Bài học sử dụng C/O for mE đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 91 - 93)

6. Kết cấu đề tài

3.1.2 Bài học sử dụng C/O for mE đối với Việt Nam

Thông qua việc nghiên cứu về thực trạng việc sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E của một số quốc gia trong ACFTA với những quy định và cách triển khai thực hiện cấp phát khác nhau. Có thể thấy các quốc gia đó đểu đã tiến đến việc sử dụng chung một hệ thống truyền dữ liệu hải quan, cho phép quốc gia đối tác có thể cần xem xét lại để cải tiến quy trình cấp C/O và tích hợp công nghệ nhiều hơn trong việc xét và cấp C/O. Có thể tham khảo mô hình truyền dữ liệu hải quan qua hệ thống và tự in C/O của Trung Quốc thực hiện với Singapore và Indonesia. Không những tiết kiệm thời gian mà còn tăng khả năng kiểm soát, minh bạch trong vấn đề kiểm tra để tránh các sai sót trong việc cấp xét C/O mẫu E. Nếu doanh nghiệp Trung Quốc xin giấy chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN. Nếu nước đến là Indonesia hoặc Singapore, thì không còn

yêu cầu chữ ký và đóng dấu thủ công nữa và công ty có thể in giấy chứng nhận một cách độc lập. Neu Việt Nam và Trung Quốc có thể triển khai hệ thống này với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên thì sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng tận dụng các ưu đãi của C/O mẫu E, nâng cao mức độ thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới giữa hai quốc gia.

Một bài học nữa cho Việt Nam về việc cấp xét, sử dụng C/O mẫu E đến từ việc nâng cao vai trò của ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, đưa ra các quy định hải quan nghiêm ngặt hơn để mức độ hàng hóa đáp ứng được các quy tắc xuất xứ theo quy định của ACFTA được nâng cao hơn. Ngành công nghiệp sản xuất, chế nguyên vật liệu trong nước phát triển sẽ hạn chế việc các doanh nghiệp phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài để sản xuất hàng hóa. Vừa tiết kiệm được chi phí về nhập khẩu nguyên vật liệu, vừa nâng cao khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ. Vì một trong những vấn đề lớn hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam là việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ do chất lượng hàng hóa không đủ mà các quy định thì ngày một nghiêm ngặt và các FTA khác nhau thì quy định cũng khác nhau. Phát triển ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, tạo ra các nguyên liệu nội địa cho quá trình sản xuất, gia công như Indonesia là một bài học kinh nghiệm quý báu cho nước ta.

Việt Nam cũng nên linh hoạt hơn trong hoạt động xử lí cấp giấy chứng nhận xuất xứ, nhất là trong tình hình dịch bệnh, cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữ người với người. Có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nộp bổ sung sau Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để các doanh nghiệp vẫn có thể tận dụng được các ưu đãi thuế quan và thông quan hàng hóa bình thường, tránh tình trạng gây tắc nghẽn biên do phải chờ C/O về kịp. Các cơ quan có thẩm quyền cần lắng nghe và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tháo gỡ các khó khăn nhiều hơn. Bởi khoảng cách vận chuyển giữa Việt Nam và Trung Quốc rất gần, chỉ mất vài ngày mà thời gian chờ C/O được cấp có thể lâu hơn như thế, dẫn đến các chi phí lưu bãi có thể đắt hơn phần thuế suất được ưu đãi sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng C/O của các doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động, tự chủ trong việc xác định, lên kế hoạch kinh doanh và sắp xếp các công việc đi kèm cho hợp lí và linh hoạt.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần học hỏi nhiều hơn, không chỉ là các quy định, quy tắc xuất xứ ở Việt Nam mà còn cả các quy tắc, quy định của các quốc gia đối tác, bởi mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng biệt cần tuân thủ. Có rất nhiều quốc có hệ thống hải quan rất chặt chẽ và khó khăn như Indonesia, thì việc nắm bắt kĩ càng các quy định sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trường hơn.

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 91 - 93)