Các quy định chung đối với NCC

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 40 - 41)

2.3.1.1. Quy định CSR cho các NCC

Nhận thấy tầm quan trọng của việc phối hợp với các NCC để thực hiện các chiến lược CSR, Panasonic đã xây dựng Hướng dẫn thúc đẩy CSR trong chuỗi cung ứng của Panasonic (Panasonic Supply Chain CSR Promotion Guidelines) vào năm 2016 thông qua nhiều lần trao đổi, đối thoại và lắng nghe ý kiến đóng góp từ NCC cũng như các bên liên quan khác. Hướng dẫn này vừa đảm bảo các NCC của Panasonic thực hiện đúng các quy định, luật pháp tại các quốc gia sở tại, các hiệp ước quốc tế đồng thời cũng phải thỏa mãn các nội dung chính như sau:

1. Quyền lao động: Cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, thực hiện trả lương và xây dựng số giờ lao động thích hợp, đối xử nhân đạo với lao động, tôn trọng quyền tự do hiệp hội và xóa bỏ phân biệt đối xử về giới tính, sắc tộc,… 2. Sức khỏe và an toàn lao động: Đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc, chuẩn

bị sẵn sàng cho các biện pháp an toàn cho máy móc và thiết bị, đảm bảo các quy tắc về an toàn vệ sinh, lao động và cơ sở vật chất.

3. Môi trường: Tuân thủ phiên bản mới nhất của Tiêu chuẩn Mua sắm Xanh (Green Procurement Standards) của Panasonic

4. Đạo đức: Cấm tham nhũng và hối lộ, và thúc đẩy thương mại công bằng và mua sắm khoáng sản có trách nhiệm.

5. Bảo mật thông tin: Phòng chống rò rỉ thông tin và bảo vệ khỏi các mối đe dọa từ máy tính và mạng.

6. Chất lượng và an toàn sản phẩm: Tạo ra hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, cung cấp dữ liệu sản phẩm và dịch vụ chính xác và duy trì tính an toàn của sản phẩm.

8. Hệ thống quản lý: Phải xây dựng hệ thống quản lý chuyên sâu

9. Các hướng dẫn này được Panasonic phân phối cho tất các các NCC thông qua phương tiện email và được cập nhật thường xuyên nếu có bất kì sửa đổi nào. Điều đó giúp các NCC không bỏ lỡ bất kì thông tin nào, hơn nữa, có thể nhận thức thấu đáo hơn về quy định và định hướng của công ty.

2.3.1.2. Yêu cầu NCC tự đánh giá CSR

Kể từ khi ban hành hướng dẫn thúc đẩy CSR đối với các NCC, Panasonic đã bắt đầu yêu cầu các NCC tự đánh giá về thực tiễn tuân thủ các quy định trên của mình thường niên. Panasonic đã yêu cầu khoảng 5.000 NCC tự đánh giá CSR, chủ yếu ở Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ trong năm 2017; khoảng 2.000 NCC, chủ yếu ở Nhật Bản, trong năm 2018; khoảng 3.000 NCC mới và hiện có trong năm 2019; và yêu cầu các bản tự đánh giá này từ tất cả các NCC vào năm 2020.

Bản tự đánh giá này bao gồm các mục để xác nhận việc cấm lao động trẻ em và ngăn ngừa lao động cưỡng bức, tôn trọng quyền quyền con người, sức khỏe và an toàn, môi trường và đạo đức, như các tiêu chí mà bản hướng dẫn đã xây dựng. Thêm vào đó, Panasonic cũng đặc biệt chú trọng vào việc xem xét những sáng kiến của các doanh nghiệp cung cấp đem lại các thành tựu trong việc thực hiện để từ đó xem xét nghiên cứu tính ứng dụng cho chính bản thân tập đoàn và các doanh nghiệp đối tác khác.

Dựa trên kết quả tự đánh giá, Panasonic đến thăm các NCC, xác minh các điều kiện thực tế và tổ chức các cuộc phỏng vấn khi cần thiết. Trong năm 2018, tập đoàn đã kiểm tra các điều kiện thực tế tại bốn NCC ở Thái Lan và ba NCC ở Trung Quốc và đã xác định các vấn đề liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ở cả Thái Lan và Trung Quốc cũng như các vấn đề môi trường ở Trung Quốc, và yêu cầu các NCC này mau chóng sửa đổi. Việc thực hiện kiểm tra đang được công ty đẩy mạnh tới các NCC ở khu vực khác nhất là ở Ấn Độ và Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)