Thực trạng ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 76 - 79)

3.1.3.1. Tốc độ phát triển

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thời gian qua sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện tử nhìn chung tăng trưởng khá cao. Năm 2019, sản lượng sản xuất điện thoại di động đạt 215,2 triệu cái; sản phẩm ti vi ước tính đạt 14.626 nghìn cái. Năm 2019, hầu hết các sản phẩm ngành điện tử tăng trưởng khá cao, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong 9 tháng năm 2020, sản lượng điện thoại di động và ti vi sản xuất trong nước lần lượt là 163,4 triệu cái và 13.004,2 nghìn cái.

Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu ngành điện tử năm 2019 của Việt Nam đạt trên 87 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn từ 2011 - 2020 gần 30%, cao nhất thế giới. Năm 2020, tính đến hết tháng 9/2020, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử ước đạt khoảng 69 tỷ USD, trong đó điện thoại di động và linh kiện ước đạt hơn 36,6 tỷ USD, sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện ước đạt hơn 32,2 tỷ USD.

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử từ 2011 - 2020

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2021)

Bình quân cả giai đoạn 2011-2020 tăng 28,6%. Cụ thể, 2011 tăng 29,9%; năm 2012 tăng 68,4%; năm 2013 tăng 35,5%; năm 2014 tăng 7,5%; năm 2015 tăng 36,5%; năm 2016 tăng 21,5%; năm 2017 tăng 38,6%; năm 2018 tăng 12,5%; năm 2019 tăng 22,8%; năm 2020 ước tính tăng 22,8%.

Theo báo cáo của Cục công nghiệp, nhóm ngành thiết bị truyền thông với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2019 là 62%, tiếp đến là nhóm ngành linh kiện điện tử và nhóm ngành máy vi tính và thiết bị ngoại vi, hai nhóm ngành này có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2019 đạt lần lượt là 42% và 19% , sau cùng là nhóm ngành thiết bị điện tử khác và nhóm ngành điện tử dân dụng có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2019 đạt lần lượt là 39% và 35%.

3.1.3.2. Tình hình phát triển

Mặc dù được đánh giá là một thị trường tiềm năng bậc nhất khu vực về lĩnh vực công nghiệp điện tử, có một thực tế đáng lo ngại là năng lực của các doanh nghiệp nội địa còn nhiều hạn chế. Nhìn vào các con số thống kê và cả trên thực tế, hầu hết các dự án lớn đặc biệt là các dự án tỷ USD đều thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài. Phần lớn giá trị xuất khẩu (95%) của ngành đều nằm trong khu vực FDI, trong đó có sự góp mặt của các tập đoàn lớn như: Samsung, Foxconn, Intel, Sony, Canon, LG, Panasonic,…Trong đó, doanh nghiệp xuất khẩu đáng kể nhất

29.0% 68.4% 35.5% 7.5% 36.5% 21.5% 38.6% 12.5% 22.8% 22.8% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

hiện nay là công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. Đây là một trong những công ty FDI lớn nhất tại Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 20,4% trong cơ cấu XK năm 2018. Năm 2018, doanh thu của Samsung đạt hơn 216 tỷ USD và lợi nhuận đạt hơn 52 tỷ USD. Sản lượng sản xuất của Samsung trung bình khoảng 160 triệu thiết bị/năm.

Do phụ thuộc vào nhiều doanh nghiệp nước ngoài, tỉ lệ nội địa hóa ngành CNĐT vẫn còn thấp, chỉ khoảng dưới 20%. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong nước đã có tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, tuy nhiên, đa số mới cung cấp các sản phẩm đơn giản có giá trị, hàm lượng công nghệ thấp. Các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng phần lớn các linh kiện nhập khẩu. Theo ước tính của Bộ Công thương, ngành CNĐT hiện phụ thuộc đến 80% vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu. Trong đó, tổng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI chiếm hơn 92% tổng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam năm 2018. Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là hai thị trường nhập khẩu đứng đầu của Việt Nam khi lần lượt chiếm 41.4% và 32.1% kim ngạch nhập khẩu khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam năm 2018.

Cụ thể , Samsung Việt Nam cho biết, trong số 80 doanh nghiệp vệ tinh đang cung cấp linh kiện, phụ kiện, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam cung cấp cho Samsung chỉ dưới 10%, đặc biệt lại chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì, phần hưởng giá trị gia tăng thấp nhất, không tiếp thu được công nghệ cao, không có sức lan tỏa tới nền kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành điện tử Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 98% tổng số. Chỉ có một số ít doanh nghiệp nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng cho thị trường nước ngoài. Năng lực của các doanh nghiệp nội địa còn hạn chế, sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc với đối tác nước ngoài, chưa chuẩn hóa đầy đủ, thiếu nhân viên có tay nghề, trình độ quản lý còn kém, rào cản ngôn ngữ, khả năng tiếp cận tài chính thấp,…

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)