6. Kết cấu đề tài
2.2.1 Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện cấp C/O cho các doanh nghiệp tại Việt Nam là Bộ Công Thương. Theo đó, Bộ Công Thương trực tiếp hoặc ủy quyền cấp cho các phòng quản lí xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương cấp C/O form A, D, E, AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S; các ban quản lí khu công nghiệp, khu chế xuất cấp C/O form D, E, AK. và Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cấp C/O form A, B, AANZ, GSTP, DA59, TNK, Anexco III. Tuy nhiên việc thực
hiện cấp vẫn chịu sự điều hành và quản lí trực tiếp từ Bộ Công Thương. Cẩm nang C/O của VCCI đưa ra vào năm 2018 đã cung cấp quy trình khá chi tiết về việc cấp C/O như sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tại VCCI
Mô tả quy trình:
Bước 1: Doanh nghiệp khai hồ sơ xin cấp C/O trên hệ thống Comis bao gồm:
+ Đơn xin cấp C/O
+ Scan và đính kèm các file cần thiết với dung lượng tối đa là 10mb: “Mẫu đơn đề nghị cấp C/O, mẫu C/O đã điền đầy đủ, Hóa đơn thương mại, Vận đơn hoặc chứng từ vận tải hợp lệ, Hợp đồng ngoại thương, Tờ khai hải quan, Phiếu đóng gói hàng hóa, Bản giải trình quy trình sản xuất hàng hóa cùng các giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu của VCCI”- (Theo VCCI)
Bước 2: Hệ thống Comis sẽ tự động cấp số C/O
Sau khi doanh nghiệp hoàn thiện phần kê khai các thông tin cần thiết ở bước 1, hệ thống Comis sẽ tự động cấp số C/O cho doanh nghiệp. Hệ thống của doanh nghiệp sẽ tự động nhận được số C/O. Lưu ý rằng, doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện các sửa đổi (nếu có) khi chuyên viên xử lí của VCCI chưa tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ hoàn chỉnh
Sau khi đã thực hiện sửa đổi (nếu có), doanh nghiệp gửi lại bộ hồ sơ hoàn chỉnh lên hệ thống Comis của VCCI.
Bước 4: VCCI tiếp nhận hồ sơ
Hệ thống Comis sẽ tự động tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện đươck gửi lên từ hệ thống của doanh nghiệp để tiến hành xử lí.
Bước 5: VCCI xử lí hồ sơ
Chuyên viên của VCCI sẽ tiếp nhận và xử lí bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ sẽ duyệt (bước 7), nếu hồ sơ không đầy đủ hệ thống sẽ từ chối (bước 6).
Bước 6: Từ chối bộ hồ sơ
Chuyên viên của VCCI thực hiện từ chối tiếp nhận hồ sơ trên hệ thống Comis và đưa ra lí do từ chối. Doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin cũng như lí do từ chối bộ hồ sơ. Doanh nghiệp tiến hành bổ sung các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu và quay lại quy trình từ bước 3.
Bước 7: Thực hiện duyệt cấp C/O cho bộ hồ sơ đáp ứng
Chuyên viên thực hiện việc duyệt cấp C/O trên hệ thống và doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo.
VCCI thực hiện kí tên, đóng dấu và chuyển C/O hoàn thiện lại cho doanh nghiệp. Ket thúc quy trình.
Quy trình cấp C/O của VCCI được thực hiện trên hệ thống Comis rất tiện lợi đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nó giúp tiết kiệm được thời gian đi lại nếu bộ hồ sơ online còn thiếu cần bổ sung sẽ được thông báo để doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ trước khi nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp C/O, các bước thực hiện cũng khá đơn giản và có hướng dẫn rõ ràng. Thông thường, một bộ hồ sơ xin cấp C/O hoàn chỉnh và đáp ứng được yêu cầu sẽ được hệ thống duyệt và cấp số ngay trong ngày. Trong một số trường hợp đặc biệt, thời hạn cấp C/O có thể sẽ kéo dài nhưng sẽ không quá 3 ngày. Nếu trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc gian lận, có sự nghi ngờ, cần tiến hành việc xác minh thực tế tại cơ sở sản xuất, cán bộ cấp C/O sẽ thông báo trước cho nhà xuất khẩu và thời hạn thực hiện trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ.