Hoạt động mua sắm vì môi trường

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 41 - 58)

2.3.2.1. Các định hướng về môi trường

Panasonic đã có những nhận thức về vấn đề môi trường từ rất sớm, từ những năm 90, tập đoàn đã xây dựng các Tuyên bố Môi trường hay Tiêu chuẩn mua sắm

xanh nêu rõ những ưu tiên mua sắm từ cac NCC chủ động trong việc giảm các tác động từ môi trường.

Cho đến nay, Panasonic đã thường xuyên xây dựng các chương trình hanh động vì môi trường như chương trình Kế hoạch Xanh (Green Plan) hay Tầm nhìn Môi trường ( Evironment Vision). Sau sự thành công của Kế hoạch Xanh 2018 được lập ra cho giai đoạn từ 2010 – 2018 về các tiêu chí như giảm phát thải CO2, tái chế tài nguyên, bảo tồn nguồn nước, đa dạng sinh học và giảm thiểu tác động của hóa chất đến con người và môi trường,…Panasonic lại tiếp tục lập ra Kế hoạch Xanh 2021 và Tầm nhìn môi trường năm 2025 tiếp nối các mục tiêu bền vững như: - Tăng tỷ lệ giữa tổng năng lượng tạo ra trên tổng năng lượng sử dụng

- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo thông qua sản xuất năng lượng tái tạo tại chỗ và mua sắm năng lượng tái tạo

- Giảm tiêu thụ tài nguyên và tăng cường sử dụng các vật liệu bền vững - Giảm tiêu thụ nước trong các hoạt động sản xuất

- Giảm thiểu tác động đến môi trường của việc sử dụng hóa chất trong hoạt động sản xuất và sản phẩm

- Thúc đẩy mua sắm vật liệu bền vững

Có thể thấy rằng Panasonic rất coi trọng các vấn đề về môi trường, và đã tích hợp các khía cạnh về môi trường trong chiến lược phát triển của mình, kể cả trong hoạt động mua sắm.

2.3.2.2. Thành lập và phân loại nhóm các NCC

Panasonic đã thành lập các nhóm NCC được chấp thuận để cung cấp các sản phẩm và hàng hóa phù hợp với Chính sách Môi trường của công ty, trong đó việc lựa chọn mua sắm hàng hóa sẽ được ưu tiên cho các doanh nghiệp đang thực hiện tích cực các hoạt động giảm thiểu tác động môi trường sau đây:

1. Thiết lập hệ thống quản lý môi trường 2. Đảm bảo quản lý chất hóa học toàn diện 3. Giảm phát thải KNK

4. Thúc đẩy tái chế tài nguyên 5. Khuyến khích tái sử dụng nước 6. Bảo tồn đa dạng sinh học

Tuy nhiên, yêu cầu đối với mỗi loại NCC các sản phẩm dịch vụ khác nhau là khác nhau. Panasonic đã phân loại nhóm các NCC thành 3 loại và quy định những tiêu chuẩn môi trường khác nhau cho mỗi loại NCC.

1. NCC loại một là những NCC cung cấp các nguyên vật liệu thành phần (băng keo, thuốc hàn, chất kết dính, v.v.) nguyên liệu phụ, nguyên liệu đóng gói sản phẩm, nguyên liệu đóng gói để vận chuyển sản phẩm và nguyên liệu đóng gói dùng để vận chuyển / bảo vệ bởi NCC bộ phận.

2. NCC loại hai là những NCC cung cấp thành phẩm do công ty ký gửi thiết kế và sản xuất, thành phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn hoặc thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.

3. NCC loại ba là NCC cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như phần mềm,thiết kế, nghiên cứu, dịch thuật,…

Mỗi loại NCC phải đáp ứng các tiêu chuẩn ở các mực độ khác nhau theo như bảng dưới đây:

Bảng 2.1:Các yêu cầu về giảm thiểu tác động đến môi trường đối với từng

nhóm NCC

Các hoạt động giảm thiểu tác động môi trường NCC loại 1 NCC loại 2 NCC loại 3

Thiết lập hệ thống quản lý môi trường • _ _

Đảm bảo quản lý chất hóa học toàn diện •  _

Giảm phát thải KNK •  

Khuyến khích tái chế tài nguyên •  

Khuyến khích tái chế nước •  

Bảo tồn đa dạng sinh học •  

(Nguồn: Panasonic Group, Green Procurement Standards ver 6.4, 2019)

Trong đó:

• là những hoạt động bắt buộc;

 là những hoạt động có thể áp dụng được với những sửa đổi phù hợp _ là những hoạt động tùy chọn

 là các yêu cầu quản lý chất hóa học sẽ được áp dụng một phần trong trường hợp các chất hóa học có thể phân tán hoặc rơi vào sản phẩm từ thiết bị, v.v. hoặc các chất hóa học có thể bám vào hoặc chuyển sang sản phẩm do tiếp xúc với thiết bị,…

Thêm vào đó, Panasonic cung yêu cầu thiết lập hệ thống quản lý môi trường dựa trên chứng chỉ ISO140001 đối với các NCC trên toàn cầu. ISO14001là một phần của bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành liên quan đến quản lý môi trường áp dụng cho tất cả mọi tổ chức doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đối với các NCC chưa đạt chứng chỉ ISO14001, Panasonic sẽ gia hạn thêm việc đạt ISO 14001 trong một khoảng thời gian cụ thể, tuy nhiên vệc này chỉ áp dụng đối với các NCC chưa đạt chứng chỉ ISO 14001 nhưng đã đạt được hoặc đang thực hiện các hành động cần thiết để đạt được chứng nhận của bên thứ ba khác như EMAS, EA21, ISO 14005,…

2.3.2.3. Ưu tiên mua sắm và sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, các vật liệu tái chế

Song song với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mối lo về việc suy giảm các nguồn tài nguyên, nguyên vật liệu gây hại tới môi trường cũng ngày được gia tăng. Đứng trên vai trò là một nhà sản xuất sử dụng khối lượng lớn tài nguyên, Panasonic cũng đã rất tích cực trong việc đưa ra các giải pháp để cải thiện tình trạng trên.

Ưu tiên cho các vật liệu thân thiện với môi trường

Panasonic khuyến khích các NCC cung cấp giới thiệu cho công ty về các vật liệu góp phần vào sản xuất theo định hướng tái chế như:

1. Vật liệu giúp giảm tổng tài nguyên được sử dụng

2. Vật liệu thúc đẩy việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái chế

3. Vật liệu có thể tái sử dụng nhiều lần ví dụ như các vật liệu đóng gói và vận chuyển

4. Vật liệu giúp giảm các chất thải trong quá trình sản xuất

Đồng thời các NCC cũng được khuyến khích phân loại, sử dụng hệ thống nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái không chỉ giúp các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ đạt được tiêu chuẩn tốt mà còn giúp công ty có thể có thêm thông tin để đưa ra quyết định mua sắm. Một số nhãn sinh thái phổ biến hiện nay và được sử dụng nhiều ở

châu Âu cũng như thế giới là Nhãn sinh thái Châu Âu , Nhãn Thiên Nga Bắc Âu, Nhãn Thiên thần xanh,…

Giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên:

Để giảm thiểu việc sử dụng các yếu tố đầu vào, Panasonic đã tìm cách giảm trọng lượng sản phẩm của mình. Panasonic đã thúc đẩy tiết kiệm tài nguyên từ giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm, chẳng hạn như sử dụng ít tài nguyên hơn, làm cho sản phẩm của nhẹ hơn, nhỏ hơn và sử dụng ít linh kiện hơn. Ngoài ra, do nhận thấy xu hướng chỉ sử dụng một số chức năng cụ thể của sản phẩm thay vì sở hữu toàn bộ sản phẩm, Panasonic đã phát triển các “dịch vụ chia sẻ” nơi nhiều người dùng chung một sản phẩm ví dụ như chương trình xe đạp điện công cộng hay tủ lạnh dùng chung,…

Sử dụng các nguyên vật liệu tái chế thay cho việc mua sắm các nguyên vật liệu mới

Ngoài việc tận dụng các nguồn lực trước đây đã bị lãng phí trong toàn bộ quá trình sản xuất, Panasonic dành ưu tiên cho việc xây dựng các hoạt động tái chế, giảm thiểu số nguyên vật liệu phải mua mới. Doanh nghiệp đã thiết lập một quy trình từ thu hồi từ các sản phẩm đã qua sử dụng, tái chế thành sản phẩm và tiếp tục giao cho khách hàng, nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững trong suốt vòng đời sản phẩm.

Panasonic phát triển hoạt động tái chế dựa theo khái niệm “ từ sản phẩm đến sản phẩm”, công ty đã cố gắng nâng cao các sáng kiến của mình trong việc sử dụng các nguồn thu hồi từ các sản phẩm đã qua sử dụng. Đối với hạt nhựa,công ty khuyến khích việc tái sử dụng nhựa thu được từ các thiết bị gia dụng đã qua sử dụng (tủ lạnh, máy điều hòa không khí, máy giặt và TV) cho các sản phẩm của mình. Panasonic cũng bắt đầu tái chế sắt vụn được thu hồi từ các thiết bị gia dụng đã qua sử dụng trong các sản phẩm của mình vào năm 2013. Dưới đây là mô hình tái chế “từ sản phẩm đến sản phẩm” của Panasonic.

Hình 2.4: Mô hình tái chế “từ sản phẩm đến sản phẩm”

(Nguồn:Panasonic Sustainability Data Book 2018)

Panasonic sử dụng nhiều loại tài nguyên, bao gồm sắt (27% tổng tài nguyên được sử dụng) và nhựa (10% tổng tài nguyên được sử dụng), do sản xuất nhiều loại sản phẩm từ thiết bị gia dụng, linh kiện điện tử hay chất bán dẫn và pin, đến nhà ở. Công ty nhận thức được rằng trong sản xuất theo định hướng tái chế, điều quan trọng là phải thúc đẩy việc giảm tổng tài nguyên được sử dụng, đồng thời phát triển quy trình tái chế theo đặc điểm cụ thể của từng loại vật liệu.

Hình 2.5: Tỉ trọng nguyên liệu đầu vào sử dụng trong năm 2020 (theo danh mục nguyên liệu)

(Nguồn: Panasonic Sustainability Data Book 2020) Đối với vật liệu sắt, Panasonic đã hợp tác với Tokyo Steel Co., Ltd., bắt đầu kế hoạch tái chế sắt phế liệu vào năm 2013. Theo đó, Panasonic thu hồi sắt vụn từ

Tạo ra sản phẩm Sử dụng sản phẩm Tái chế sản phẩm 27% 10% 10% 7% 6% 5% 35% Sắt Nhựa VLXD Vật liệu gỗ

Kim loại khác ngoài sắt Giấy và bìa cứng Khác

Tái chế tài nguyên

các thiết bị gia dụng đã qua sử dụng và Tokyo Steel chế tạo thành thép tấm. Sau đó, Panasonic lại mua lại các tấm thép để làm vật liệu cho sản phẩm của mình.

Hình 2.6: Chu trình tự tái chế các tấm thép điện

(Nguồn:Panasonic Sustainability Data Book 2018)

Cụ thể, sắt vụn từ các thiết bị gia dụng được thu gom và xử lý tại Trung tâm Công nghệ Sinh thái của Panasonic (PETEC) được cung cấp cho Nhà máy Tokyo Steel’s Okayama, nơi sắt vụn được chế biến thành các tấm thép điện. Panasonic thu mua các tấm thép tái chế và sử dụng chúng trong các sản phẩm. Thông qua đàm phán và hợp tác, chất lượng của sắt tái chế được thống nhất và cải thiện đến mức đủ để sử dụng trong sản xuất, cũng như phát triển công nghệ. Sau đó , Panasonic sẽ xác định được úng dụng tối ưu cho các tấm thép điện và tinh chế các tính năng phù hợp với yêu cầu của từng sản phẩm cụ thể ví dụ như hình dạng, độ bền, khả năng hàn,…

Sự gia tăng sử dụng thép tấm điện dẫn đến sự gia tăng sử dụng sắt vụn, đây là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở Nhật Bản. Ngoài ra, sản xuất thép tấm từ sắt vụn thải ra ít CO2 hơn nhiều so với sản xuất thép tấm từ đầu. Phương án này cũng ổn định giá thu mua do giá sắt vụn cung cấp từ PETEC và giá thép tấm điện thu mua từ Tokyo Steel được xác định theo tỷ lệ dao động sắt vụn được thỏa thuận giữa hai công ty. Panasonic cam kết sẽ mở rộng hơn nữa chương trình tái chế này để sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, giảm phát thải CO2 và ổn định giá thu mua

Đối với vật liệu nhựa, Panasonic tăng cường sử dụng nhựa tái chế trong thiết bị gia dụng. Công ty PETEC và Nhà máy Tái chế Nhựa Kato phối hợp cùng nhau để thực hiện hoạt động tái chế nhựa. Tại quy trình tái chế, PETEC thu hồi nhựa phế

thải từ các thiết bị gia dụng bỏ đi từ khách hàng, sau đó sử dụng công nghệ nhận dạng hồng ngoại để phân loại vụn nhựa sau nghiền thành ba loại nhựa chính với các mục đích và tính chất khác nhau — polypropylene (PP), acrylonitrile butadiene styrene (ABS) và polystyrene (PS) - ở độ tinh khiết của vật liệu trên 99%. Tiếp đó nhựa tái chế được chuyển đến Nhà máy tái chế nhựa Kato bên cạnh để được tinh chế và xử lý thêm để phục hồi các đặc tính hóa học của chúng. Nhựa tái chế thường có độ bền yếu hơn và có tuổi thọ ngắn hơn nhựa mới, do đó công ty đã phát triển các công nghệ nhằm tạo ra các công thức mới cho các thành phần nhựa, thêm chất chống oxy hóa độc quyền và trộn nhựa tái chế với nhựa mới để cải thiện đặc tính của nhựa tái chế.

Hình 2.7: Kết quả sử dụng nhựa tái chế từ năm 2015-2020 của Panasonic

(Nguồn:Panasonic Sustainability Data Book 2020)

Từ năm 2015 đến nay, khối lượng sử dụng nhựa tái chế cho các sản phẩm mới tại Panasonic đã tăng hơn 5 lần, từ 16 nghìn tấn năm 2015 lên 92.8 nghìn tấn năm 2020. Đây là thành quả cho những nỗ lực sử dụng các nguyên vật liệu thay thế của công ty.

Đối với các vật liệu khác, Panasonic cũng đẩy mạnh các hoạt động tái chế và tái sử dụng, cố gắng tạo ra lượng chất thải ít nhất có thể. Dưới đây là bảng phân tích tổng lượng chất thải của Panasonic

16 34.7 50.6 64.9 79.4 92.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2015 2016 2017 2018 2019 2020 10 00 tấ n Năm

Bảng 2.2: Phân tích tổng lượng chất thải bao gồm cả chất thải tạo ra doanh thu trong năm 2020 (theo danh mục)

(Đơn vị: 1000 tấn)

Chất thải Tổng lượng thải Tái chế Chôn lấp

Sắt vụn 141 141 0.5 Giấy vụn 38 38 0.05 Nhựa 41 38 1 A-xít 22 14 0.09 Bùn thải 12 9 0.5 Gỗ 30 26 0.06 Thủy tinh/sứ 6 5 0.2 Dầu 22 20 0.06 Chất kiềm 19 17 0.03 Khác *7 14 12 0.9 Tổng 344 320 3.4

(Nguồn:Panasonic Sustainability Data Book 2020)

* 7 Cặn đốt, phế liệu sợi, chất thải từ động vật, phế liệu cao su, mảnh vụn, hạt tro, các vật dụng được xử lý để thải bỏ, xỉ, chất thải lây nhiễm, polychlorinated biphenyls (PCB), chất thải amiăng.

Phát triển và sử dụng các vật liệu bền vững mới

Xơ xenlulo có thể được lấy từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau như vụn gỗ từ việc tỉa thưa rừng và các chất thải hữu cơ khác, hiện nay sơ xenlulo có thể được coi là một trong những nguyên vật liệu có ít tác động đến môi trường. Trong năm 2019, Panasonic đã phát triển một loại nhựa tổng hợp polypropylene (PP) có chứa sợi xenlulo có nguồn gốc thực vật làm chất phụ gia. Nhựa PP thân thiện với môi trường mới với sợi xenlulo hiện đang được sử dụng trong các thành phần cấu trúc của máy hút bụi dạng que không dây, góp phần làm giảm trọng lượng của máy. Panasonic cũng đã thành công trong việc phát triển công nghệ pha trộn nhựa với hơn 55% sợi xenlulo trong năm 2020. Công nghệ này đã được sử dụng để tạo ra cốc có thể tái sử dụng. Công ty đang hợp tác cùng với Asahi Breweries, Ltd để phát

triển thêm các sản phẩm mới với công nghệ này, cũng tập trung vào phát triển các nguồn tài nguyên tái chế mới.

Cải thiện tỉ lệ tái chế chất thải tại các nhà máy

Trên quan điểm sử dụng hiệu quả tài nguyên, Panasonic cho rằng phải giảm thiểu phát sinh chất thải và chất thải tạo doanh thu tại các nhà máy, ngay cả khi chất thải đó có thể được bán như hàng hóa có giá trị. Các loại chất thải được phân chia thành các nhóm: (1) chất thải có thể tái chế (bao gồm cả những chất thải có thể bán và những chất thải có thể được chuyển giao miễn phí hoặc bằng cách trả phí), (2) chất thải có thể được giảm thiểu bằng cách đốt hoặc khử nước, và (3) chôn lấp (chất thải không có lựa chọn nào khác ngoài việc được gửi đến các bãi chôn lấp). Theo đó, Panasonic nỗ lực trên toàn cầu để đạt được mục tiêu “không phát thải chất thải từ các nhà máy” bằng cách giảm số lượng chât thải thuộc nhóm số (3) xuống gần bằng không, đặc biệt đối với các nhà máy ở Trung Quốc và Châu Á, nơi đặt nhiều cơ sở sản xuất tại công ty.

Panasonic cũng sử dụng phương pháp phân tích dòng tài nguyên riêng của mình để định lượng, giảm thiểu sự lãng phí. Công ty coi những vật liệu không trở thành sản phẩm, những vật liệu bị tiêu hao quá mức đặt ra là những tài nguyên bị tổn thất, nhờ đó có thể nhìn thấy được giá trị bị mất trong mỗi quy trình và cải thiện việc này thông qua đàm phán, trao đổi lại với bộ phận thiết kế, sản xuất và các bộ

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 41 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)