Giải pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam sử dụng C/O for mE

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 93 - 95)

6. Kết cấu đề tài

3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam sử dụng C/O for mE

Việc biết cách tận dụng các ưu đãi thuế quan do C/O mang lại là yếu tố vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như vị thế trên trường quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, thì các hàng hóa nào càng có nhiều “giấy thông hành” thì càng có nhiều lợi thế thâm nhập và C/O chính là một loại “giấy thông hành” vô cùng hữu ích cho hàng hóa. Với thị trường bão hòa và quá nhiều đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc thì hàng hóa có xuất xứ rõ rang sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn. Để thực hiện được điều này, các doanh nghiệp cần phải nắm vững các quy tắc xuất xứ, quy định, thủ tục để xin cấp C/O cũng như các vấn đề xoay quanh C/O. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp Việt nắm bắt, hiểu rõ các lợi ích mà C/O mang lại thật sự không hề đơn giản, đặc biệt là việc sử dụng và tận dụng nó. Vậy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần làm gì để tận dụng các ưu đãi mà C/o mang lại nói chung và C/O mẫu E hưởng ưu đãi trong ACFTA nói riêng?

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần nỗ lực, không ngừng trau dồi để có thể kịp

thời cập nhật các quy định, quy tắc xuất xứ trong ACFTA vì các quốc gia ASEAN và Trung Quốc cũng liên tục sửa đổi, bổ sung các quy tắc cho phù hợp với trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam và ACFTA nói chung. Từ việc tìm hiểu kĩ cách vận dụng các quy tắc để xác định xuất xứ hàng hóa, tìm hiểu kĩ thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể vận dụng tối đa các ưu đãi có thể hưởng. Cử cán bộ của doanh nghiệp tham gia các buổi tập huấn của cơ quan có thẩm quyền về việc cấp C/O hưởng ưu đãi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, VCCI,... mỗi khi có

vướng mắc hay khó khăn. Neu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chủ động chuẩn bị thủ tục xin cấp C/O thì có thể tham khảo, sử dụng các dịch vụ trung gian của các công ty forwarder. Tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng không cập nhật tình hình gây khó khăn cho hoạt động thông quan hàng hóa. Điển hình như vào tháng 8 năm 2019, phía Trung Quốc bất ngờ ban hành mẫu C/O form E mới mà Hải quan Việt Nam chưa có cơ sở chấp nhận loại C/O mới gây ùn tắc của khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) trong nhiều ngày liền.

Thứ hai, thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh

nghiệp ASEAN và Trung Quốc để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm, tìm kiếm đối tác mới thông qua các Hội nghị, hội chợ thương mại. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải tích cực và chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận thị trường, các đối tác Trung Quốc để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Và khi doanh nghiệp chủ động trong việc tiếp cận sẽ chủ động được trong kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho hàng hóa phù hợp với các quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Thứ ba, nâng cao chất lượng hàng hóa để nâng cao tỷ lệ xuất khẩu chính

ngạch. Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những thị trường cung ứng nông sản lớn, giá cả rẻ, mẫu mã tốt và Trung Quốc - thị trường có dân số đông nhất trên thế giới thì mức tiêu thụ nông sản là rất lớn. Đây là điều kiện rất tốt để chúng ta đánh mạnh việc xuất khẩu nông sản vào thị trường này. Tuy nhiên, nông sản muốn xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc phải đáp ứng rất nhiều các tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượn, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy để nâng cao tỷ lệ hàng hóa, nhất là nông sản chiếm khối lượng lớn vào thị trường Trung Quốc, các công ty cần phải tuân thủ các quy định ngặt nghèo trong quá trình nuôi trồng, sản xuất và bảo quản để có nhiều cơ hội xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tỷ dân và hưởng các ưu đãi thuế quan do C/O mẫu E mang lại. Một giải pháp nữa để khuyến khích hoạt động xuất khẩu chính ngạch là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ưu tiên cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các mặt hàng chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch thành xuất khẩu chính ngạch.

Thứ tư, cải thiện lĩnh vực khoa học công nghệ, không ngừng phát triển ngành

nước. Hiện tại, các doanh nghiệp nước ta còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài, như dệt may, da giày, máy móc,... và điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng các quy tắc xuất xứ trong ACFTA, ví dụ như quy tắc xác định hàm lượng giá trị khu vực, quy tắc cộng gộp. Điều này về lâu về dài sẽ tạo ra nhiều khó khăn và phụ thuộc, ngoài ra còn tốn kém chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu này về nước. Giải pháp tốt nhất đó là xây dựng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, vật liệu để các doanh nghiệp có thể tự chủ trong vấn đề nguyên liệu sản xuất mà vẫn đáp ứng rất tốt các quy tắc xuất xứ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kỹ thuật khoa học tiên tiến, tiềm lực tốt và vốn tài chính mạnh. Do đó, cần có sự giúp đỡ nhiều hơn từ phía các cơ quan chức năng cũng như khả năng kết hợp, chuyên môn hóa của doanh nghiệp.

Thứ năm, các doanh nghiệp cần có kế hoạch, lộ trình kinh doanh rõ ràng,

luôn chủ động nắm bắt, làm chủ hoạt động kinh doanh để tránh rơi vào trường hợp sản xuất vội để kịp tiến độ và bỏ qua nhiều yếu tố để đáp ứng các quy tắc xuất xứ trong ACFTA. Hoặc trong trường hợp dịch bện Covid đang diễn ra mà thời gian vận chuyển hàng hóa Trung- Việt khá nhanh nhưng các doanh nghiệp không kịp nhận được C/O mẫu E đúng thời hạn nên không được hưởng các ưu đãi thuế quan. Vì hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ chế cấp C/O mẫu E online nên các doanh nghiệp phải mất thêm khoảng thời gian để nộp bộ hồ sơ và chờ bộ C/O gốc được cấp để đến nhận về.

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w