Mối quan hệ giữa ngành hàng, chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 27)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.1.3. Mối quan hệ giữa ngành hàng, chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị

Nói đến ngành hàng ta hình dung đó là một chuỗi giá trị, tồn tại một quá trình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc. Ngành hàng cho phép mô tả từ nguồn tới ngọn một chuỗi liên tiếp các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ và sự phối hợp hoạt động của từng tác nhân trong quá trình vận hành của một chuỗi đã tạo ra sự chuyển dịch các luồng vật chất trong chuỗi ngành hàng đó. Như vậy trong ngành hàng và chuỗi giá trị đều tồn tại luồng hàng (luồng vật chất hay tài chính), các tác nhân và mạch hàng, mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng đó chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng và mạch hàng chứa đựng quan hệ của hai tác nhân, mà các tác nhân hoạt động tập trung vào những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và các phương thức điều tiết trong luồng hàng.

Mối quan hệ ngành hàng, chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị được thể hiện qua sơ đồ sau: Nh à cung cấp Người sản xuất

Sản phẩm/dịch vụ Chính quyền địa phương Thông tin T à i c h í n h Người bán lẻ N g ư ờ i tiêu dùng

Sơ đồ 1.3. Mi quan h ngành hàng, chui cungng vi chui giá tr

Trong thời gian qua thuật ngữ “chuỗi cung ứng” và “chuỗi giá trị” đã được nhắc tới rất nhiều. Người ta sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức. Khi con người nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, họ xem chúng như là các quy trình sản xuất; còn khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing họ gọi chúng là kênh phân phối; khihọ nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọichúng là chuỗi giá trị; khihọ nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhucầu của khách hàng, họ gọilà chuỗi nhu cầu nhưng khi tập trung vào sự dịch chuyển nguyên vật liệu thì ta gọi là chuỗi cung cấp hay chuỗi cung ứng.

Để xem xét sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng người ta đã khái niệm hóa chuỗi cung ứng như là tập hợp con của chuỗi giá trị. Ở cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Về khái niệm thì chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị cơ bản rất gần nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt là ở chỗ chuỗi cung ứng nói đến một loạt các chức năng sản xuất (đầu chuỗi) và marketing (cuối chuỗi) của các tác nhân hay nó là cung đẩy tạo mối liên kết các dòng chảy sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên tới khách hàng cuối cùng, là công tác hậu cần (logistic) hơn là phát triển thị trường. Chuỗi giá trị quan tâm nhiều đến phân tích kinh tế và phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân, nó đề cập đến mức cầu kéo sản phẩm đến tác nhân cuối cùng của chuỗi và so sánh khả năng cạnh tranh và mức độ quan hệ giữa các bên tham gia thị trường.

Hơn nữa, khái niệm chuỗi giá trị ban đầu tập trung chủ yếu vào các hoạt động nội bộ, trong khi chuỗi cung ứng, theo định nghĩa, tập trung vào cả nội bộ và bên

14

ngoài. Chúng ta có thể thấy rằng một chuỗi cung ứng được tổ chức tốt sẽ giúp chuỗi giá trị tạo ra được nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp. Và ngược lại, chuỗi giá trị hoạt động có hiệu quả thì chuỗi cung ứng cũng xuyên suốt, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị hợp nhất nối liền từ người cung cấp đến người tiêu dùng thông qua một loạt các đơn vị liên quan như người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ nhằm quản trị ba dòng là: sản phẩm dịch vụ (hàng hóa lưu thông), thông tin liên quan và cả về mặt tài chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w