong những yếu tố đã được xác định là động lực để doanh nghiệp thực hiện MSBV.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng đang được kế thừa các công
nghệ và kỹ thuật từ các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó loại bỏ dần được các dây
chuyền sản xuất kém hiệu quả mà mức độ xả thải ra môi trường lại cao. Các nguồn nguyên, nhiên liệu từ đó cũng được sử dụng hợp lý và tiết kiệm hơn, đồng thời cũng bảo vệ môi trường hơn. Đồng thời, các NCC Việt Nam cũng đang cố gắng cải thiện chất lượng và yêu cầu của sản phẩm, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn thân thiện với môi trường hay đảm bảo lợi ích xã hội đang được các doanh nghiệp ngày một quan tâm nhiều hơn. Hay các tiêu chuẩn khắt khe hơn từ các đối tác FDI cũng khiến họ phải cải thiện các hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản, bảo vệ môi trường hay bảo đảm các quyền lợi của người lao động.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam có lợi thế am hiểu thị trường địa phương và nguồn nhân lực dồi dào. Tính đến hết năm 2020, Việt Nam có
khoảng 97 triệu người, trong đó, số người ở độ tuổi lao động chiếm gần một nửa là 48.8 triệu người. Với ngành công nghiệp điện tử, nhất là với khâu lắp ráp đòi hỏi phải gia công nhiều đây là một điểm mạnh để các doanh nghiệp có thể phát triển và cạnh tranh.