4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.4.4 Yếu tố thị trường
Nhu cầu thị trường: nhu cầu thì trường về thịt lợn cao thì mức tiêu thụ thịt lợn sẽ lớn, Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường Việt Nam thì ngành chăn nuôi cần có các giải pháp nhằm tăng tổng đàn lợn, tăng sản lượng thịt lợn có chất lượng cao để cung ứng đủ lượng thịt trong nước. Phấn đấu trong vài năm tới nước ta không phải nhập khẩu thịt lợn của các nước khác.
72
Sự biến động giá cả thịt lợn: Do số lượng được yêu cầu của một mặt hàng phụ thuộc nhiều yếu tố. Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu chỉ nghiên cứu số lượng được yêu cầu của mặt hàng với giá cả của nó thì thấy rằng giữa chúng luôn có mối quan hệ nghịch biến nhau. Nếu giá càng cao thì số lượng được yêu cầu càng ít và ngược lại. Mặt hàng thịt lợn cũng không nằm ngoài quy luật trên. Tuy nhiên do nó được xem là mặt hàng thiết yếu nên phần trăm tăng hoặc giảm của lượng cầu sẽ thấp hơn phần trăm tăng hoặc giảm của giá. Khi giá thịt lợn biến động thì nhu cầu người tiêu dùng sẽ bị thay đổi, hay khi giá thịt lợn tăng cao thì nhu cầu mua thịt sẽ giảm và ngược lại khi giá thịt lợn thấp thì nhu cầu mua thịt lợn sẽ tăng lên. Mặt khác khi giá thịt lợn tăng cao người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu thịt lợn và thay vào đó là sẽ thay thế thịt lợn bằng các loại thực phẩm thay thế như cá, thịt gia cầm,. Như vậy giá thịt lợn và khối lượng tiêu dùng thịt lợn quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Khi giá thịt lợn tăng lên khoảng từ 10 – 30 % thịt khối lượng mua giảm dần.
Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập của người tiêu dùng cũng ảnh hướng tới tiêu thụ thịt lợn, nếu người tiêu dùng có thu nhập cao thì nhu cầu về thịt lợn sẽ cao hơn. Còn nếu người tiêu dùng có thu nhập thấp sẽ có mức tiêu thụ thịt lợn thấp, do thu nhập của họ còn phải dùng để trang trải các chi tiêu khác trong cuộc sống
Thị hiếu của người tiêu dùng: Thị hiếu của người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng tác động đến số lượng cầu của bất kỳ một lượng hàng hóa nào. Cũng như người dân cả nước, người dân trên địa bàn thành phố Sông Công rất ưa chuộng thịt lợn vì có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh đó trong các ngày lễ hoặc Tết cổ truyền, lượng cầu thịt lợn thường tăng đột biến so với ngày thường. Ngoài các yếu tố trên đây, tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến cầu. Hiện nay đa phần người tiêu dùng thích sử dụng thịt tươi, sống trong chế biến thức ăn, ít có thói quen sử dụng thịt đông lạnh hoặc các sản phẩm chế biến sẵn. Vì vậy, lượng cầu thịt lợn tiêu dùng hàng ngày chủ yếu là thịt tươi sống.
Sự tác động của thông tin: Thông tin cũng tác động nhiều tới tiêu thụ thịt lợn, bởi thông tin nó tác dụng vào tâm lý người tiêu dùng ảnh hưởng tới sức mua của họ. Như ở trên đã nêu thì khi dịch bệnh xảy ra thì tiêu thụ thịt lợn sẽ giảm xuống rõ rệt. Bên cạnh đó các độc tố trong thức ăn chăn nuôi cũng ảnh hưởng lớn tới tiêu thụ thịt lợn. Tất cả những cái đó đều là do sự tác động của thông tin. Hiện nay vấn nạn chất tạo nạc ảnh hưởng lớn tới ngành chăn nuôi nước ta. Nó gây ra tâm lý hoang mang ở
người tiêu dùng khiến cho họ dè dặt trong khi mua thịt lợn, có khi là dẫn tới tẩy chay thịt lợn. Trước đây sức mua lớn, nay chỉ là vài lạng, cao thì tới nửa cân, khi mua thì đắn đo, dè chừng đưa lên đặt xuống nghi ngờ miếng thịt mà mình mua có chứa chất tạo nạc hay không? Do vậy lượng tiêu thụ giảm rõ rệt do thịt lợn đã mất đi lòng tin ở người tiêu dùng khiến cho họ quay lưng lại với loại thực phẩm này.
Những thông tin về chất tạo nạc trong thời gian trước đây cũng đã làm cho cả xã hội hoang mang, ngành chăn nuôi thiệt hại hàng tỷ đồng một tháng, người chăn nuôi, lò mổ, người buôn bán thịt lợn khốn đốn vì ế ẩm. Do vậy các cơ quan chức năng cần xử lý nặng tay những hộ chăn nuôi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, để từ đó có được sản phẩm thịt lợn an toàn với sức khỏe người dân, lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng đối với thịt lợn. Có như vậy ngành chăn nuôi mới phát triển bền vững được.
Chất lượng thịt lợn theo đánh giá người tiêu dùng trên địa bàn thành phố cho thấy được rằng đảm bảo an toàn thực phẩm.
3.5. Đánh giá của các tác nhân đến chuỗi giá trị lợn thành phố Sông Công
Sử dụng thang đo Likert để khảo sát người chăn nuôi và người thu mua về một số yếu tố liên quan đến sản xuất và thu mua lợn trên địa bàn sau khi xử lý số liệu có kết quả cụ thể như sau:
3.5.1. Đánh giá của trang trại và gia trại
3.5.1.1. Đánh giá của người chăn nuôi về sự thuận lợi trong quá trình sản xuất chăn nuôi lợn.
Bảng 3.17. Kết quả khảo sát về sự thuận lợi trong chăn nuôi lợn
Nội dung đánh giá 1. Về nguồn vốn 2. Về giống 3. Kỹ thuật sản xuất 4. Dịch bệnh 5. Giá bán sản phẩm 6. Áp dụng chính sách của nhà nước (Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020)
Qua kết quả trên cho thấy người chăn nuôi cũng cho rằng các nội dung như: giống, kỹ thuật sản xuất là thuận lợi (giá trị trung bình đạt từ 3,9 - 4,1), vì các trang
74
trại chăn nuôi lợn trên địa bàn chủ yếu là chăn nuôi gia công cho các công ty, do đó các nội dung trên được các công ty thống nhất trong các ký hợp đồng ban đầu. Còn đối với các gia trại thì nội dung này cũng được đánh giá là thuận lợi do nguồn giống lấy trực tiếp với các Trung tâm giống và các công ty hoặc tự gây giống, cùng với khoa học kỹ thuật được tham gia các lớp tập huấn theo kế hoạch. Tuy nhiên, các nội dung như: Vốn, dịch bệnh và việc hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước (giá trị trung bình từ 3,0 - 3,3) thì được cho là bình thường, và chỉ có duy nhất nội dung giá bán sản phẩm được đánh giá là không thuận lợi đối với các trang trại chăn nuôi không liên kết và các gia trại..
3.5.1.2 Đánh giá của người chăn nuôi về những thông tin phục vụ phát triển sản xuất chăn nuôi
Bảng 3.18. Đánh giá về các thông tin phục vụ phát triển chăn nuôi
Nội dung đánh giá
1. Về kế hoạch sản xuất 2. Về dịch bệnh
3. Về chính sách của NN 4. Tham gia tập huấn
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020)
Kết quả khảo sát cho thấy người chăn nuôi chưa quan tâm nhiều đến kế hoạch sản xuất (giá trị trung bình là 3,1) và những chính sách của Nhà nước cho phát triển chăn nuôi (giá trị trung bình là 3,5), điều đó có thể thấy các trang trại chăn nuôi lợn (đặc biệt là chăn nuôi gia công) khá phụ thuộc vào sự cung ứng của các công ty từ kế hoạch sản xuất, thị trường và chưa tận dụng được các chính sách của Nhà nước hiện nay. Kết quả này cũng khá phù hợp với những đánh giá về sự thuận lợi trong phát triển chăn nuôi ở phần trên. Còn đối với các gia trại, cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường, các chính sách của Nhà nước cũng chưa tận dụng được.
Qua khảo sát tại các trang trại cũng cho thấy các công ty trong chuỗi lợn rất quan tâm đến việc tập huấn kỹ thuật và xử lý dịch bệnh cho chăn nuôi lợn (giá trị
trung bình từ 3,8-3,9). Đây cũng là điều rất quan trọng trong chuỗi chăn nuôi lợn vì các công ty đã chịu trách nhiệm từ các yếu tố đầu vào: giống, thức ăn, thú y và đầu ra cho sản phẩm. Đối với các gia trại thì chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh cho các đối tượng chăn nuôi, hàng năm xây dựng kế hoạch tập huấn thường xuyên cho các đối tượng chăn nuôi trên địa bàn. 3.5.1.3.
Đánh giá của người chăn nuôi về các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại và gia trại nhằm phát hiện ra đánh giá của người chăn nuôi về các yếu tố từ đó có những can thiệp phù hợp cho phát triển chuỗi giá trị lợn trên địa bàn.
Bảng 3.18. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi Nội dung đánh giá
Điều kiện khí hậu thuận lợi Chi phí sản xuất cao
Chất lượng SP đồng đều Tỷ lệ lợn chết cao
Chất lượng giống ổn định Kỹ thuật chăm sóc hiện đại Thông tin thị trường đầy đủ
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020)
Qua bảng 3.15 cho thấy hầu hết các yếu tố đều được đánh giá là có ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn, cụ thể: (i) Về điều kiện khí hậu thuận lợi - ảnh hưởng (4,1); Chi phí sản xuất cao – rất ảnh hưởng (4,3); (iii) Chất lượng sản phẩm đồng đều - ảnh hưởng (3,6); (iv) Tỷ lệ lợn chết cao – Rất ảnh hưởng (4,3); (v) Chất lượng giống ổn định – Rất ảnh hưởng (4,4); (vi) Kỹ thuật chăm sóc hiện đại – Rất ảnh hưởng (4,5); và (vii) thông tin thị trường đầy đủ - bình thường (3,3).
Qua đó có thể thấy rõ hơn các yếu tố khảo sát đã có ý nghĩa rất quan trọng trong chăn nuôi lợn, cần có sự quan tâm thích đáng các yếu tố này để phát triển chuỗi giá trị lợn quy mô trang trại và gia trại trong hiện tại cũng như trong các thời gian tiếp theo.
76
Việc người chăn nuôi đánh giá các thông tin thị trường là rất ảnh hưởng (4,5) cũng khá phù hợp với những đánh giá ở trên, khi mà các đối tượng được đánh giá chủ yếu là người chăn nuôi theo hình thức gia trại là chủ yếu.
3.5.2. Đánh giá của người thu mua
Đánh giá của người thu mua về những chi phí cho việc thu mua lợn tại địa phương
Bên cạnh những công ty, doanh nghiệp triển khai phát triển liên kết với các
trang trại chăn nuôi lợn gia công, trên địa bàn cũng có một số trang trại và hầu hết các gia trại chăn nuôi chủ động từ đầu vào đến đầu ra, có những trang trại, gia trại chủ động tốt về đầu ra, những cũng có những trang trại để tiêu thụ sản phẩm cần phải qua khâu trung gian đó là người thu mua.
Bảng 3.19. Đánh giá về chi phí thu mua lợn Nội dung đánh giá
Chi phí kiểm dịch Tiền thu mua lợn Tiền xăng xe Tiền điện thoại Chi phí khác
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020)
Kết quả khảo sát người thu mua về những chi phí cho hoạt động thu mua lợn của các trang trại, gia trại thể hiện qua bảng 3.19. Có thể thấy người thu mua rất không bằng lòng với các chi phí như: chi phí kiểm dịch – rất tốn kém (giá trị trung bình là 4,5) và tiền mua dụng cụ nuôi nhốt lợn – tốn kém (giá trị trung bình là 3,5). Với kết quả như vậy có thể thấy rằng cần thiết có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa trang trại và người thu mua về những thông tin về nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi, kế hoạch sản xuất, thời gian xuất bán để tiết kiệm các chi phí khác, góp phần gia tăng giá trị các bên tham gia.
Qua đánh giá và phân tích thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn thành phố Sông Công, có thể thấy được những tiềm năng, cơ hội và các khó khăn trong việc phát triển chuỗi giá trị thịt lợn như sau:
3.6.1. Đối với các trang trại
Bảng 3.20: Phân tích SWOT mô hình chăn nuôi lợn gia công
Điểm mạnh (S)
- Tạo ra giá trị gia tăng lớn.
- Kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, chuồng trại thiết kế hiện đại, quy trình nuôi khép kín nên năng suất và sản lượng cực cao. Thời gian nuôi ngắn (trung bình 4 tháng). Hạn chế rủi ro về dịch bệnh, nguồn vốn (vì người nuôi và công ty chia sẻ rủi ro).
Cơ hội (O)
- Công ty hỗ trợ hoàn toàn về kỹ thuật, tư vấn, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Người chủ trang trại không phải lo về những mặt này.
- Có sự hỗ trợ một phần của nhà nước cho các trang trại chăn nuôi gia công (vốn vay ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp). Thị trường đầu ra đảm bảo, công ty lấy sản phẩm tại chuồng và thanh toán luôn tiền gia công cho chủ trang trại. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn (do thói quen người châu Á thường ăn thịt lợn). Người chủ trang trại được
chăn nuôi hiện đại, qua đó sau khi kết thúc hợp đồng
có khả năng tự
lập, thu được lợi nhuận cao hơn.
Về điểm mạnh và cơ hội: Ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn thành phố Sông Công đã ứng dụng được công nghệ mới vào sản xuất, áp dụng việc đưa các giống có năng suất cao vào phát triển chăn nuôi, nguồn thức
78
ăn được chủ động cũng như các yếu tố đầu vào được chủ động, có thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, đồng thời Nhà nước cũng như địa phương có những chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi, đồng thời cùng với sự phát triển các kênh phân phối tạo cơ hội cho ngành chăn nuôi gia công lợn phát triển, góp phần phát triển kinh tế trang trại nói riêng và kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Sông Công nói chung.
Về điểm yếu và thách thức: Nhìn chung quy mô chăn nuôi của các trang trại gia công tương đối lớn, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Hơn nữa do điều kiện khí hậu nên dịch bệnh rất dễ phát sinh gây khó khăn trong công tác phòng bệnh và kiểm dịch, điều này làm cho tỷ lệ hao hụt trên lứa lớn dẫn đến những tổn thất làm giảm năng suất. Mặt khác, công tác vệ sinh môi trường đòi hỏi yêu cầu tương đối chặt chẽ trong khi vấn đề đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải của các trang trại chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng trực tiếp đến những người dân sống xung quanh khu vực trang trại. Ngoài ra các sản phẩm của chăn nuôi lợn gia công chịu sự cạnh tranh rất lớn về giá cũng như chất lượng trên thị trường, nhiều chủ trang trại chưa có kinh nghiệm trong quản lý kinh tế trang trại nên hiệu quả kinh doanh chưa cao, do vậy nhiều chủ trang trại có tư tưởng phá hợp đồng với công ty khi giá cả sản phẩm trên thị trường tăng cao hoặc là khi công việc gia công có lãi rất ít.
Về điểm mạnh và thách thức: Hình thức chăn nuôi lợn gia công có thể nói là một mô hình giúp người dân làm giàu trên chính quê hương của họ, song để đảm bảo điều này các công ty cần tổ chức các lớp đào tạo kinh nghiệm quản lý cho các chủ trang trại, gia tăng giá gia công/ kg lợn hơi, trong khi hiệu quả sản xuất không cao, nên các trang trại mất thời gian rất lâu để hoàn vốn, khiến cho nhiều chủ trang trại có tư tưởng phá hợp đồng. Hơn nữa cần làm tốt công tác phòng dịch, cũng như đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, đồng thời có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chế biến để nâng sức cạnh tranh cho các sản phẩm.
Về điểm yếu và cơ hội: Trên cơ sở khắc phục những điểm yếu, nắm bắt những cơ hội. Cần mở các lớp huấn luyện về kỹ thuật chăn nuôi cũng như quản lý cho các
chủ trang trại để góp phần nâng cao năng suất và quản lý trang trại có hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho các trang trại chăn nuôi. Tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi để giảm chi phí trung gian, giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần có chính sách ưu tiên vay vốn xây dựng ban đầu cho các trang trại chăn nuôi để tạo điều kiện cho mô hình chăn nuôi gia công phát triển bền vững, mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người dân. Hơn nữa, công ty nên có chính sách nâng cao giá gia công khi giá thị trường tăng lên,