Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 31 - 36)

6. Kết cấu đề tài

1.2.1 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc là hình thức liên kết thương mại giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Hiện nay, cả ASEAN và Trung Quốc đều là các quốc gia phát triển và đang phát triển ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên thì các quốc gia này đều phải đối mặt với rất nhiều thách thức trên con đường phát triển. Việc thành lập một hiệp định thương mại tự do và thúc đẩy hợp tác song phương giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc là một quyết định vô cùng sáng suốt trên tiến trình hội nhập không ngừng của thế giới. Nội dung hợp tác của ACFTA được thỏa thuận trên rất nhiều lĩnh vực. Với những thuận lợi, tương đồng đã và đang có, ASEAN và Trung Quốc luôn khẳng định vị trí đối tác lớn và quan

1.2.1.1. Quá trình hình thành ACFTA

Mặc dù quan hệ ASEAN - Trung Quốc từng bước được cải thiện từ cuối thời chiến tranh lạnh, nhưng chỉ từ thập niên 90 trở đi mới được bình thường hoá hoàn toàn và đi vào phát triển tương đối. Hai nước cuối cùng của ASEAN là Indonexia và Singapore bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc vào tháng 8/1990. Năm 1991, Trung Quốc lần đầu tiên được mời tham dự Hội nghị Bộ Trưởng ngoại giao ASEAN. Tiếp đó năm 1992, ASEAN tiếp nhận Trung Quốc là nước tham vấn của ASEAN và đến tháng 7/1996 thì Trung Quốc trở thành nước thành viên có quan hệ đối thoại đầy đủ với tổ chức này. Từ sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998, đặc biệt là từ những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ ASEAN-Trung Quốc có những bước phát triển làm thay đổi đáng kể môi trường đầu tư và quan hệ quốc tế trong vùng. Ngay trong khi các nước ASEAN đang phải vật lộn với khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã tỏ thái độ thân thiện và được các quốc gia ASEAN đón nhận tích cực .

Ngày 6/11/2001, Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc họp tại Bruney nhất trí với đề xuất xây dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế và thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc trong vòng 10 năm. Để triển khai quyết định của các nhà Lãnh đạo, ủy ban đàm phán thương mại ASEAN Trung Quốc (TNC) đã được thành lập với đại diện của Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN để tiến hành các cuộc đàm phán. Sau một năm đàm phán, ngày 4/11/2002, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc, thiết lập cơ sở pháp lý thống nhất điều chỉnh toàn bộ các hoạt động hợp tác kinh tế trước đó và sau này giữa ASEAN và Trung Quốc. Quan trọng nhất là hai bên đã đề ra những nguyên tắc căn bản đầu tiên, tạo cơ sở để thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trong vòng 10 năm.

1.2.1.2 Nhân tố thúc đẩy sự hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung

Quốc

Trong bối cảnh nền kinh tế dần ổn định và bước vào hội nhập, có rất nhiều nhân tố thúc đẩy sự ra đời của ACFTA:

- Sự phát triển mạnh mẽ của các Khu vực mậu dịch tự do (FTA) trên toàn cầu. Nguồn lợi mà các FTA mang lại cho quốc gia là vô cùng lớn, bởi nó

mang lại

các giá trị trên tất cả các lĩnh vực. Hơn thế nữa, tự do thương mại thông qua các

FTA giúp gia tăng sức mạnh cho các quốc gia trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện

thuận lợi cho các vòng đàm phán đa phương. Các FTA được xem như là các công

cụ chính sách để giới hạn hay thúc đẩy cải cách trong nước cũng như thu hút FDI.

Trước những lợi ích to lớn của các FTA, Trung Quốc và các quốc gia Đông

Nam Á

nhận thấy sự cần thiết về một chính sách hợp tác song phương.

- Sức hấp dẫn của nền kinh tế mới Trung Quốc và sự năng động của khu vực kinh tế ASEAN là một nhân tố quan trọng thúc đẩy cho sự hình thành

ACFTA. Cả

Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đều theo đuổi chiến lược tăng trưởng hướng

về xuất khẩu.

- Sự gần gũi về vị trí địa lí cũng như những tương đồng về văn hóa khu vực cũng là một nhân tố thúc đẩy sự hợp tác này. Do có sự gần gũi về địa lí giữa Trung

Quốc và các quốc gia Đông Nam Á sẽ có thể tăng cường trao đổi, buôn bán hàng

hóa, việc thông quan trở nên dễ dàng giúp giảm thiểu được các chi phí nhất là chi

phí vận tải, viễn thông và đáp ứng được nhu cầu vươn ra thị trường thế giới

của các

nhà sản xuất địa phương.

hiệp định được chia làm 3 phần: Phần 1 (từ điều 3 đến điều 6) đề cập đến thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và chương trình Thu hoạch sớm; Phần 2 (điều 7) là về hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực khác; Phần 3 (từ điều 8 đến điều 16) cũng là phần cuối cùng gồm các quy định về khung thời gian của các chương trình hợp tác, về chế độ đãi ngộ MFN, các ngoại lệ chung, cơ chế giải quyết tranh chấp, kế hoạch đàm phán và một số điều khoản khác liên quan đến sự sửa đổi, hiệu lực ... của Hiệp định.

a. Các biện pháp hợp tác kinh tế

- Tích cực loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế đối với hầu hết hàng hoá. - Tiến tới tự do hoá thương mại dịch vụ về cơ bản tất cả các lĩnh vực.

- Thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh và cởi mở để tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư trong khuôn khổ FTA.

- Áp dụng các ứng xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của ASEAN.

- Thiết lập các cơ chế thích hợp nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả hiệp định này.

- Áp dụng linh hoạt cho các bên trong đàm phán FTA đối với khu vực nhạy cảm của lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, dựa trên nguyên tắc có đi có lại và

cùng có lợi.

- Thiết lập các biện pháp tạo thuận lợi đầu tư và thương mại có hiệu quả, bao gồmnhưng không hạn chế việc đơn giản hoá thủ tục hải quan và các thoả thuận

công nhận lẫn nhau.

- Mở rộng hợp tác kinh tế ra các lĩnh vực khác có thể đồng thuận được của cả hai bên ASEAN và Trung Quốc, mà sẽ bổ sung vào việc làm sâu sắc thêm

liên kết

đầu tư và thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, hình thành nên các chương

trình hành động để thực hiện các lĩnh vực hợp tác. b. Các chương trình hoạt động

các hạn chế thương mại đối với hầu hết các loại hàng hóa (trừ các mặt hàng cần thiết phù hợp với quy định của Điều 24 (8b) của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan của WTO). Các mặt hàng thuộc chương trình cắt giảm thuế và loại bỏ thuế quan theo điều khoản này sẽ bao gồm các mặt hàng không tham gia EHP và sẽ được phân chia theo 2 danh mục. Thứ nhất là danh mục mặt hàng thông thường (NT - Normal Track) là những mặt hàng được liệt kê trong danh mục này sẽ có thuế suất MFN tương ứng bị cắt giảm dần hoặc loại bỏ phù hợp trong suốt thời gian 5 năm (2005-2010) đối với ASEAN 6 (bao gồm Bruney, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) và Trung Quốc; 10 năm (2005-2015) đối với Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Thứ hai là danh mục mặt hàng nhạy cảm (ST- Sensitive Track) là những mặt hàng được liệt kê trong danh mục này sẽ có thuế suất MFN tương ứng bị cắt giảm phù hợp với thuế suất cuối cùng vào ngày cuối cùng hoàn thành cắt giảm do các bên thỏa thuận.

- Chương trình thu hoạch sớm (EHP): Với mục tiêu sớm thực hiện hoá hiệu quả hợp tác của các bên, ASEAN và Trung Quốc nhất trí về một EHP với

việc cắt

giảm thuế quan nhanh đối với một số mặt hàng và tiến hành ngay các chương trình

hợp tác trong một số lĩnh vực. Việc cắt giảm thuế quan, các nước ASEAN và Trung

Quốc sẽ cùng cắt giảm nhanh đối với các mặt hàng nông sản từ Chương 1 đến

8 của

biểu thuế nhập khẩu, trừ một số mặt hàng mà mỗi nước có thể tạm thời không tham

gia.

- Thương mại dịch vụ: Tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - ASEAN lần thứ 10 tổ chức tại Cebu tháng 1 - 2007, hai bên đã đạt được thỏa thuận ký kết Hiệp

định mậu dịch dịch vụ, hiệp định có hiệu lực từ tháng 7 - 2007. Để tăng

cường mở

bảo đảm pháp luật, điều đó gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ song phương trong tương lai.

- Đầu tư: Để thúc đẩy đầu tư và thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh, tự do, thuận lợi và minh bạch, các bên thoả thuận: Tiến hành đàm phán nhằm tích cực tự do hoá cơ chế đầu tư; Tăng cường hợp tác về đầu tư, tạo thuận lợi cho đầu tư và cải thiện tính minh bạch của các quy định và quy chế đầu tư;

- Các lĩnh vực hợp tác khác: 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên được các bên đưa ra là: nông nghiệp; công nghệ thông tin và viễn thông; phát triển nguồn nhân lực; đầu tư; và phát triển lưu vực sông Mekong. Ngoài 5 lĩnh vực trên, hợp tác giữa các bên sẽ được mở rộng ra cho các lĩnh vực khác, bao gồm nhưng không hạn chế các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, du lịch, công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hộ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), môi trường, công nghệ sinh học, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, năng lượng và phát triển tiểu vùng.

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w