Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 79 - 86)

6. Kết cấu đề tài

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tạ

Ngày nay, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, đặc biệt là C/O mẫu E vì khối lượng hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc là rất lớn hàng năm. Các doanh nghiệp cũng đã nhận thấy nững lợi ích mà giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mang lại và có những sự chủ động hơn trong việc xin cấp C/O khi xuất khẩu hàng hóa ra các quốc gia có FTA với Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng giấy chứng nhận mẫu E vẫn chưa được tận dụng tốt cũng như chưa đạt được những tỷ lệ như mong đợi. Có thể kể đến một số hạn chế còn tồn tại như sau:

- Số lượng giao dịch tiểu ngạch lớn:

Tỷ lệ hàng hóa hàng hóa Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc mỗi năm chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Xuất kiểu tiểu ngạch là một hình thức mua bán hàng hóa giữ các cư dân sinh sống ở gần biên giới, cửa khẩu của các quốc gia có chung đường biên giới đất liền. Đây là hình thức khá được ưu chuộng với người dân Việt Nam sống tại khu vực cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn,... do thủ tục đơn giản, nhanh gọn, chi phí thấp và thời gian nhanh. Tuy nhiên phương thức này tiềm ẩn quá nhiều rủi ro như tính ổn định thấp, khối lượng không nhiều, dễ bị ép giá và thường gây ra tình trạng thương lái Trung Quốc không mua hàng dẫn đến hàng hóa bị ứa đọng, và nhiều cuộc giải cứu nông sản diễn ra dẫn đến giá giảm, người dân thậm chí bị lỗ nhiều. Xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới thì không cần phải có giấy tờ hay hợp đồng mua bán hàng hóa như xuất khẩu chính ngạch nên cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức này thì không cần chuẩn bị các chứng từ để thực hiện việc xuất nhập khẩu nên việc xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E cho hình thức này rất thấp, thường là không có. Và hình thức này còn được một số doanh nghiệp lợi dụng để trốn thuế nên thường thuê nhiều cư dân biên giới chi nhỏ khối lượng hàng hóa ra vận chuyển. Hình thức này hiện nay đã bị biến tướng đi rất nhiều. Hơn nữa, các sản phẩm mà nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc đa số là các mặt hàng nguyên, nhiên liệu sơ cấp nên thuế suất MFN cũng rất thấp, thường bằng 0% nên những mặt hàng này khi xuất khẩu cũng không dùng nhiều tới C/O form E.

- Gian lận xuất xứ hàng hóa:

Mức độ thuế quan được cắt giảm tương đối lớn, dẫn tới nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách để được hưởng các ưu đãi này, mặc dù hàng hóa không đáp ứng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp. Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, “bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế trao đổi hàng hóa, giao thương buôn bán với nhau, một số doanh nghiệp trong nước cũng như trên thế giới làm ăn không chân chính đã tận dụng những kẽ hở của luật để tìm cách gian lận nhằm trục lợi. Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, Tổng cục Hải quan đã nhận được 78 thư đề nghị xác minh từ Hải quan các nước và Đại sứ quán của các nước tại Việt Nam. Các thư yêu cầu của bạn tập trung vào xác minh tính chính xác và hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), nguồn gốc xuất xứ của các lô hàng, xác minh bộ chứng từ hải quan đặc biệt là hóa đơn thương mại do nghi ngờ gian lận về trị giá, xuất xứ”. Trong đó, số lượng yêu cầu xác minh C/O mẫu E là t ương đối nhiều và Hải quan Việt Nam yêu cầu sự hỗ trợ từ các quốc gia ASEAN và Trung Quốc tập trung vào việc yêu cầu xác minh con dấu, chữ kĩ của người có thẩm quyền cấp C/O này. Các C/O gian lận thường khai tăng giá trị hàm lượng khu vực ASEAN hoặc giá trị trên các chứng từ như hóa đơn thương mại,... Số lượng yêu cầu càng nhiều và tính phức tạp càng cao thì thời gian xác minh càng bị kéo dài gây ra ảnh hưởng đến tiến độ của việc xuất nhập khẩu các lô hàng. Hơn nữa, Chính Phủ Trung Quốc ngày càng đặt ra các yêu cầu ngặt nghèo hơn để hạn chế khối lượng hàng hóa xuất khẩu vào quốc gia này. Cũng có trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thực hiện gia công chế biến nhưng chưa đủ điều kiện áp dụng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi nhưng khai không hoặc làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Điều này làm giảm đi rất nhiều uy tín và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt khi trao đổi ngoại thương với thị trường Trung Quốc.

- Thời gian chuẩn bị bộ hồ sơ xin C/O:

Theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTM ban hành năm 2207: “Bộ hồ sơ xin cấp C/O mẫu E bao gồm: đơn đề nghị cấp C/O mẫu E và C/O mẫu E khai hoàn chỉnh; tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan; hóa đơn thương mại; vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương, bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực; tờ khai hải

quan khi nhập khẩu nguyên phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu (tất cả các bản sao đều phải được đóng dấu sao y bản chính)”. Vì khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc rất gần nên các giao dịch thường diễn ra khá nhanh chóng mà số lượng các giấy tờ cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ cũng khá nhiều và gây mất thời gian cho doanh nghiệp, thậm chí có thể là không kịp chuyến hàng, làm mất thời gian chờ đợi. Điều này đôi khi gây ra tình trạng các doanh nghiệp bỏ qua mức thuế suất ưu đãi mà lẽ ra hàng hóa của mình đáp ứng và được hưởng. Vì C/O mẫu E chưa được cấp online qua hệ thống nên các doanh nghiệp vẫn phải trực tiếp đi nộp hồ sơ và trực tiếp đến nhận bộ C/O gốc tại cơ quan cấp.

- Khả năng đáp ứng các quy tắc xuất xứ và chứng minh hàng hóa thuộc diện hưởng các ưu đãi thuế quan còn nhiều hạn chế:

Vấn đề này nằm ở việc công nghệ được sử dụng trong sản xuất chưa cao, nhiều thành phần nguyên liệu nhập khẩu chưa chứng minh được xuất xứ nên hàm lượng khu vực RVC không đủ để hưởng ưu đãi. Các quy tắc xuất xứ trong ACFTA tuy rất linh hoạt nhưng cũng khá chặt chẽ nên doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ hết sức đầy đủ để việc xin cấp C/O mẫu E được tiến hành đúng tiến độ. Các doanh nghiệp cũng chưa linh hoạt trong việc sử dụng các tiêu chí chứng minh xuất xứ. Nếu không đáp ứng được tiêu chí này có thể chuyển sang các tiêu chí khác miễn là có thể thoản mãn.

- Chưa có cơ chế tự xuất xứ hàng hóa cho Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E:

Việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí và trở nên chủ động hơn. Tuy nhiên hiện nay, ACFTA chưa có cơ chế cho phép các doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo cuốn Sổ tay các quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên: “Nhiều doanh nghiệp trong khối, nhất là doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ do Hải quan các nước nhập khẩu thường đặt nhiều nghi vấn đối với các lô hàng tự chứng nhận xuất xứ hơn hẳn so với các lô hàng được cấp C/O truyền thống”.

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên

2.4.3.1 Nguyên nhân đến từ phía doanh nghiệp

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp cần phải chứng minh hàng hóa của mình đáp ứng được các quy tắc xuất xứ trong ACFTA. Các doanh nghiệp thực sự cũng đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm hiểu, thực hiện chứng minh xuất xứ cho hàng hóa của mình. Tuy nhiên, việc chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng để được hưởng các lợi ích đó không phải là đơn giản và có thể thực hiện ngay. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp có tiềm lực quá yếu và năng lự còn nhiều hạn chế để có thể trực tiếp cạnh tranh với các đối thủ nên việc xin cấp và sử dụng C/O form E còn nhiều hạn chế. Có thể liệt kê một số nguyên nhân như sau:

Đầu tiên, là việc các doanh nghiệp hiện nay còn thiếu kinh nghiệm, thiếu

linh hoạt trong việc đáp ứng các tiêu chí. Ví dụ, nếu hàng hóa của doanh nghiệp chưa đáp ứng được tiêu chí chuyển đổi mã HS thì có thể chuyển sang các tiêu chí khác như tiêu chí về các hoạt động sản xuất hoặc chế biến, tiêu chí về giá trị gia tăng hoặc chứng minh giá trị của tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ dùng để sản xuất ra sản phẩm đó không vượt quá 10% của tổng giá trị hàng hoá đó tính theo giá FOB hoặc các hướng chứng minh khác. Khi khai báo hàng hóa để xin cấp C/O doanh nghiệp cũng gặp các vấn đề về ngôn ngữ khi khai báo, mã HS, chữ kí, giá trị,... “Trong một hồ sơ C/O mà màu mực con dấu khác nhau cũng có khả năng bị cơ quan hải quan nước khác từ chối. Đặc biệt, hải quan một số quốc gia luôn tìm mọi cách để bác C/O ưu đãi, áp thuế suất cao hơn cho hàng hóa nhập khẩu vào đất nước họ. Thư đề nghị xác minh lại xuất xứ của hải quan những nước này được viết với văn phong của một bức thư từ chối. Vì thế, thông thường doanh nghiệp Việt Nam không tỉnh táo, bản lĩnh và có kinh nghiệm đấu tranh thì sẽ dễ dàng từ bỏ các ưu đãi thuế quan.” ( Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh)

Thứ hai, việc kinh doanh chưa có chiến lược hoạch định cụ thể. Các giao

dịch phát sinh quá nhanh mà khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc gần và việc vận chuyển cũng nhiều tiện lợi nên ở thời điểm đó doanh nghiệp chưa xin cấp được C/O nên bị đánh mất cơ hội hưởng những ưu đãi về thuế quan mà lẽ ra mình có thể được hưởng. Hoặc có thể trường hợp ban đầu doanh nghiệp dự tính xuất khẩu đi Ản Độ và chuẩn bị hồ sơ xin giấy tờ cấp C/O form AI, nhưng do một

nguyên nhân nào đó mà giao dịch đó không thành và doanh nghiệp tìm được một đối tác Trung Quốc và cần xuất khẩu gấp nhưng tại thời điểm đó doanh nghiệp không có C/O mẫu E để xuất trình nên không được hưởng ưu đãi thuế quan này. Đối tác có thể dựa vào lí do này để đàm phán ép giá doanh nghiệp của chúng ta.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về C/O và các trường hợp đặc biệt

trong C/O. Ví dụ, C/O mẫu E có trường hợp “hóa đơn do bên thứ ba phát hành”. Theo điều 33 của Thông tư 12/2019/TT-BCT ban hành ngày 30/07/2019 quy định về “Hóa đơn do bên thứ ba phát hành: “Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận C/O form E trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở đặt tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà xuất khẩu của Nước thành viên ACFTA đại diện cho công ty đó, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành có thể là hóa đơn của một Nước thành viên ACFTA hoặc của một nước không phải là nước thành viên ACFTA. Số hóa đơn đầu tiên hoặc số hóa đơn của bên thứ ba được khai báo tại Ô số 10 của C/O form E. Nhà xuất khẩu và người nhận hàng phải có trụ sở đặt tại các Nước thành viên ACFTA và hóa đơn bên thứ ba được đính kèm C/O form E khi xuất trình cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu”. Nhiều doanh nghiệp không hiểu rõ khi rơi vào trường hợp này, không khai trong ô số 10 của mẫu C/O này, nên bỏ lỡ ưu đãi thuế quan mà lẽ ra doanh nghiệp mình vẫn được hưởng.

Thứ tư, “nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến các

chương trình ưu đãi thuế quan từ các hiệp định FTA cũng như C/O. Bỏ qua sự theo dõi các chương trình ưu đãi này ít nhiều các doanh nghiệp đã bỏ qua những cơ hội có lợi cho chính mình, quá trình xin cấp C/O cũng bị ảnh hưởng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường quốc tế” ( Theo Lã Thị Thu Nhàn).

2.4.3.2 Nguyên nhân từ phía các cơ quan chức năng

Các nhà chức trách đã rất nỗ lực trong việc cải thiện, hướng dẫn về quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận hàng hóa mẫu E cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc ban hành các Thông tư, Nghị định hay việc cùng các quốc gia trong ACFTA liên tục cập nhật, bổ sung sự linh hoạt trong việc cấp C/O mẫu E. Tuy nhiên, việc cấp C/O để hưởng ưu đãi thuế quan vẫn còn nhiều hạn chế và một phần

nguyên nhân xuất phát từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Có thể kể đến nguyên nhân như:

Thứ nhất, các hướng dẫn mà các cơ quan chức năng đưa ra là trên khía cạnh

Thông tư, Nghị định nên có phần hàn lâm, khó hiểu và hơi phức tạp. Mặc dù các tài liệu được cung cấp rất nhiều trên internet nhưng những tài liệu này khá chung chung, lý thuyết, mà trên thực tế xảy ra rất nhiều tình huống khác biệt nên doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào lúng túng, mất thời gian để tìm cách giải quyết. Hơn nữa, việc có nhiều tài liệu cũng dễ khiến các doanh nghiệp không biết nên lựa chọn tài liệu nào để tham khảo và khi tìm tự tư vấn trực tiếp từ cơ quan có thẩm quyền cũng khá khó khăn do nhận lực của ngành Công Thương cũng có hạn, chưa đáp ứng kịp thời.

Thứ hai, quy trình cấp C/O cho hàng hóa còn nặng về thủ tục, nhiều giấy tờ

và việc xác minh của cơ quan chức năng chủ yếu dựa trên giấy tờ, chứng từ mà doanh nghiệp cung cấp chứ không dựa trên việc kiểm tra thực tế hàng hóa hay doanh nghiệp sản xuất chế biến. Điều này cũng tạo ra lỗ hổng cho các doanh nghiệp thực hiện các hành vi gian lận trong chứng minh xuất xứ vì việc làm giả chứng từ ngày nay vô cùng tinh vi và khó phát hiện, nhất là khi việc cung cấp các chứng từ được thực hiện trên hệ thống internet.

Thứ ba, các cán bộ thực hiện việc cấp, xét Giấy chứng nhận xuất xứ hàng

hóa còn nhiều hạn chế trong kiến thức, nghiệp vụ, trong cách truyền tải thông tin cho các doanh nghiệp. Dễ gây ra tình trạng sau khi cấp phát C/O mới phát hiện ra sai sót và việc thực hiện thu hồi rất khó khăn, và nếu không xử lí kịp thời mà việc thực hiện xuất khẩu đã diễn ra và bị phát hiện bởi nước nhập khẩu thì cơ quan cấp C/O phải có trách nhiệm rất lớn trong việc xác minh và xử lí. Công việc cần xử lí khá nhiều nên đôi khi các cán bộ thực hiện công việc cấp C/O không khỏi có những sai sót nghiệp vụ. Báo Việt Nam Express có đề cập: “ Có những trường hợp cán bộ cấp C/O chưa hướng dẫn đầy đủ và chính xác cho các doanh nghiệp dẫn đến những sai sót. Ví dụ như trường hợp chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Khánh Hòa (Nha Trang) hướng dẫn doanh nghiệp khai sai mã số làm thủ tục khiến Hải quan nước nhập khẩu không chấp nhận, do đó hàng đến nước nhập khẩu mà không được chuyển đến người mua. Việc kiểm tra các chứng từ, khai báo của chủ hàng

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w