Phân loại Giấy chứng nhận xuất xứ

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu đề tài

1.1.2 Phân loại Giấy chứng nhận xuất xứ

Với sự đa dạng trong quan hệ hợp tác giữa các khu vực và các quốc gia, có rất nhiều loại C/O đang được sử dụng. Việc phân loại C/O có thể căn cứ vào mối quan hệ giữa các nước, hình thức cấp, cơ quan cấp,... Các loại C/O đang được sử dụng nhiều và rộng rãi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bao gồm:

a. Phân loại theo hình thức cấp

- C/O cấp trực tiếp: là loại C/O do nhà sản xuất hay cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp.

- C/O giáp lưng: là C/O được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên C/O của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

b. Phân loại theo quy chế áp dụng

- C/O quy định trong hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preferences): là loại C/O được các quốc gia phát triển chấp nhận để tính ưu

đãi thuế

quan cho hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển.

- C/O quy định trong các Hiệp định về hàng dệt, may ký kết giữa các nước tham gia Hiệp định: là C/O hàng dệt, may mặc từ các nước tham gia ký kết hiệp

định nhằm thực hiện quy định của hiệp định về việc cấp C/O cho hàng dệt

may xuất

khẩu thuộc sự điều chỉnh của hiệp định đó.

- C/O quy định trong Hiệp định về cà phê quốc tế - ICA (International Coffee Agreement) của Hiệp hội cà phê quốc tế ICO : là C/O cà phê xuất

khẩu từ

một nước là thành viên của hiệp hội cà phê quốc tế phù hợp với quy định

trong hiệp

định về cà phê quốc tế đã được các nước thành viên tham gia ký kết cam kết thực

hiện để kiểm soát và theo dõi việc mua bán cà phê trên thế giới.

- C/O không ưu đãi: là loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại quốc gia này xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới nhưng không được hưởng các chế độ ưu đãi. Bao gồm:

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu B: là C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới khi các nước đó không có chế độ ưu đãi GSP, có nhưng không cho Việt Nam hưởng hoặc các sản phẩm xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chuẩn để được hưởng chế độ ưu đãi GSP.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu T: là C/O cấp theo quy định của Hiệp định Dệt May giữa Việt Nam và EU.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu ICO: Là loại C/O được cấp cho mặt hàng cà phê theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu Venezuela: là C/O cấp cho một số sản phẩm xuất khẩu sang Venezuela (theo pháp luật nước này về chống bán phá giá và bồi thường).

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu Mexico: là C/O chỉ cấp riêng cho mặt hàng dệt may, giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang Mexico. Tuy nhiên, từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng dệt may và giày dép xuất khẩu từ Việt Nam không cần sử dụng loại C/O này nữa.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu Peru: là C/O cấp cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của quốc gia này.

- C/O ưu đãi: là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),.. .Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development ), Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ. Bao gồm:

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A: là C/O được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của các nước có tên ở mặt sau của C/O. Mẫu C/O này chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong các quốc gia ghi ở mặt sau và nước này cho Việt Nam hưởng ưu đãi theo chế độ GSP và hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn để được hưởng các ưu đãi do nước này quy định.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D: là C/O theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi thuế quan có Hiệu lực Chung (CEPT)- chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E: là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu snag Trung Quốc. Loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này cho phép hàng hóa của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S: là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào theo Hiệp định Việt- Lào .

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AK: là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc theo Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên ASEAN và Chính phủ Hàn Quốc.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AJ: là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản và các nước trong hiệp định thương mại đa phương ACCER Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên ASEAN và Chính phủ Nhật Bản.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu VJ: là C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu đi Nhật Bản theo FTA ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AI: là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Ản Độ theo Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên ASEAN và Chính phủ Ản Độ.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AANZ: loại C/O ưu đãi cung cấp cho hàng hóa của các nước ASEAN, Australia và New Zealand.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu VC: là C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu đi Chile theo FTA ký kết giữa Việt Nam và Chile.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EUR.1: là C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu đi 28 quốc gia EU theo FTA ký kết giữa Việt Bam và EU (EVFTA).

Hình 1.2: Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các FTA Việt Nam tham gia

Nguồn: Sea Dragon International Logistic

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w