Bài học kinh nghiệm cho cácdoanh nghiệp sản xuất điện tử

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 82 - 87)

3.3.1.1. Xây dựng các chính sách MSBV toàn diện

Phát triển bền vững là một trong những yếu tố sống còn của các doanh nghiệp trong dài hạn, do đó bản thân mỗi doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và ý thức về tính bền vững trong sản xuất và kinh doanh. Đối với mua sắm, một trong những hoạt động cốt lõi để hướng tới các mục tiêu bền vững, doanh nghiệp cần phải xây dựng các chiến lược một cách toàn diện và đầy đủ, không chỉ trong dài hạn mà cả trong ngắn hạn, không chỉ bền vững đối với môi trường mà còn đối với cả kinh tế, xã hội. Để làm được điều này doanh nghiệp cần

- Xác định những vấn đề và mục tiêu có thể tạo ra sức ép cho doanh nghiệp, qua đó giúp nhận thức được các biện pháp thúc đẩy phát triển bền vững hơn.

- Ưu tiên giải quyết các vấn đề theo cả quan điểm kinh doanh lẫn quan điểm bền vững.

- Tích hợp tầm nhìn phát triển bền vững, mục tiêu và giá trị vào chiến lược phát triển tổng thể của doanh nghiệp.

- Xây dựng và triển khai chương trình phát triển bền vững thiết thực bao gồm các sáng kiến được ưu tiên, các công cụ hỗ trợ, các cột mốc, chỉ số đánh giá hiệu quả và những mục tiêu có thể đo lường được

3.3.1.2. Lựa chọn và quản lý NCC

Đầu tiên, về việc lựa chọn NCC, các doanh nghiệp sản xuất điện tử nên ưu tiên các NCC địa phương, điều này vừa tạo điều kiện phát triển cho nền kinh tế địa phương, vừa rút ngắn được khoảng cách vận chuyển qua đó giảm thiểu được chi phí vận chuyển, bảo quản, lưu trữ đồng thời cũng giảm lượng khí thải phát sinh trong các quá trình này.

Thứ hai, các doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn các NCC đáp ứng đầy đủ các chứng chỉ về môi trường như ISO 14001, về sức khỏe và an toàn lao động như ISO 45001 hày OHSAS 18001, SA 8000,…đồng thời cần thu thập thông tin, xây dựng các tiêu chí, quy định cụ thể và tốt nhất là có thể định lượng được với từng loại mặt hàng và nhà cung ứng. Việc phân loại các nhóm NCC và các quy định các tiêu chí riêng cho từng loại có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm một phần công sức mà vẫn đảm bảo được NCC thực hiện đầy đủ các tiêu chí đặt ra.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần xây dựng các quy trình kiểm tra, đánh giá các NCC trong suốt quá trình hợp tác, việc xem xét các chứng chỉ hay hoàn toàn dựa vào thông tin mà các NCC đưa ra đôi khi là thụ động và không nắm bắt được tình hình thực tế. Panasonic đã lựa chọn việc đánh giá các NCC trước hết thông qua các bản báo cáo về CSR, hệ thống quản lý môi trường, hóa chất, việc đảm bảo quyền con người, an toàn lao động,… do chính các NCC thực hiện sau đó cử các đoàn chuyên gia để xem xét tình hình thực tiễn dựa trên các bản báo cáo đó. Việc này giúp việc thực hiện MSBV được triệt để và gắn liền với thực tiễn của các NCC hơn là chỉ trên các chứng nhận. Các doanh nghiệp có thể áp dụng hoạt động này để việc quản lý NCC của mình được chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

3.3.1.3. Phát triển các biện pháp về MSBV

Vì đặc điểm sản xuất kinh doanh là khác nhau, mỗi doanh nghiệp nên hình thành những biện pháp riêng để thực hành MSBV sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của bản thân công ty và môi trường kinh doanh của ngành. Các doanh nghiệp có thể học tập và áp dựng một số biện pháp đã được thực hiện thành công bởi Panasonic như:

+ Tiết kiệm nguyên vật liệu từ khâu thiết kế: hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đang tham gia vào chuỗi cung ứng hàng điện tử dưới hình thức gia công, lắp ráp là chủ yếu nên để thực hiện hoạt đông này là tương đối khó khăn. Tuy nhiên, trong tương lai, khi vai trò của các doanh nghiệp nước ta được nâng cao và tham gia nhiều hơn vào công đoạn thiết kế, việc thiết kế những sản phẩm gọn nhẹ, tiết kiệm nhiên liệu, hay dễ tháo rời để tái chế là điều cần thiết.

+ Phát triển các dịch vụ “chia sẻ”: xu hướng sử dụng chung thay vì sở hữu cả sản phẩm đang ngày càng được ưa chuộng trên thế giới vì tính tiện lợi. Việt Nam cũng phải là một ngoại lệ, các doanh nghiệp có thể phát triển một số sản phẩm và dịch vụ “chia sẻ” sạc dự phòng, loa,…vừa để tiết kiệm nguồn lực sản xuất, vừa để mở rộng lĩnh vực kinh doanh.

+ Sử dụng tài nguyên tái chế: Việc phát triển hoặc sử dụng nguyên vật liệu mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa vững vàng đặt chân lên thị trường điện tử đôi khi là quá “đắt đỏ”, thay vào đó, các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hơn vào việc sử dụng các nguyên vật liệu tái chế. Các vật liệu này có thể đến từ nguồn mua ngoài hay tự tái chế tùy theo khả năng của công ty, song đối với việc tự tái chế, cần xây dựng quy trình thu hồi sản phẩm thải bỏ phù hợp. Các doanh nghiệp với quy mô nhỏ hơn cũng có thể cộng tác cùng với các đối tác trong và ngoài ngành để thực hiện hiệu quả hơn.

- Bảo vệ nguồn tài nguyên nước: Nguồn nước sạch ở Việt Nam không phải là vô hạn, do đó cần loại bỏ việc lãng phí nước và quản lý nước thải, tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Việc áp dụng các công nghệ sản xuất mới giúp giảm thiểu lượng nước tiêu thụ, tách kiềm ra khỏi nước hay xử lý nước thải cần được thực hiện đồng bộ bởi nhiều doanh nghiệp. Thêm vào đó, các doanh nghiệp phải định kỳ đo nồng độ chất hóa học trong nước thải của nhà máy và thiết lập một hệ thống để giải quyết các vấn đề được phát hiện vượt quá giới hạn pháp lý.

- Quản lý các chất hóa học: Các doanh nghiệp không những cần tuân thủ các quy định về sử dụng và quản lý các chất hóa học như chỉ thị RoHS, hạn chế và loại bỏ dần các hóa chất có tác động xấu đến sức khỏe và môi trường. Đối với ngành sản xuất điện tử, các hóa chất cần được quản lý chặt chẽ có thể kể đến như PVC, CFC, HCFC,…Có thể hạn chế sử dụng các chất này bằng việc đổi mới công nghệ

hay thay thế các loại hóa chất khác ít hoặc không có tác động xấu đến môi trường, sức khỏe.

- Bảo vệ đa dạng sinh học: Bảo vệ đa dạng sinh học có thể thực hiện được trước hết thông qua việc sử dụng nguyên liệu gỗ có nguồn gốc xuất xứ . Việc loại bỏ sử dụng gỗ không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng giúp giảm thiểu được lượng gỗ bị khai thác trái phép, từ đó, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu phát thải GHGs: Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở Việt Nam có nhiều lợi thế và đang phát triển mạnh mẽ, việc các doanh nghiệp sản xuất điện tử ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo giúp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp năng lượng phát triển, đồng thời giúp giảm thiểu lượng phát thải GHGs.

- Tôn trọng quyền con người:

+ Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc cơ bản của Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người của Liên hợp quốc, Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản tại Nơi làm việc, Tiêu chuẩn SA8000 và Hướng dẫn của OECD cho các Doanh nghiệp Đa quốc gia.

+ Xây dựng các quy định riêng về quyền con người cho các NCC trong đó đề cao việc chống lại lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, số giờ làm việc và tiền lương cơ bản do đây là những vấn đề tồn tại trong ngành sản xuất điện tử ở Việt Nam.

+ Từ chối mua sắm khoáng sản tại các khu vực xảy ra xung đột hay các khu vực bất ổn về chính trị, vì điều này có thể tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp.

- Đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động:

+ Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đạt chuẩn ISO 45001.

+ Yêu cầu các NCC tuân thủ các điều kiện về sức khỏe và an toàn lao động như các biện pháp phòng tránh rủi ro, chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp, bảo đảm vệ sinh nơi làm việc, cung cấp các thiết bị bảo hộ, bảo trì máy móc và một

công tác vô cùng quan trọng nữa là đào tạo và truyền thông cho nhân viên về các kĩ năng và kiến thức về sức khỏe van an toàn lao động

- Đào tạo nguồn nhân lực về MSBV: Mở các lớp đào tạo về kiến thức mua sắm và CSR của doanh nghiệp trong hoạt động mua sắm. Sau khi hoàn thành các lớp đào tạo, nhân viên sẽ phải thực hiện các bài kiểm tra đầu ra để đánh giá. Thông qua đó để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đạo đức của nhân viên.

- Mua sắm sạch: Xây dựng các quy định đảm bảo tính công bằng trong các hoạt động mua sắm, đấu thầu. Việc lựa chọn NCC phải hoàn toàn dựa trên khả năng đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp, tránh tuyệt đối việc hối lộ, tham nhũng,…thêm vào đó, doanh nghiệp có thể xây dựng đường dây nóng để có thể tiếp nhận báo cáo về các trường hợp như trên.

3.3.1.4. Chia sẻ thành tựu thông qua cộng tác

Việc thực hiện MSBV không nên chỉ dừng lại ở cá nhân mỗi doanh nghiệp mà cần xây dựng thành một hệ thống, mạng lưới các DN cùng nhau thực hiện. Điều này không chỉ giúp đẩy mạnh xu hướng và ý thức về phát triển bền vững mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hành MSBV thuận tiện hơn, hiệu quả hơn. Để làm được điều này, các doanh nghiệp có thể:

- Đảm bảo chất lượng của các NCC, kể cả NCC đầu nguồn. Các doanh nghiệp không chỉ cần làm việc với các đối tác cung ứng trực tiếp mà còn cần đặt ra những quy định để đảm bảo rằng, nguyên vật liệu hay sản phẩm mình mua sắm, tuân thủ các quy định về bền vững ngay từ câu khai thác, luyện kim, lọc dầu,… - Liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để thực hiện MSBV tốt hơn.

Đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính, quản lý và sản xuất còn hạn chế, việc liên kết để hình thành các nhóm cùng nhau thực hiện MSBV trong một số công đoạn như thu hồi và tái chế sản phẩm, sử dụng năng lượng tái tạo hay xử lý rác thải,…sẽ giúp các công ty vận dụng được lợi thế của đối tác,

- Tham gia vào các tổ chức, diễn đàn để cập nhật những thông tin mới nhất về MSBV cũng như học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm hay sáng chế từ các công ty đi trước trong từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)