Các tiêu chí đánh giá hoạt động MSBV của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 29 - 32)

Trong khi MSBV đã và đang trở thành xu hướng toàn cầu, là mục tiêu theo đuổi của nhiều doanh nghiệp, việc đo lường mức độ bền vững của các hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể gặp phải nhiều khó khăn. Một số quan điểm đã đã được các nhà nghiên cứu đưa ra, song phổ biến nhất vẫn là các tiêu chí xuất phát từ ba trụ cột chính của tính bền vững.

Trong bài khóa luận này, tác giả sử dụng công các tiêu chí đánh giá tính bền vững do HLCM Procurement Network phát triển dựa trên nền tảng TBL, đồng thời đã được Liên Hợp Quốc công nhận. Các tiêu chí đo lường được thể hiện như trong bảng dưới đây:

Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá hoạt động MSBV của doanh nghiệp Khía cạnh Tiêu chí cấp độ 1 Tiêu chí phụ cấp độ 2 Điểm số Môi trường Giảm thiểu ô nhiễm

Yêu cầu đối với chính sách môi trường hoặc hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001 hoặc tương đương)

Quản lý các vật liệu và hóa chất độc hại đối với môi trường Quản lý, kiểm soát và xử lý khí thải phát sinh

Quản lý chất thải rắn và báo cáo về chất thải phát sinh / tái chế

Quản lý nước thải và ngăn chặn nước thải Sử dụng tài

nguyên bền vững

Yêu cầu đối với các nhãn sinh thái

Thiết kế và sản xuất để tiết kiệm và sử dụng tài nguyên bền vững

Xây dựng quy trình tái chế và thu hồi sản phẩm Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo Giảm thiểu và

thích ứng với biến đổi khí hậu

Giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Sử dụng công nghệ giảm thiểu phát thải CO2 Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo Bảo vệ đa dạng

sinh học

Thúc đẩy lâm nghiệp bền vững

Sử dụng thủy hải sản khai thác bền vững

Xã hội

Tôn trọng nhân quyền

Tuân thủ Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được đề cập trong các công ước cốt lõi của ILO

Sức khỏe và an toàn lao động

Yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn (ISO 18001 hoặc tương đương)

Yêu cầu đối với các chứng chỉ xác minh sự tuân thủ các điều kiện làm việc (chứng nhận SA8000 hoặc tương đương) Tạo điều kiện

cho người khuyết tật

NCC sử dụng người khuyết tật

Đảm bảo các hệ thống và công cụ hỗ trợ người khuyết tật Vấn đề giới tính

Ưu tiên doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Yêu cầu của các NCC cam kết cân bằng giới trong cơ cấu nhân sự

Kinh tế

Chi phí toàn bộ vòng đời

Sử dụng phương pháp luận chi phí vòng đời / tổng chi phí sở hữu trong đánh giá tài chính

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp địa phương

Ưu tiên sử dụng các NCC địa phương Thúc đẩy tính

bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng

Yêu cầu NCC mở rộng tất cả các yêu cầu về tính bền vững của hợp đồng cho các NCC đầu nguồn của họ

Việc cho điểm các hoạt động trên sẽ dựa theo mức độ thực hiện các chính sách của doanh nghiệp, cụ thể được quy định như thang 5 điểm dưới đây:

Bảng 1.2: Thang đo mức độ thực hiện các mục tiêu MSBV

Các hoạt động thực hiện Điểm số Mức độ thực hiện các hoạt động bền vững Công ty thực hiện các biện pháp cụ thể về chỉ số và

báo cáo tác động về số lượng

5

Luôn luôn

Công ty chỉ báo cáo tác động theo số lượng chứ không báo cáo cụ thể các biện pháp

4

Thường xuyên Công ty chỉ mô tả các biện pháp cụ thể, nhưng

không báo cáo số lượng

3

Thỉnh thoảng

Công ty chỉ sử dụng các từ khóa liên quan trong báo cáo và không báo cáo số lượng hoặc các biện pháp cụ thể

2

Không thường xuyên

Công ty không báo cáo bất cứ điều gì về chỉ số và cũng như sử dụng các từ khóa liên quan

1

Chưa thực hiện

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA SẮM BỀN VỮNG CỦA CÔNG TY PANASONIC

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)