Hoạt động mua sắm có trách nhiệm với kinh tế

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 67 - 69)

2.3.4.1. Sử dụng phương pháp chi phí toàn bộ vòng đời để đánh giá tài chính

Để đánh giá tính hiệu quả của một dự án hay hoạt động, Panasonic không chỉ xem xét các yếu tố tài chính trong ngắn hạn. Công ty đã áp dụng phương pháp chi phí toàn bộ vòng đời để xem xét tính kinh tế trong dài hạn. Theo đó, Panasonic không chỉ tính đến các chi phí và lợi ích tại thời điểm hiện tại mà còn phải xem xét đến chi phí của một tài sản trong suốt thời gian tồn tại của nó. Thông thường, phương pháp này bao gồm chi phí mua và lắp đặt, thiết kế và xây dựng, chi phí vận hành, bảo trì, chi phí tài chính liên quan, khấu hao và chi phí thải bỏ. Việc này giúp Panasonic hoạch định chính xác hơn về tiềm năng của việc MSBV

2.3.4.2. Hoạt động mua sắm sạch

Phương châm hoạt động của Panasonic là luôn tham gia vào các giao dịch công bằng và bình đẳng với các NCC trên toàn cầu . Năm 2004, công ty phát hành “Tuyên bố Mua sắm Sạch” nhằm nâng cao ý thức và đạo đức nghiêm ngặt hơn với các NCC. Trong suốt những năm qua, Panasonic luôn cố gắng thực hiện các quy định về Mua sắm sạch, không chỉ đào tạo và chau dồi đạo đức cho nhân viên mà còn yêu cầu các NCC cùng phối hợp thực hiện các điều lệ. Việc lựa chọn NCC được ưu tiên theo các tiêu chí dưới đây:

1. Đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm cần thiết 2. Giá cả cạnh tranh

3. Thực hiện giao hàng đúng hạn

4. Khả năng đáp ứng theo định hướng CNTT đối với các thay đổi 5. Công nghệ tiên tiến và khả năng phát triển

6. Cơ sở hạ tầng hoạt động ổn định 7. Ý thức môi trường

8. Tuân thủ

9. Bảo mật thông tin

10. Tôn trọng quyền con người, sức khỏe và an toàn lao động

Công ty cấm việc nhận tiền và vật có giá trị từ NCC và cấm nhận bất kỳ hình thức chiêu đãi hoặc ăn uống nào. Ngoài ra Panasonic đã thiết lập “ Quy tắc về Quà tặng và Khách sạn để chống hối lộ/ tham nhũng” (Rules on Gift and Hospitality for Anti-Bribery / Corruption) quy định các quy tắc chung về tính hợp lý và cân bằng dựa trên mục đích, giá trị và tần suất của quà tặng, bữa ăn, lời mời giải trí và du lịch, cũng như phong tục địa phương, và không ảnh hưởng đến phán đoán kinh doanh. Ví dụ như: “Ngoại trừ các sự kiện cụ thể do Panasonic chỉ định, các cá nhân sẽ không chấp nhận bất kỳ lời mời ăn tối, du lịch chơi gôn, tham quan hoặc quà tặng nào của NCC." Các thành viên Hội đồng quản trị, cán bộ điều hành và toàn thể nhân viên phải tuân theo các quy tắc này khi mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho công ty. Các tiêu chuẩn chi tiết hơn và các quy tắc chặt chẽ hơn cũng được đặt ra cho từng khu vực.

Nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động mua sắm công bằng và bình đẳng dựa trên Tuyên bố Mua sắm Sạch, công ty đã tạo ra một đường dây nóng toàn cầu để hoạt động như một hệ thống báo cáo trong trường hợp bất kỳ nhân viên hoặc bộ phận mua sắm nào của công ty vi phạm bất kỳ luật hoặc quy định nào hoặc bị nghi ngờ là sắp làm như vậy. Đường dây nóng này cũng có sẵn cho các NCC cho các mục đích trên.

2.3.4.3. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương

Việc ưu tiên sử dụng các loại nguyên vật liệu bền vững cũng như tạo các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội cho NCC của Panasonic đã tạo điều kiện cho việc phát triển các thị trường kinh doanh các loại vật liệu bền vững mới. Với khối lượng tiêu thụ tương đối lớn, việc chuyển sang sử dụng các sản phẩm, nguyên vật liệu mới

mang tính bền vững cao hơn của Panasonic là một trong những động lực không nhỏ thúc đẩy các doanh nghiệp tái chế, NCC phát triển các loại vật liệu mới vừa thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng. Việc chuyển hướng sang các vật liệu tái chế là một trong những cơ hội để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp địa phương có cơ hội phát triển.

Ngoài ra, trong việc sử dụng thủy hải sản được khai thác bền vững, Panasonic không chỉ mua hàng mà còn tạo điều kiện và giúp các doanh nghiệp trong hợp tác xã thủy sản tại Nhật Bản đạt được các chứng chỉ về nuôi trồng và khai thác thủy hải sản bề vững như MSC hay ASC. Không những chỉ sử dụng trong bản thân tập đoàn, Panasonic còn thành lập một mạng lưới, khuyến khích các đối tác ủng hộ thủy hải sản từ các NCC này.

2.3.4.4. Chia sẻ các thành tựu thông qua cộng tác

Panasonic chủ trương không chỉ thực hiện các hoạt động MSBV tại nội bộ tập đoàn mà còn xây dựng một mạng lưới các doanh nghiệp và NCC bền vững. Công ty đã triển khai sáng kiến tạo ra giá trị môi trường (ECO-VC) với các NCC của mình. Qua đó, phổ biến các chiến lược, mục tiêu về môi trường mà công ty xây dựng xuyên suốt chuỗi cung ứng và chia sẻ về các sáng kiến giúp việc thực hiện được hiệu quả hơn. NCC được khuyến khích làm việc với đối tác kinh doanh đầu nguồn trong việc đảm bảo việc áp dụng các chính sách giảm thiểu tác động đến môi trường và xã hội.

Ngoài ra, Panasonic cũng rất tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo về môi trường, xã hội như Nhóm công tác thu mua khoáng sản có trách nhiệm của JEITA, Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF), Tổ chức Phát triển Công nghệ Công nghiệp và Năng lượng Mới (NEDO),… đồng thời cũng cộng tác với một số doanh nghiệp trong và ngoài ngành để thực hiện các mục tiêu bền vững như xây dựng hệ thống thu hồi sản phẩm và tái chế, hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời,…với Tokyo Steel, Toshiba, Asahi Breweries, Nhà máy tái chế nhựa Kato,…

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG FTU (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)