Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan tại Việt

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 57)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2 Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan tại Việt

Việt

Nam

Bộ Công thương đã ban hành Quyết định 2412/QĐ-BCT về quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi qua Internet có hiệu lực từ ngày 15/6/2016. Theo Điều 2 và 3 của Nghị định này, quy trình cấp C/O hưởng ưu đãi thuế quan bao gồm:

“ Điều 2. Hồ sơ đề nghị cấp C/O qua Internet

1. Thương nhân tham gia Quy trình cấp C/O qua Internet khai báo bộ hồ sơ thương nhân điện tử trên eCoSys. Trường hợp đã nộp hồ sơ thương nhân bản giấy,

thương nhân cần cập nhật hồ sơ trên eCoSys.

2. Thương nhân khai báo dữ liệu theo biểu mẫu sẵn có trên eCoSys trên cơ sở các thông tin chính xác liên quan đến hàng hóa đang được đề nghị cấp C/O ưu

đãi và đính kèm dưới dạng điện tử các chứng từ được quy định từ điểm c đến điểm

e khoản 1 Điều 9 Thông tư số 06/2011/TT-BCT. Các văn bản, chứng từ này phải

4. Sau khi nhận được thông báo phê duyệt hồ sơ đề nghị cấp C/O qua Internet của Tổ chức cấp C/O, thương nhân nộp cho Tổ chức cấp C/O Đơn đề nghị

cấp C/O và Mau C/O đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo quy định tại

điểm b

khoản 1 Điều 9 Thông tư số 06/2011/TT-BCT.

5. Thương nhân nộp hoặc xuất trình bản giấy các chứng từ khác được quy định tại Điều 9 Thông tư số 06/2011/TT-BCT cho Tổ chức cấp C/O trong trường

hợp được yêu cầu.

Điều 3. Xử lý hồ sơ đề nghị cấp C/O qua Internet

1. Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp C/O qua Internet, Tổ chức cấp C/O có trách nhiệm thông báo trên hệ thống kết quả xét

duyệt hồ sơ đề nghị cấp C/O cho thương nhân.

2. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp C/O qua Internet của thương nhân không phù hợp với quy định hiện hành, Tổ chức cấp C/O cần nêu rõ lý do không chấp

thuận và thông báo để thương nhân sửa đổi, bổ sung.

3. Tổ chức cấp C/O trả kết quả cấp C/O bản giấy theo Mau C/O đã được thương nhân khai hoàn chỉnh trong 2 giờ làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ quy

định tại khoản 3 Điều 2 của Quy trình này.

4. Đối với hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu D, các Tổ chức cấp C/O tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn toàn theo Quy trình cấp C/O qua Internet. Thời gian chuyển đổi từ

Quy trình cấp theo hồ sơ giấy sang Quy trình cấp qua Internet là 45 ngày, tính từ

ngày Quyết định này có hiệu lực.”

Các chứng từ mà thương nhân cần khai báo trên hệ thống theo khoản 1 Điều 9 Thông tư số 06/2011/TT-BCT bao gồm: “đơn xin cấp C/O ưu đãi, mẫu C/O xin cấp đã khai hoàn chỉnh, bản sao vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương ứng, bản sao

Mức thuế MFN Mức thuế EHP áp dụng qua các năm (%)

2004 2005 2006 2007 2008

Bước 1: Đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện xin cấp C/O, cần đăng kí “hồ sơ thương nhân” trên hệ thống Ecosys theo quy định.

Bước 2: Chuẩn bị các chứng từ đầu vào, định mức nguyên phụ liệu sản xuất, bảng kê nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, Scan hóa đơn/tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu. Đối với các doanh nghiệp là công ty thương mại cần cung cấp thêm hóa đơn mua bán giữa công ty thương mại và bên sản xuất. Đảm bảo đáp ứng các thông tin để hoàn thiện bảng tiêu chí xuất xứ.

Bước 3: Với các thông tin đã có ở bước 2, xác định tiêu chí áp dụng của lô hàng theo quy tắc xuất xứ trong ACFTA.

Bước 4: Chuẩn bị bồ hồ sơ online và thực hiện khai báo dữ liệu trên hệ thống Ecosys. Khi thực hiện khai sẽ đính kèm các chứng từ như: đơn đăng kí cấp C/O mẫu E, mẫu C/O form E được khai hoàn chỉnh, tờ khai hải quan, vận đơn hoặc chứng từ vận tải, hóa đơn, ... theo quy định và sử dụng chữ kí số của doanh nghiệp để kí xác nhận nộp bộ hồ sơ.

Bước 5: Hệ thống Ecosys xét duyệt bộ hồ sơ online và cấp số cho C/O mẫu E của bộ hồ sơ hợp lệ. Neu bộ hồ sơ không hợp lệ hoặc có thiếu sót không được duyệt sẽ được thông báo lí do cho doanh nghiệp

Bước 6: In các chứng từ trong bộ hồ sơ xin cấp C/O và nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương để chờ xét duyệt.

Bước 7: Doanh nghiệp đến lấy bộ C/O gốc đã được cấp.

2.3 Thực trạng sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E hưởng ưu đãi thuế quan tại các doanh nghiệp Việt Nam

2.3.1. Những cam kết của Việt Nam trong Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc Trung Quốc

Trong những năm qua, Hiệp định thương mại tự do giữa các nước ASEAN và Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều cơ hội mới cho các quốc gia trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Tham gia vào ACFTA, Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội và tiến hành rất nhiều các cam kết cùng các quốc gia trong Hiệp định. Tham gia vào một khu vực kinh tế giàu tiềm năng và đày sự năng động như ACFTA, Việt Nam không chỉ tạo dựng được mối quan hệ bền chặt, hợp tác toàn diện với các quốc gia trong Khu vực mà còn đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. 19 năm qua, các quốc gia ACFTA đã cùng nhau kí kết và thực hiện rất nhiều các Hiệp định thể hiện tinh thần hợp tác toàn diện.

Hình 2.1: Các Hiệp định được kí kết trong ACFTA

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI

Việt Nam kể đi từ khi tham gia ACFTA năm 2002 đã ban hành khoảng 10 văn bản pháp quy hướng dẫn việc thực hiện các cam kết trong Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện. Điều đó thể hiện Việt Nam đã rất nỗ lực, rất chủ động trong việc thực hiện các cam kết trong Khu vực ACFTA và thể hiện qua các cam kết trong lĩnh vực hàng hóa, cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, lĩnh vực đầu tư,... Cụ thể:

- Cam kết trong lĩnh vực hàng hóa ( có hiệu lực từ tháng 7/2005):

+ Chương trình Thu hoạch sớm (EHP): gồm đại đa số các mặt hàng từ Chương 1 đến Chương 8 của Biểu thuế nhập khẩu, chủ yếu là hàng nông sản, thủy sản. Hàng hóa trong danh mục này được cam kết giảm thuế trong giai đoạn 2004- 2008 theo bảng như sau:

15≤ MFN < 30 10 10 5 5 0

X > 60 60 50 40 30 25 15— ≡- 0 45<X<60 40 35 35 30 25 15- 1Õ- 0 35<X<4 35 30 30 25 20 15— 5 0 30<X<35 30 25 25 20 ỸT~ 1Õ- 5 0 25<X<30 25 20 20 15 15— 1Õ- 5 0 20<X<25 20 20 15 15 15- 1Õ- 0-5 0 15<X<20 15 — —15 10 10 1Õ - 5 0-5 0 10<X<15 ĩõ- 1Õ - 10 10 8 5 0-5 0 7< X < 10 7 7 7 7 5 5 0-5 0 7< X < 10 5 5 5 5 5 5 0-5 0 X<5 Giữ nguyên 0

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

+ Danh mục nhạy cảm (ST): Những mặt hàng thuộc Danh mục này không được đưa ra một lịch trình cắt giảm thuế suất theo năm nào, nhưng có đưa ra mức thuế suất cuối cùng áp dụng và năm cuối cùng áp dụng. “Danh mục này của Việt Nam gồm 388 nhóm hàng hóa ở cấp độ HS 6 số (Phụ lục III của Biên bản ghi nhớ), đa số là các sản phẩm như: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, điện tử điện lạnh, hàng dệt may... Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL), có thuế suất 20% vào 2015 và giảm xuống 0-5% vào 2020. Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL), bao gồm không quá 140 nhóm mặt hàng HS 6 số và có thuế suất 50% vào 2018.” (Theo Trung tâm WTO)

+ Danh mục thông thường: bao gồm khoảng 90% số dòng thuế được thực hiện cắt giảm từ năm 2006 và về mức thuế 0% trong năm 2015. Cụ thể:

+ Giai đoạn 2015-2018, Việt Nam thực hiện cắt giảm 3690 dòng thuế về 0% so với năm 2014, nâng tổng số dòng thuế được cắt giảm xuống 0% là 7982 dòng, chiếm 84,1% tổng số dòng thuế, chủ yếu bao gồm các nhóm mặt hàng: đồ nội thất và các sản phẩm từ gỗ; linh kiện, phụ tùng máy móc, thiết bị; máy tính và các sản phẩm linh kiện điện tử; chất dẻo và chất dẻo nguyên phụ liệu, sản phẩm dệt may; da giầy; và 1 số sản phẩm sắt thép.

+ Từ 1/1/2018, cắt giảm xuống 0% thêm 588 dòng thuế, tổng dòng thuế cắt giảm về 0% là 8570 dòng, chiếm 90,31%, gồm một số mặt hàng: linh kiện phụ tùng ô tô, chế phẩm từ thịt; động cơ điện; chế phẩm từ rau quả; hóa chất; ; vật liệu xây dựng; hàng gia dụng; cao su; nhựa; giấy...

+ Đến năm 2020, thực hiện cắt giảm xuống 5% với 475 dòng thuế nhạy cảm gồm: một số dòng xe tải và xe chuyên dụng; các sản phẩm gốm xứ; sắt thép; xi măng; cáp điện; giấy; các sản phẩm cao su; các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến; nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác

+ Đến nay, những dòng thuế không cam kết cắt giảm và số dòng thuế duy trì thuế suất cao ở Việt Nam còn khoảng 456 số dòng thuế, bao gồm: đường; trứng gia cầm; thuốc lá; xăng dầu; sắt thép; phương tiện vận tải; vật liệu xây dựng; động cơ; một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng.

- Thương mại dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 7/2007):

Việt Nam đã cùng các quốc gia ACFTA đàm phán 3 gói cam kết hợp tác về dịch vụ. Hai gói cam kết trước của Việt Nam tương đương với cam kết trong WTO. Gói cam kết thứ 3 cũng với mức mở cửa tương đương với WTO và mở thêm: “lĩnh vực công viên du lịch chuyên đề (tourism theme park) cho phép đầu tư liên doanh và vốn nước ngoài không quá 49%; lĩnh vực viễn thông; danh mục ngoại lệ không áp dụng nguyên tắc MFN đối với một số lĩnh vực liệt kê (thường là trường hợp các FTA hoặc thỏa thuận đầu tư song phương mà Việt Nam ký)” - (Theo Trung tâm WTO).

- Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp: hiệp định này áp dụng đối với các quốc gia thành viên ACFTA, nó đưa ra một quy trình chung để giải quyết các

khía cạnh về mặt pháp lý, các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định Khung. - Các cam kết hợp tác khác theo các cam kết hợp tác của ACFTA, trong đó

hợp tác trong lĩnh vực đầu tư ưu tiên.

2.3.2 Thực trạng sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E tại Việt Nam

2.3.3.1 Thực trạng sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi tại Việt Nam giai

đoạn 2016-2020

hóa từ nước ta xuất khẩu vào các thị trường ấy sẽ được giảm khoảng 85% số dòng thuế về mức 0-5%, còn 15% số dòng thuế khác sẽ được giảm theo lộ trình cụ thể được đưa ra theo từng FTA. Theo Bộ Công Thương, mức thuế suất trung bình được áp dụng trong các cam kết FTA khoảng từ 0 - 5%, thấp hơn rất nhiều so với thuế suất MFN trung bình (5 - 25%). Điều này cho thấy, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường theo các FTA nhận được các ưu đãi rất lớn và sẽ rất thuận lợi.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA Việt Nam kí kết giai đoạn 2007-2020

Nguồn: Bộ tài Chính

Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được các ưu đãi từ các ROO trong các FTA đã kí kết là không cao. Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, cho đến thời điểm hiện nay thì tỷ lệ tận dụng các ưu đãi chỉ đạt trung bình chỉ đạt ngưỡng 31-34%, điều đó có nghĩa là khoảng 65% số hàng hóa còn lại phải chịu mức thuế suất thông thường cao hơn . Đây là một thách thức tương đối lớn đặt ra cho cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam.

Năm 2016, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi đạt 26,6 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương năm 2016: “Kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi khá ổn định, trừ C/O mẫu EAV đối với hàng xuất khẩu sang các

Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu Số lượng C/O ưu

nước thuộc Liên minh Kinh tế Á Âu từ khi FTA VN-EAEU mới có hiệu lực từ ngày 05/10/2016”. Năm 2016, số lượng bộ C/O ưu đãi mà các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện cấp khoảng 623.484 bộ, tăng 21% so với năm trước về số lượng bộ.

Năm 2017, Bộ Công Thương thống kê rằng có 764.052 bộ C/O ưu đãi đã được cấp cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia khác với kim ngạch đạt 37,8 tỷ USD, tăng 26% về mặt trị giá hàng hóa và tăng 25% về mặt số lượng C/O phát hành so với năm trước (2016). Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường có FTA trong đó sử dụng C/O ưu đãi năm 2017 tăng 26% so với năm 2016, trị giá đạt được là 33,4 tỷ USD, chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi năm 2018 tiếp tục duy trì ở mức độ ổn định, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam kí kết FTA. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu có sử dụng C/O ưu đãi năm 2018 đạt 46,2 tỷ USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong năm này, Bộ Công Thương thống kê rằng tổ chức này đã phát hành 942.371 bộ C/O ưu đãi, với trị giá đạt 50,9 tỷ USD, số lượng bộ C/O tăng 25% so với năm 2017. Con số 39% của tỷ lệ tận dụng ưu đãi thể hiện rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang dần nhận thấy các lợi ích mà một bộ C/O ưu đãi có thể mang lại và biết cách tận dụng điều này hơn. Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương năm 2019: “Về tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA: thị trường Chi Lê đứng đầu với tỷ lệ sử dụng C/O mẫu VC là 68%. Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc với tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi mẫu AK/VK là 56%. Thị trường Ản Độ tiếp tục đứng ở vị trí thứ ba với tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu AI là 44%, Nhật Bản được xếp vị trí thứ tư với tỷ lệ sử dụng C/O mẫu AJ/VJ là 37% trong 6 tháng đầu năm 2018”.

Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu năm 2019 có sử dụng các loại C/O ưu đãi đạt 47,55 tỷ USD, chiếm 37,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Theo Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2019, nước ta đã phát hành hơn 1 triệu bản C/O ưu đãi, tương ứng với 61,19 tỷ USD, tăng 14% về mặt trị giá hàng hóa và về mặt số lượng bộ C/O ban hành tăng 10% so với năm trước.

Năm 2020, mặc dù phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid nhưng số lượng bộ C/O mà các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện phát hành cho các doanh nghiệp xuất khẩu là khoảng 1,3 triệu bản C/O ưu đãi, tương đương với trị giá là 52,8 tỷ USD, tăng về mặt trị giá khoảng 6% và về mặt số lượng bộ C/O là 9% so với số liệu năm 2019. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi có

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w