Kinh nghiệm đến từ các quốc gia trong khu vực ACFTA

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 86 - 91)

6. Kết cấu đề tài

3.1.1 Kinh nghiệm đến từ các quốc gia trong khu vực ACFTA

3.1.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Hiện tại Trung Quốc đã tham gia vào 14 Hiệp định Thương mại tự do và 1 Hiệp định Thương mại ưu đãi với 25 quốc gia và khu vực bao gồm ASEAN, Chile, Pakistan, New Zealand, Singapore, Peru, Iceland, Costa Rica, Hàn quốc, Thụy Sĩ và Australia. Nội dung chính của các FTA này đều là cắt giảm thuế quan, tăng cường hợp tác song phương, đa phương. Đa số các FTA này đều thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan bằng 0 với hơn 90% hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.

Phiên bản nâng cấp mới đây nhất ACFTA cũng vẫn không hề đề cập đến điều khoản về “cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa” cho các doanh nghiệp. Bởi Trung Quốc không thể hiện sự quan tâm tới cơ chế này. Lý do được quốc gia này đề cập tới là Trung Quốc hoàn toàn miễn phí cấp C/O cho doanh nghiệp nên đa số các doanh nghiệp đều cảm thấy cơ chế cấp C/O hiện tại là hoàn toàn phù hợp và không có nhu cầu sử dụng tới hình thức tự chứng nhận xuất xứ. Một lí do nữa là Trung Quốc hiện nay còn phải đối phó với tình trạng khá nhức nhối là hàng giả hàng nhái đang tương đối căng thẳng, nên việc đưa thêm hình thức tự chứng nhận xuất xứ không phải là một giải pháp thương mại phù hợp hay tiết kiệm thời gian hay chi phí mà nó còn tạo ra nhiều khó khăn hơn cho cơ quan quản lý trong hoạt động kiểm soát chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ngày 07/5/2020, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành “Thông báo về việc mở rộng phạm vi tự in Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa” (Thông báo số 63 của Tổng cục Hải quan 2020). Tính đến cuối năm 2020, các chứng chỉ có thể tự in bao gồm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E của Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN (xuất khẩu sang Indonesia và Singapore). Hoạt động này vừa giúp tiết kiệm thời gian cho tất cả các bên tham gia

vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa và cả cơ quan có thẩm quyền cấp C/O. Mục đích của việc truyền các dữ liệu điện tử này là nhằm tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa của hai bên. Neu nước đến là các nước ASEAN khác quốc gia, phương thức xin cấp chứng chỉ Vẫn như cũ, vẫn cần phải tự tay ký và đóng dấu vào chứng chỉ.

3.1.1.2 Kinh nghiệm của Indonesia

Nền kinh tế Indonesia đang dần phục hồi trong nửa cuối năm 2020 nhờ sự mở cửa dần dần của nền kinh tế trong nước và toàn cầu cùng với sự hỗ trợ lớn về chính sách. Indonesia hiện nay là một trong những quốc gia ASEAN thực hiện rất tốt các chính sách để thúc đẩy hoạt động ngoại thương và các hoạt động tự do hóa thương mại. Các mặt hàng xuất khẩu của Indonesia đáp ứng được khá tốt các quy tắc xuất xứ do quốc gia này đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến và phụ trợ, cũng như các quy định Hải quan của quốc gia này cũng rất nghiêm ngặt. Indonesia hiện đang xây dựng một lộ trình toàn diện để Tạo ra Indonesia 4.0 và thúc đẩy các ngành sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu. Indonesia hiện nay cũng sử dụng truyền dữ liệu điện tử Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E khi xuất khẩu hàng hóa samg Trung Quốc. Theo một mô phỏng do Bộ Công nghiệp Indonesia thực hiện, nhập khẩu sẽ giảm 35% vào năm 2022, trong khi sản lượng có thể tăng 12,89%. Trong đó, bảy lĩnh vực công nghiệp đã được chỉ định là lĩnh vực ưu tiên phát triển của nền Công nghiệp 4.0 trong nước, đó là công nghiệp ăn uống, công nghiệp dệt may, công nghiệp xe cơ giới, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử, cùng với hai lĩnh vực mới như dược phẩm và ngành thiết bị y tế.

3.1.1.3 Kinh nghiệm của Singapore

Theo số liệu của Market Access Map, hiện nay Singapore đang tham gia vào khoảng 24 FTA song phương và khu vực trên toàn thế giới. Chính vì vậy có thể thấy đây là một quốc gia sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc tận dụng các ưu đãi từ các FTA tạo ra, và là một điểm đến lí tưởng cho nhiều nhà đầu tư mong muốn các cơ hội kinh doanh ở Chấu Á. Có thể nói mạng lưới các FTA của Singapore vừa mạnh mẽ, vừa duy trì rộng khắp. Hiện tại C/O mẫu E trong ACFTA ở Singapore hiện nay do Hải quan Singapore (Singapore Customs) phát hành. Các mẫu C/O ưu

Số C/O Loại C/O FTA

1 Mau A GPS

4 C/O không ưu đãi OCO

16 Mau D ATIGA

17 Mau D giáp lưng ATIGA

đãi tại Singapore được phát hành thông qua Tradenet. Trong đó có quy định cụ thể các mặt hàng có đặc điểm như thế nào sẽ áp dụng các quy tắc xuất xứ như vậy. Hiện tại, C/O mẫu E tại Singapore tuân thủ theo những quy tắc xuất xứ WO, PE, RVC, CTH, PSR. Theo Hải quan Singapore thì C/O mẫu E của quốc gia này ban hành có giá trị trong vòng 12 tháng và không sử dụng tiêu chí De Minimis. Sau khi C/O được phát hành, nhà xuất khẩu phải nhận trong vòng 1 tháng, nhà xuất khẩu có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình nhận C/O.

Việc Singapore thực hiện truyền Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi điện tử (PCO) đến Trung Quốc được thiết lập vào ngày 1 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 2020, Trung Quốc đã thực hiện truyền PCO điện tử hoàn toàn, loại bỏ việc sử dụng bản cứng Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi (PCO) để gửi đi nước ngoài. Hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử giữa Singapore và Trung Quốc là (EODES). Trước đây, để lấy C/O mẫu E hưởng ưu đãi thì một nhà sản xuất ở Singapore sẽ nộp đơn cho Hải quan Singapore để ban hành Mẫu E, nhằm đưa ra bằng chứng rằng các sản phẩm mà họ sản xuất tại Singapore đủ điều kiện để hưởng các lợi ích của FTA tại Trung Quốc. Nếu được chấp thuận, Mẫu đơn này sẽ được chuyển đến nhà nhập khẩu tại Trung Quốc để xuất trình cho Hải quan Trung Quốc khi nhập cảnh. Nếu Hải quan Trung Quốc không có vấn đề gì với Biểu mẫu, nhà nhập khẩu sẽ có thể được hưởng mức thuế thấp hơn đối với sản phẩm. Cần lưu ý rằng trước khi nộp đơn cho Hải quan Singapore đối với Mẫu E, nhà sản xuất phải hoàn thành một số quy trình hành chính như nộp Báo cáo chi phí sản xuất cho Hải quan Singapore. Để được hưởng lợi từ việc thông quan hàng hóa liền mạch mà các nhà xuất khẩu và các đại lý khai báo / giao nhận hàng hóa được chỉ định của họ sẽ được hưởng, tốt nhất nên tận dụng dịch vụ PCO Kết nối Quốc tế (IC PCO) trên Nền tảng Thương mại Mạng (NTP). Ngoài các nhà xuất khẩu, các nhà nhập khẩu cũng có thể hưởng ưu đãi đối với việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Singapore hoặc xin PCO giáp lưng sẽ có thể lấy PCO điện tử do Trung Quốc cấp thông qua dịch vụ ICPCO.

GDFTA JFEPA KSFTA PeSFTA SJFTS SLSFTA USSFTA 19 Mau E ACFTA

20 Mau E giáp lưng ACFTA

21 C/O ưu đãi ISCECA

23 Mau AK AKFTA

22 Mau AK giáp lưng AKFTA

25 Mau AJ AJCEP

26 Mau AJ giáp lưng AJCEP

27 Mau AI AIFTA

28 Mau AI giáp lưng AIFTA

3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong 4 thập kỷ qua, Thái Lan đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế và xã hội, từ một nước thu nhập thấp trở thành một nước có thu nhập cao trong vòng chưa đầy một thế hệ. Hiện nay Thái Lan tham gia vào khoảng 13 FTA với các quốc gia và khu vực. Theo số liệu của trademap, xuất khẩu của

Thái Lan năm 2019 chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới với giá trị 245,4 tỷ USD và đứng thứ 25 trên thế giới. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc là 29 triệu USD, chiếm 11,8% tổng sản lượng hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan. Theo đó, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai của Thái Lan năm 2019. Trong năm 2020, dưới tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới, Hải quan Thái Lan đã đưa ra một biện pháp để giúp tạo điều kiện cho hàng hóa đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đó là không yêu cầu nhà nhập khẩu phải nộp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ ngay. Thông báo Hải quan số 50/2564 đã được ban hành liên quan đến trường hợp Bản gốc C/O đã được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền nhưng không thể gửi đến Thái Lan do tình hình dịch bệnh căng thẳng, phức tạp. Nhà nhập khẩu được phép xuất trình bản sao đã “scan” của C/O để yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo điều kiện rằng Giấy chứng nhận xuất xứ gốc phải được xuất trình cho Hải quan chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, thời gian gia hạn 30 ngày có thể được gia hạn theo yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể. Thông báo sẽ có hiệu lực cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2021 với 13 FTA trong đó có ACFTA. Đây là cách xử lý rất linh động, phù hợp với tình hình dịch bệnh và tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp trong việc hưởng các ưu đãi do các FTA mang lại.

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w