Đánh giá về hoạt động MSBV của Panasonic

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 69 - 74)

Bảng 2.4: Đánh giá kết quả hoạt động MSBV của Panasonic Khía cạnh Tiêu chí cấp độ 1 Tiêu chí phụ cấp độ 2 Điểm số Trun g bình Môi trường Giảm thiểu ô nhiễm

Yêu cầu đối với chính sách môi trường hoặc hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001 hoặc tương đương) 5

4.6 Quản lý các vật liệu và hóa chất độc hại đối với môi

trường 5

Quản lý, kiểm soát và xử lý khí thải phát sinh 3 Quản lý chất thải rắn và báo cáo về chất thải phát sinh /

tái chế 5

Quản lý nước thải và ngăn chặn nước thải 5

Sử dụng tài nguyên bền vững

Yêu cầu đối với các nhãn sinh thái 3 3.75 Thiết kế và sản xuất để tiết kiệm và sử dụng tài nguyên

bền vững 3

Xây dựng quy trình tái chế và thu hồi sản phẩm 5 Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo 4 Giảm thiểu và

thích ứng với biến đổi khí hậu

Yêu cầu giảm thiểu phát thải khí nhà kính 5 4.3 Sử dụng công nghệ giảm thiểu phát thải CO2 5

Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo 3 Bảo vệ đa dạng

sinh học

Thúc đẩy lâm nghiệp bền vững 5 5

Sử dụng thủy hải sản khai thác bền vững 5

Xã hội

Tôn trọng nhân quyền

Tuân thủ Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được đề cập trong các công ước cốt lõi của ILO 5

5

Sức khỏe và an toàn lao động

Yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn (ISO

18001 hoặc tương đương) 5

5 Yêu cầu đối với các chứng chỉ xác minh sự tuân thủ các

điều kiện làm việc (chứng nhận SA8000 hoặc tương đương)

5

Tạo điều kiện cho người khuyết tật

NCC sử dụng người khuyết tật 3 3

Đảm bảo các hệ thống và công cụ hỗ trợ người khuyết

tật 3

Vấn đề giới tính

Ưu tiên doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ 1 2 Yêu cầu của các NCC cam kết cân bằng giới trong cơ

cấu nhân sự 3

Kinh tế

Chi phí toàn bộ vòng đời

Sử dụng phương pháp luận chi phí vòng đời / tổng chi phí sở hữu trong đánh giá tài chính 3

3 Tạo điều kiện cho

doanh nghiệp địa phương

Ưu tiên sử dụng các NCC địa phương 5

5

Thúc đẩy tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng

Yêu cầu NCC mở rộng tất cả các yêu cầu về tính bền

vững của hợp đồng cho các NCC đầu nguồn của họ 5

5

Hình 2.13: Kết quả thực hiện MSBV của Panasonic mô tả qua biểu đồ

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Có thể thấy rằng, mức độ lồng ghép tính bền vững vào trong các hoạt động mua sắm của Panasonic là tương đối cao, nhiều chỉ tiêu đạt mức tối đặc biệt là các chỉ tiêu về môi trường và nhân quyền, sức khỏe và an toàn lao động. Điều này chứng tỏ, Panasonic rất quan tâm và dành nhiều công sức để thực hiện công cuộc phát triển bền vững. Ngoài ra, ta cũng có thể thấy được, ngoài các chính sách về môi trường, doanh nghiệp cũng cố gắng đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu cả xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu về vấn đề giới tính, tạo điều kiện cho người khuyết tật còn chưa được thực hiện thật sự tốt, Panasonic cần cố gắng cải thiện thêm trong thời gian tới.

Nhận xét

Qua những phân tích trên, ta có thể thấy rằng Panasonic đã thực hiện khá thành công hoạt động MSBV từ khâu lên chiến lược đến gia đoạn thực hành và giám sát, đánh giá kết quả. Đây là một trong những lý do mà Panasonic nhiều năm liền được trao tặng các giải thưởng về phát triển bền vững uy tín trên toàn cầu đông

1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

Giảm thiểu ô nhiễm

Sử dụng tài nguyên bền vững

Giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu

Bảo vệ đa dạng sinh học

Tôn trọng nhân quyền Sức khỏe và an toàn lao

động Tạo điều kiện cho người

khuyết tật Vấn đề giới tính Chi phí toàn bộ vòng đời

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp địa phương

Thúc đẩy tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung

thời trở thành một thương hiệu có trách nhiệm xã hội trong con mắt của khách hàng. Để có được thành công này, Panasonic đã gắn chặt các tiêu chí bền vững vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặt biệt là khâu lựa chọn và làm việc với NCC, đồng thời công ty cũng tận dụng phối hợp cả nguồn lực trong và ngoài công ty, phối hợp giữa các bộ phận để có được kết quả tốt nhất.

Thứ nhất, Panasonic đã xây dựng được chiến lược MSBV toàn diện. Đối với một số doanh nghiệp, việc hiểu biết về MSBV đối khi mới chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm và mua sắm các sản phẩm nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, các yếu tố xã hội hay kinh tế thường chưa được quan tâm đúng mức. Panasonic đã xác định thực hiện hoạt động MSBV cân bằng đầy đủ cả ba trụ cột của tính bền vững là môi trường, xã hội và kinh tế. Các hoạt động kiểm soát an toàn và sức khỏe lao động, bảo vệ quyền lợi của công nhân viên hay đảm bảo tính công bằng trong mua sắm, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp địa phương được thực hành song song với các hoạt động bảo vệ môi trường. Hơn thế, MSBV tại Panasonic không chỉ đơn giản dừng lại tại việc tuân thủ các quy định của chính phủ hay quốc tế mà chính bản thân doanh nghiệp cũng tự đặt ra các tiêu chuẩn, quy định để phù hợp hơn với đặc điểm của công ty, đôi khi các tiêu chuẩn ấy còn vượt qua cả các yêu cầu của luật pháp hiện hành. Ngoài ra, đối với các lựa chọn mua sắm, Panasonic không chỉ cân nhắc về tính bền vững của các nguyên vật liệu, năng lực và trách nhiệm xã hội của các NCC cũng được xem xét kĩ lưỡng và đánh giá thường xuyên.

Thứ hai, một trong những hoạt động thành công khác của Panasonic là kiểm soát được số lượng cũng như thiết lập được hệ thống NCC chất lượng trên toàn

cầu với các tiêu chuẩn linh hoạt, thiết lập được mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các

bên. Trước khi đưa ra các tiêu chuẩn hay ban hành các quy định, Panasonic luôn luôn mở các cuộc họp trưng cầu, lấy và thống nhất ý kiến của các bên. Việc làm này giúp công ty vừa có thể đảm bảo các nhu cầu về hàng hóa của minh được đáp ứng, đồng thời cũng hiểu rõ tình hình và nguyện vọng của các NCC, từ đó sửa đổi các chính sách sao cho phù hợp hơn. Với việc áp dụng các hoạt động có mức độ ảnh hưởng lớn tới hành vi của các NCC như tổ chức kiểm tra, thanh tra, tổ chức giáo dục và hợp tác, Panasonic cũng giúp cho các đối tác của mình cùng thực hiện các hoạt động bền vững hóa chuỗi cung ứng một cách đồng bộ.

Thứ ba, Panasonic đã không ngừng phát triển các sáng kiến bền vững cho

từng bộ phận, từng hoạt động của mình. Hoạt động mua sắm của công ty được quản lý chặt chẽ đồng thời cũng vô cùng sáng tạo. Nguồn năng lượng và nguyên liệu được sử dụng một cách hệ thống và mang tính chiến lược toàn cầu, không chỉ áp dụng các chiến lược bền vững với một vùng hay một quốc gia cụ thể, Panasonic đã sử dụng hệ thống quản lý với các công cụ tiêu chuẩn để đạt được các chỉ tiêu theo kế hoạch. Thêm vào đó, hoạt động tái chế đã được vận dụng một cách hợp lý, không chỉ góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường mà còn giúp cho Panasonic khai thác được một nguồn lợi mới.

Thứ tư, hoạt động MSBV của Panasonic có tính lan tỏa cao. Các chính sách

về MSBV không chỉ được quy định, thực thi trong nội bộ tập đoàn mà nó còn được công ty hoặc khuyến khích, hoặc yêu cầu đối với các NCC, NCC đầu nguồn, các đối tác khác. Panasonic cũng thường xuyên tham gia các diễn đàn, tổ chức về bảo vệ môi trường, bảo vệ lới ích xã hội, thường xuyên kêu gọi và thành lập mạng lưới các doanh nghiệp, là một trong những người đi đầu trong việc tiên phong thực hiện một số sáng chế MSBV. Điều này giúp bước đầu hình thành mạng lưới các doanh nghiệp thực hành xã hội trong và ngoài ngành, đồng thời cũng lan tỏa ý nghĩa của hoạt động này không chỉ đến các doanh nghiệp khác mà cả đến người tiêu dùng.

Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, một số hoạt động MSBV ở Panasonic mới chỉ dừng lại ở quy định mà chưa có các hành động cụ thể hay các biện pháp đo lường hiệu quả. Với việc tạo việc làm cho các lao động địa phương, Panasonic chưa thực sự làm tốt, nguyên nhân một phần có thể do điều kiện dân số cũng như lao động trong độ tuổi của Nhật bản, nhưng công ty cũng cần có những biện pháp mạnh hơn nữa để cải thiện.

CHƯƠNG 3:BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)