3.3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý về MSBV
Như đã phân tích, các quy định,chính sách của nhà nước là một trong những yếu tố có tác động rất lớn đối với sự chuyển đổi từ quan điểm mua sắm truyền thống sang MSBV của các doanh nghiệp.
Thực tế tại Việt Nam, chưa có chính sách và quy định cụ thể nào về thúc đẩy MSBV. Mặc dù đã có những quy định và định hướng về phát triển bền vững song vẫn ở tầm vĩ mô, chưa kết nối thực sự với doanh nghiệp và chưa đi sâu lồng ghép các khía cạnh bền vững vào hoạt động mua sắm. Các văn bản pháp luật hiện hành cũng thiếu sự kết nối với nhau, đặc biệt giữa các quy định về bảo vệ môi trường và quy định liên quan đến quá trình mua sắm. Dưới đây là một số đề xuất để hoàn thiện khung pháp lý đối với các cơ quan nhà nước:
Thứ nhất, cần rà soát lại các văn bản pháp luật hiện hành về mua sắm và các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe, an toàn và quyền con người trong lao động để tìm ra những khu vực nên lồng ghép các yếu tố trên vào hoạt động mua sắm. Sau đó tăng cường triển khai, xây dựng các chính sách bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc.
Thứ hai là ban hành quy chế về mua sắm công bền vững, theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, khu vực mua sắm công sẽ là tiền đề dẫn dắt và định hướng cho các khu vực còn lại.
Thứ ba, thực tế cho thấy chi phí sử dụng các sản phẩm bền vững thường cao hơn các sản phẩm thông thường vì vậy chính phủ nên có chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, cải tiến, nâng cấp công nghệ, bình ổn giá sản phẩm, đồng thời khuyến khích nhiều doanh nghiệp hơn tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm bền vững.
Thứ tư, Việt Nam cần có những cơ chế để hình thành thị trường sản phẩm bền vững bằng cách xây dựng các chương trình quốc gia về sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, bảo vệ người lao động thông qua truyền thông và các chiến dịch trên thị trường nhằm nâng cao ý thức người tiêu dùng về mua sắm các sản phẩm
bền vững. mặt khác tạo ra các rào cản đối với các sản phẩm không thân thiện với môi trường từ bên ngoài vào.
3.3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực
Đội ngũ nhân lực trong ngành sản xuất điện tử tại Việt Nam đa phần còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu. Đây là một bất lợi rất lớn cho phát triển ngành nói chung và phát triển theo hướng bền vững. Chính phủ cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng lao động như:
- Nâng cao tỉ lệ lao động được đào tạo thông qua hệ thống giáo dục và hướng nghiệp phù hợp. Tạo định hướng cho học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để giảm thiểu tình trạng làm trái ngành .
- Đầu tư và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng kể cả trong và ngoài nước để thực hiện MSBV tốt hơn qua các chương trình ưu đãi, khen thưởng, tối giản các thủ tục,…
- Không những đào tạo về kiến thức chuyên môn, nhà nước cần đào tạo thêm cho nguồn nhân lực về các kiến thức khác như cách đánh giá lợi ích dựa trên toàn bộ vòng đời sản phẩm, cách xác định các tiêu chí bền vững, các quy định luật pháp về quyền và nghĩa vụ của người lao động,…đồng thời cũng không bỏ qua phương diện đạo đức của lao động.
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu chiến lược không chỉ của riêng doanh nghiệp, quốc gia mà còn mang ý nghĩa quốc tế. Phát triển bền vững có thể được thể hiện ở nhiều khía cạnh song luôn luôn phải đảm bảo cân bằng ba yếu tố là môi trường, xã hội và kinh tế. Hiện nay, một số quốc gia đã phát triển một số sáng kiến và phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu ấy, trong đó mua sắm bền vững là một trong những công cụ đã được áp dụng thành công ở nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu. Mua sắm bền vững khác với mua sắm truyền thống ở chỗ, các doanh nghiệp không đưa mục tiêu về đạt được hàng hóa với chi phí thấp nhất mà xem xét chi phí toàn bộ vòng đời đồng thời không hoặc thực hiện tối thiểu các hành vi có tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội và kinh tế.
Để thực hiện hiệu quả hoạt động mua sắm bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư không chỉ về tài chính mà còn về nhân lực và sự nghiên cứu nghiêm túc. Tuy nhiên, kết quả mà mua sắm bền vững đem lại không chỉ nằm ở việc cải thiện môi trường hay xã hội, mà còn là lợi ích về kinh tế khi tiết kiệm và sử dụng nguồn lực hiệu quả về lâu dài, đồng thời, giảm thiểu tính rủi ro và đem lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thị trường ngành sản xuất điện tử Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội để phát triển trong cả hiện tại và tương lai với những lợi thế về thu hút đầu tư FDI, nguồn nhân lực hay hội nhập toàn cầu do tham gia các hiệp định FTA mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa hầu như chưa có nhiều kinh nghiệm và điều kiện để chuyển đổi sang mô hình mua sắm bền vững. Do đó, điều cần thiết là phải học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp và quốc gia đi trước, tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội và xây dựng các mục tiêu về dài hạn. Đồng thời nhà nước cũng cần hoàn thiện khung pháp lý về mua sắm bền vững và tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong quá trình nghiên cứu, bằng việc phân tích hoạt động mua sắm bền vững của Panasonic từ môi trường kinh doanh, việc tuân thủ các quy định có sẵn, xây dựng các quy định mới cho NCC hay thực hiện một số sáng kiến bền vững trong các lĩnh vực khác nhau, tác giả đã cố gắng tìm ra những ưu điểm cũng như nhược điểm trong việc thực hành của công ty. Từ việc lấy Panasonic như một ví dụ, kết
hợp với việc phân tích thực trạng ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam, tác giả đã đưa ra một số đề xuất cụ thể cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh ngiệp việc thực hành mua sắm bền vững thuận lợi hơn. Mặc dù vậy, có thể thấy rằng, việc có quyết định thực hiện hay không nằm phần lớn ở ý thức của doanh nghiệp, do đó việc quan trọng nhất vẫn nằm ở việc tự là xây dựng và nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, về lợi ích xã hội và kinh tế của mình.
Về cơ bản, khóa luận đã hoàn thành được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, mua sắm bền vững là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới, cũng như việc trình độ và thời gian còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu, bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy cố đánh giá và góp ý để bài luận được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Lê Minh Ánh , 2016, “Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững”, Tạp chí Môi trường, số 2/2016.
2. Nguyễn Thị Nguyệt Anh, Lê Phan Hòa, 2013, “Xanh” hóa chuỗi cung ứngHướng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, KT&PT, số 193 (II) tháng 7 năm 2013. tr. 49-54.
3. Chính Phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2012.
4. Nguyễn Thị Thu Hà, 2013, Nghiên cứu, ứng dụng mua sắm xanh của một số quốc gia trên thế giới vào thực tiễn Việt Nam, tr.90-93.
5. Đỗ Hương Giang, 2020, hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 146/2020.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Arrowsmith, S., Linarelli, J., và Wallace, D. Jr., 2000, Regulating public procurement: national and international perspectives”, Kluwer Law International: The Hague.
2. Arrowsmith S. and Hartley K., 2002, Public procurement, Cheltenham, UK, Northampton, MA, USA, Edward Elgar.
3. Ball, A., Craig, R., 2010, Using neo-institutionalism to advance social and environmental accounting, Critical Perspectives on Accounting, Vol.21, Issue 4, pp.283-293.
4. Berry,G., McCarthy, S., 2011, Guide to Sustainable Procurement in Construction, Ciria, pp.117-122.
5. Birkin, F., Cashman, A., Koh, S. C. L., & Liu, Z., 2009, New sustainable business models in China, Business Strategy and the Environment, Vol. 18, Issue 1, pp. 64-77.
6. Bowen, F.E., Cousins, P.D., Lamming, R.C. and Faruk, A.C., 2001a, Horses for courses: Explaining the gap between the theory and practice of green supply,
Greener Management International, Vol. 35, pp. 151-172.
7. Bowen, F.E., Cousins, P.D., Lamming, R.C. and Faruk, A.C. (2001b). The role of supply management capabilities in green supply, Production and Operations Management, Vol. 10, Issue 2, pp.174-189.
8. Carter, C.R. and Carter, J.R., 1998, Interorganizational determinants of environmental purchasing: Initial evidence from the consumer products industries, Decision Sciences, Vol. 29, Issue 3, pp. 659-669.
9. Carter, C.R., Kale, R. and Grimm, C.M., 2000, Environmental purchasing and firm performance: an empirical investigation, Transportation Research Part E: Logistics and Transportation Review, Vol. 36, Issue 3, pp. 219-228.
10. Carter, C.R., & Dresner, M., 2001, Purchasing’s role in environmental management: cross‐functional development of grounded theory, Journal of Supply Chain Management, Vol. 37, Issue 2, pp.12-27.
11. Carter, C.R. and Rogers, D.S., 2008, A framework of sustainable supply chain management: moving toward new theory, International Journal of Physical Distribution & Logistics Management, Vol. 38, Issue 5, pp. 360-375
12. Chartered Institute of Purchasing and Supply; 2008 Balancing commercial and sustainability issues purpose: Are these issues mutually exclusive?, December 2008 Issue.
13. Chartered Institute of Purchasing and Supply, 2013, Ethical and Sustainable Procurement, pp.7-11
14. Chen, C.C., 2005, Incorporating green purchasing into the frame of ISO 14000., Journal of Cleaner Production, Vol. 13, Issue 9, pp. 927-933.
15. Chen, S., Zhang, Q., Zhou, Y., 2015, Impact of supply chain transparency on sustainability under NGO scrutiny, SSRN Electronic Journal.
16. Cousins, P.D., dan Spekman, R., 2003, Strategic Supply and The Management of Inter and Intra Organizational Relationships, Journal of Purchasing and Supply Management, Vol. 9, pp.19-29
17. Cousins, P.D., Lamming, R.L. and Bowen, F.E., 2004, The role of risk in environmentrelated supplier initiatives, International Journal of Operations & Production Management, Vol. 24, Issue 6, pp. 554-565.
18. Dobler D.W, Burt D.N, 1996, Purchasing and supply management, 6th edition, New York et al.
19. Drumwright, M. E., 1994, Socially responsible organizational buying: environmental concern as a noneconomic buying criterion, Journal of Marketing, Vol. 58, Issue 3, pp. 1-19.
20. Ellram, L.M., A. S. Carr, 1994, Strategic purchasing: a history and review of the literature, International Journal of Purchasing and Materials Management, Vol. 30, Issue 2, pp.10–18.
21. Eltantawy, R. A., Fox, G. L., & Giunipero, L., 2009, Supply management ethical responsibility: reputation and performance impacts, Supply Chain Management: An International Journal, Vol. 14, Issue2, pp. 99-108.
22. Fearon H.E., 1968, Historical Evolution of the Purchasing Function, Journal of Purchasing, pp.43-59.
23. Ferri, L. M., Oelze, N., Habisch, A., & Molteni, M., 2016, Implementation of responsible procurement management: an institutional perspective, Business Strategy and the Environment, Vol. 25, Issue 4, pp. 261-276.
24. Green, K., Morton, B. and New, S., 1998, Green purchasing and supply policies: do they improve companies’ environmental performance?, Supply Chain Management: An International Journal, Vol. 3, Issue 2, pp. 89-95.
25. Green, K.W., Zelbst, P.J., Meacham, J. and Bhadauria, V.S., 2012, Green supply chain management practices: impact on performance, Supply Chain Management: An International Journal, Vol. 17, Issue 3, pp. 290-305.
26. Haanaes, K., Michael, D., Jürgens, J., & Rangan, S., 2013, Making sustainability profitable, Harvard Business Review, 91(3), pp. 110-115.
27. Handfield, R., Sroufe, R., Walton, S. (2005), Integrating environmental management and supply chain strategies, Business Strategy and Environment, Vol. 14, Issue 1, pp.1-19.
28. Hsu, C. W., & Hu, A. H., 2008, Green supply chain management in the electronic industry, International Journal of Environmental Science & Technology,Vol. 5, Issue 2, pp. 205-216
29. Huang, S. K., 2013, The impact of CEO characteristics on corporate sustainable development, Corporate Social Responsibility and Environmental Management, Vol. 20, Issue 4, pp. 234-244.
30. International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, 2006, Report of the IUCN Renowned Thinkers Meeting
31. International Organization for Standardization, 2017, Sustainable procurement,
pp.2.
32. Kudla, N. L., & Klaas-Wissing, T., 2012, Sustainability in shipper-logistics service provider relationships: A tentative taxonomy based on agency theory and stimulus-response analysis, Journal of Purchasing and Supply Management, Vol. 18, Issue 4, pp.218-23
33. Lamming, R., & Hampson, J., 1996, The environment as a supply chain management issue, British Journal of Management, Issue 7, pp. 45-62.
34. Lee, S. Y., & Klassen, R. D., 2008, Drivers and enablers that foster environmental management capabilities in small‐and medium‐sized suppliers in supply chains, Production and Operations Management, Vol.17, Issue 6, pp. 573-586.
35. Leon P. Alford, Henry R. Beatty, 1951, Principles of Industrial Management,
1st edition, Ronald Press Company, pp.280-283.
36. Lin, C. Y., & Ho, Y. H., 2011, Determinants of green practice adoption for logistics companies in China, Journal of Business Ethics, Vol. 98, Issue 1, pp. 67-83.
37. Liu, X.B., Yang, J., Qu, S.X., Wang, L.N., Shishime, T. and Bao, C., 2012,
Sustainable Production: Practices and Determinant Factors of Green Supply Chain Management of Chinese Companies, Business Strategy and the Environment, Vol. 21, Issue 1, pp. 1-16.
38. Lysons, K., M. Gillingham, 2003, Purchasing and supply chain management.
39. Lysons, K., & Farrington, B., 2006, Purchasing and supply chain management, New York: Financial Times/Prentice Hall.
40. Marshall, D., McCarthy, L., Claudy, M., & McGrath, P., 2019, Piggy in the middle: How direct customer power affects first-tier suppliers’ adoption of socially responsible procurement practices and performance, Journal of Business Ethics, Vol 154, Issue 4, 1081-1102.
41. Miemczyk, J., Johnsen, T.E. and Macquet, M., 2012, Sustainable purchasing and supply management: a structured literature review of definitions and measures at the dyad, chain and network levels, Supply Chain Management: An International Journal, Vol. 17, Issue 5, pp. 478-496.
42. Min, H. and Galle, W.P., 2001, Green purchasing practices of US firm., International Journal of Operations & Production Management, Vol. 21, Issue 9, pp. 1222-1238.
43. Min, H., Galle, P. , 2005, Green Purchasing Strategies: Trends and Implications, Journal of Supply Chain Management, Vol.3, pp. 10-17.
44. Monczka, R. M., Petersen, K. J., Handfield, R. B., & Ragatz, G. L. ,1998,
Success factors in strategic supplier alliance,: The buying company perspective. Decision Sciences, Vol 29, Issue 3, pp.553-577
45. Organization for Economic Cooperation and Development, 2010, Guidance on Sustainability Impact Assessment, pp.22-28.
46. Pagell, M., Wu, Z. and Wasserman, M.E., 2010, Thinking differently about Purchasing Portfolios: An Assessment of Sustainable Sourcing, Journal of Supply Chain Management. Vol. 46, Issue 1, pp. 57-73.
47.Panasonic Group, 2019, Annual Report 2019. 48.Panasonic Group, 2020, Annual Report 2020.
49.Panasonic Group, 2020, Chemical Substances Management Rank Guidelines,Ver 12.1.
50. Panasonic, 2020, Letter for Suppliers (Request for continuous discussion and study substitutes for applicable products for the exemptions stated in 6(a)-I,
6(b)-I, 6(b)-II, and 6(c) under the EU RoHS
52. Panasonic Group, 2019, Green Procurement Standards, Ver. 6.4.
53.Panasonic Group, 2016, Green Procurement Guidelines for Wood. 54.Panasonic Group, 2016, Sustainability Data Book 2016.
55.Panasonic Group, 2017, Sustainability Data Book 2017. 56.Panasonic Group, 2018, Sustainability Data Book 2018.
57. Panasonic Group, 2019, Sustainability Data Book 2019. 58.Panasonic Group, 2020, Sustainability Data Book 2020.
59. Preuss, L., 2001, In Dirty Chains? Purchasing and Greener Manufacturing.,
Journal of Business Ethics, Vol. 34, Issue 3, pp. 345-359
60.PwC, EcoVadis và INSEAD Social Innovation Centre , 2010, Value of Sustainable Procurement Practices, pp. 8-17
61. Ramakrishnan, P., Haron, H., & Goh, Y. N., 2015, Factors influencing green purchasing adoption for small and medium enterprises (SMEs) in Malaysia.
International Journal of Business & Society, Vol 16, Issue 1.
62. Rao, P., & Holt, D., 2005, Do green supply chains lead to competitiveness and economic performance?, International journal of operations & production management, Vol. 25, Issue 9, pp. 898-916.
63. Röhrich, J. K., Hoejmose, S. U., & Overland, V., 2017, Driving green supply chain management performance through supplier selection and value internalisation: A self-determination theory perspective, International Journal of Operations & Production Management, Vol. 37, Issue 4, pp. 489-509.