6. Kết cấu đề tài
3.2.2 Giải pháp đối với Cơ quan quản lý cấp C/O for mE
Năm 2007, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện cấp C/O điện tử cho các doanh nghiệp uy tín do Bộ Công thương xét chọn, là thành viên uy tín do các hiệp hội ngành hàng bảo lãnh hoặc giới thiệu; là thành viên vàng hoặc thành viên bạc của ECVN (Cổng thương mại điện tử quốc gia do Bộ Thương mại quản lý). Đây là một bước khở đầu trong công cuộc giảm tải thủ tục hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ vào tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp và các cán bộ xét cấp C/O trong việc quản lí. Thời gian qua mức độ tận dụng ưu đãi C/O form E luôn duy trì ở mức trên 30% cho thấy hoạt động quản lí của cơ quan chức năng là tương đối ổn định. Tuy nhiên, cần có nhiều giải pháp trong việc quản lí, hỗ trợ doanh
nghiệp lấy Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E để hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của ACFTA. Có thể kể đến một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, các Cơ quan quản lí việc cấp C/O (Bộ Công Thương, VCCI) cần
thiết kế lại cũng như sắp xếp hợp lí các khâu trong quy trình cấp C/O. Mục tiêu của giải pháp này là cải tiến quy trình cấp C/O nhằm tạo điều kiện, sự thuận tiện cho khách hành cũng hỗ trợ các cán bộ giảm bớt đi thời gian trong việc giải quyết hồ sơ, nghiệp vụ. Việc cải tiến quy trình của hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ giải quyết được các bất cập của quy trình cũ như: cán bộ thực hiện tư vấn trực tiếp cho các doanh nghiệp và tránh được việc tư vấn qua khâu trung gian, cán bộ kiểm tra hồ sơ có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng để tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm xuất khẩu, đó cũng sẽ là cơ sở để xét việc áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ cho bộ Hồ sơ đề nghị cấp C/O. Ngoài ra, việc cải thiện, sửa đổi quy trình cũng đồng thời giúp sắp xếp một cách khoa học, hệ thống lại các công việc để đạt được hiệu quả cao và có thể thể hiện toàn diện năng lực của các cán bộ. Quy trình cấp một bộ C/O có rất nhiều công đoạn khác nhau, nếu việc xử lí công việc trong các công đoạn gặp vướng mắc hoặc thời gian giải quyết công việc mỗi khâu không như mong muốn, dẫn đến độ trễ công việc của mỗi khâu về mặt thời gian là lớn nhất thì khoảng thời gian mà khách hàng phải chờ đợi việc cấp xét C/O sẽ tăng lên rất cao, gây tốn kém về thời gian và công sức. Hơn nữa, các cơ quan chức năng cũng cần linh động hơn trong việc cấp xét C/O đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid 19 để các doanh nghiệp kịp thời nhận được C/O để được hưởng các ưu đãi thuế quan.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kê khai, kiểm tra, cấp và
quản lí hoạt động cấp C/O. Trong thời buổi công nghệ thông tin có mối quan hệ không thể tách rời với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trò của Internet trở nên cực kỳ quan trọng vì nó mang lại quá nhiều lợi ích. Do đó có thể nhận thấy việc thực hiện quy trình qua Internet sẽ giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện hơn nữa quy trình, dễ dàng quản lí hơn. Nếu Việt Nam áp dụng việc cấp C/O mẫu E online thì kết quả trả về từ hệ thống hệ thống cấp, quản lý C/O điện tử eCOSys sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức vì hiện tại hoạt động xuất nhập khẩu đa số trao đổi dữ liệu và chứng từ trực tuyến. Hệ thống internet cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi quy trình xử lí yêu cầu cấp C/O mẫu E của cơ quan
có thẩm quyền và tính xác thực của C/O form E do các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (có 42 cơ quan của Trung Quốc có thẩm quyền ban hành C/O mẫu E được Việt Nam chấp thuận).
Thứ ba, tổ chức các buổi tập huấn định kỳ cho các công ty xuất nhạp khẩu,
công ty dịch vụ logistic liên quan về các quy tắc xuất xứ trong ACFTA, cách sử dụng các quy tắc cho từng loại hàng hóa hay áp dụng vào các trường hợp thực tế để hỗ trợ nâng cao hiểu biết, khả năng ứng dụng cho họ trong thực tiễn. Đây là một biện pháp giúp gắn kết hơn mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan chức năng. Ngoài ra, cần có một bộ phận chuyên hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc ở mỗi cơ quan có thẩm quyền cấp C/O mẫu E cho các doanh nghiệp. Khi các thắc mắc, khó khăn được giải quyết kịp thời thì hoạt động cấp C/O cũng trở nên đơn giản và chính xác hơn. Ngoài ra, các Bộ, ban, ngành có thể hỗ trợ tổ chức các hội chợ thương mại, hội nghị để các doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các đối tác Trung Quốc, ASEAN để học hỏi kinh nghiệm hưởng ưu đãi thuế quan, sản xuất hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ trong ACFTA và xa hơn là tạo mối quan hệ kinh doanh sau này.
Thứ tư, xây dựng bộ phận kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp xét
C/O để hỗ trợ các khâu công việc trong quy trình kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bất cứ một hệ thống nào để làm việc đạt hiệu quả cao cần phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, công việc kiểm tra và cấp C/O cũng không phải là một ngoại lệ. Hoạt động cấp C/O là một chuỗi công việc tương đối là đặc thù, do đó nó cũng cần phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, sát sao để có thể phát hiện các vướng mắc khó khăn, từ đó tư vấn, hỗ trợ cho các cán bộ quản lý điều chỉnh kịp thời. Mục tiêu của giải pháp này là để hạn chế các tiêu cực trong hoạt động cấp C/O có thể xảy ra, do đó việc thành lập thêm bộ phận kiểm soát toàn bộ quy trình là hết sức quan trọng. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm trong việc giải quyết các khiếu nại của doanh nghiệp, khách hàng, cơ quan nước bạn về hoạt động cấp C/O nếu có, kiểm tra tiến độ thực hiện các khâu trong công việc cấp xét và thường xuyên báo cáo cho các cấp quản lí để đưa ra các phương án hay các giải pháp khắc phục các thiếu sót nếu có. Nói chung, đây sẽ là bộ phận tham gia vào tất cả các khâu công việc trong quy trình cấp C/O. Bộ phận này cũng sẽ chủ động trong
việc xác minh, kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế các cơ sở sản xuất theo đề nghị hoặc theo yêu cầu của công tác kiểm tra sau khi cấp C/O, các dữ liệu thu thập được trong quá trình thực hiện sẽ được xây dựng và bổ sung vào cơ sở dữ liệu trên hệ thống.
Thứ năm, đơn giản hóa hồ sơ thủ tục xin cấp C/O, tăng thời gian nở hệ thống
Ecosys và giảm thiểu thời gian cấp C/O. Mục tiêu của giải pháp này là thúc đẩy quá trình xử lí hồ sơ và thúc đẩy sự hợp tác giữ cơ quan cấp C/O và doanh nghiệp xin cấp. Hiện tại thời gian mở hệ thống Ecosys để xét duyệt hồ sơ C/O sấp sỉ 10 giờ/ngày (từ khoảng 7h đến 18h30 hằng ngày), có thể điều chỉnh tăng thời gian này lên 18 giờ/ngày (từ 7h đến 24 giờ hằng ngày) như 1 số địa phương hiện đang thực hiện. Thời gian cấp C/O hiện nay là từ 2-10h kể từ thời điểm nộp bộ hồ sơ xin C/O đầy đủ, chính xác, nếu có thể cắt giảm xuỗng còn 1-2 giờ sẽ phù hợp và thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong ngày hoặc các hàng hóa cần làm thủ tục gấp vì thời gian vận chuyển Trung Quốc- Việt Nam khá nhanh do vị trí địa lí gần.