6. Kết cấu đề tài
2.3.1. Những cam kết của Việt Nam trong Khu vực thương mại tự do ASEAN-
Trung Quốc
Trong những năm qua, Hiệp định thương mại tự do giữa các nước ASEAN và Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều cơ hội mới cho các quốc gia trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Tham gia vào ACFTA, Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội và tiến hành rất nhiều các cam kết cùng các quốc gia trong Hiệp định. Tham gia vào một khu vực kinh tế giàu tiềm năng và đày sự năng động như ACFTA, Việt Nam không chỉ tạo dựng được mối quan hệ bền chặt, hợp tác toàn diện với các quốc gia trong Khu vực mà còn đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. 19 năm qua, các quốc gia ACFTA đã cùng nhau kí kết và thực hiện rất nhiều các Hiệp định thể hiện tinh thần hợp tác toàn diện.
Hình 2.1: Các Hiệp định được kí kết trong ACFTA
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI
Việt Nam kể đi từ khi tham gia ACFTA năm 2002 đã ban hành khoảng 10 văn bản pháp quy hướng dẫn việc thực hiện các cam kết trong Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện. Điều đó thể hiện Việt Nam đã rất nỗ lực, rất chủ động trong việc thực hiện các cam kết trong Khu vực ACFTA và thể hiện qua các cam kết trong lĩnh vực hàng hóa, cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, lĩnh vực đầu tư,... Cụ thể:
- Cam kết trong lĩnh vực hàng hóa ( có hiệu lực từ tháng 7/2005):
+ Chương trình Thu hoạch sớm (EHP): gồm đại đa số các mặt hàng từ Chương 1 đến Chương 8 của Biểu thuế nhập khẩu, chủ yếu là hàng nông sản, thủy sản. Hàng hóa trong danh mục này được cam kết giảm thuế trong giai đoạn 2004- 2008 theo bảng như sau:
15≤ MFN < 30 10 10 5 5 0
X > 60 60 50 40 30 25 15— ≡- 0 45<X<60 40 35 35 30 25 15- 1Õ- 0 35<X<4 35 30 30 25 20 15— 5 0 30<X<35 30 25 25 20 ỸT~ 1Õ- 5 0 25<X<30 25 20 20 15 15— 1Õ- 5 0 20<X<25 20 20 15 15 15- 1Õ- 0-5 0 15<X<20 15 — —15 10 10 1Õ - 5 0-5 0 10<X<15 ĩõ- 1Õ - 10 10 8 5 0-5 0 7< X < 10 7 7 7 7 5 5 0-5 0 7< X < 10 5 5 5 5 5 5 0-5 0 X<5 Giữ nguyên 0
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
+ Danh mục nhạy cảm (ST): Những mặt hàng thuộc Danh mục này không được đưa ra một lịch trình cắt giảm thuế suất theo năm nào, nhưng có đưa ra mức thuế suất cuối cùng áp dụng và năm cuối cùng áp dụng. “Danh mục này của Việt Nam gồm 388 nhóm hàng hóa ở cấp độ HS 6 số (Phụ lục III của Biên bản ghi nhớ), đa số là các sản phẩm như: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, điện tử điện lạnh, hàng dệt may... Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL), có thuế suất 20% vào 2015 và giảm xuống 0-5% vào 2020. Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL), bao gồm không quá 140 nhóm mặt hàng HS 6 số và có thuế suất 50% vào 2018.” (Theo Trung tâm WTO)
+ Danh mục thông thường: bao gồm khoảng 90% số dòng thuế được thực hiện cắt giảm từ năm 2006 và về mức thuế 0% trong năm 2015. Cụ thể:
+ Giai đoạn 2015-2018, Việt Nam thực hiện cắt giảm 3690 dòng thuế về 0% so với năm 2014, nâng tổng số dòng thuế được cắt giảm xuống 0% là 7982 dòng, chiếm 84,1% tổng số dòng thuế, chủ yếu bao gồm các nhóm mặt hàng: đồ nội thất và các sản phẩm từ gỗ; linh kiện, phụ tùng máy móc, thiết bị; máy tính và các sản phẩm linh kiện điện tử; chất dẻo và chất dẻo nguyên phụ liệu, sản phẩm dệt may; da giầy; và 1 số sản phẩm sắt thép.
+ Từ 1/1/2018, cắt giảm xuống 0% thêm 588 dòng thuế, tổng dòng thuế cắt giảm về 0% là 8570 dòng, chiếm 90,31%, gồm một số mặt hàng: linh kiện phụ tùng ô tô, chế phẩm từ thịt; động cơ điện; chế phẩm từ rau quả; hóa chất; ; vật liệu xây dựng; hàng gia dụng; cao su; nhựa; giấy...
+ Đến năm 2020, thực hiện cắt giảm xuống 5% với 475 dòng thuế nhạy cảm gồm: một số dòng xe tải và xe chuyên dụng; các sản phẩm gốm xứ; sắt thép; xi măng; cáp điện; giấy; các sản phẩm cao su; các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến; nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác
+ Đến nay, những dòng thuế không cam kết cắt giảm và số dòng thuế duy trì thuế suất cao ở Việt Nam còn khoảng 456 số dòng thuế, bao gồm: đường; trứng gia cầm; thuốc lá; xăng dầu; sắt thép; phương tiện vận tải; vật liệu xây dựng; động cơ; một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng.
- Thương mại dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 7/2007):
Việt Nam đã cùng các quốc gia ACFTA đàm phán 3 gói cam kết hợp tác về dịch vụ. Hai gói cam kết trước của Việt Nam tương đương với cam kết trong WTO. Gói cam kết thứ 3 cũng với mức mở cửa tương đương với WTO và mở thêm: “lĩnh vực công viên du lịch chuyên đề (tourism theme park) cho phép đầu tư liên doanh và vốn nước ngoài không quá 49%; lĩnh vực viễn thông; danh mục ngoại lệ không áp dụng nguyên tắc MFN đối với một số lĩnh vực liệt kê (thường là trường hợp các FTA hoặc thỏa thuận đầu tư song phương mà Việt Nam ký)” - (Theo Trung tâm WTO).
- Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp: hiệp định này áp dụng đối với các quốc gia thành viên ACFTA, nó đưa ra một quy trình chung để giải quyết các
khía cạnh về mặt pháp lý, các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định Khung. - Các cam kết hợp tác khác theo các cam kết hợp tác của ACFTA, trong đó
hợp tác trong lĩnh vực đầu tư ưu tiên.