Xu hướng sử dụng giấy chứng nhận trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 49 - 51)

6. Kết cấu đề tài

2.1.1 Xu hướng sử dụng giấy chứng nhận trên thế giới hiện nay

hàng triệu C/O được phát hành mỗi năm trên toàn cầu, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và thương mại trên toàn thế giới mà còn giúp hàng triệu doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí thuế quan. Giấy chứng nhận xuất xứ là một tài liệu quan trọng để có thể xác nhận rằng hàng hóa trong một lô hàng xuất khẩu cụ thể được sản xuất, chế tạo hoặc chế biến tại một quốc gia cụ thể. Nó tuyên bố “quốc tịch” của sản phẩm và cũng là một tuyên bố của nhà xuất khẩu rằng các sản phẩm của họ có thể đáp ứng các yêu cầu hải quan hoặc thương mại. Bên cạnh việc xin cấp C/O từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc “tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa” cũng trở nên rất phổ biến hiện nay. Theo Ban thư ký WCO trình bày trong tài liệu “ Nghiên cứu so sánh về Giấy chứng nhận xuất xứ” năm 2020 thì 141 trong số 209 FTA được nghiên cứu (67,5%) đưa ra một loại C/O tự chứng nhận, đó là hoặc nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ của hàng hóa do mình sản xuất, chế biến; chứng nhận hoàn toàn dựa trên nhà xuất khẩu hoặc dựa trên nhà nhập khẩu. Hơn nữa, các FTA này cung cấp một số hệ thống chứng nhận cho phép các thương nhân tự lựa chọn thích hợp nhất trong FTA hiện hành của họ. 151 trong số 209 FTA được nghiên cứu (72,3%) giới thiệu giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền cấp, chiếm tỷ lệ cao hơn một chút so với các FTA sử dụng C/O tự chứng nhận (tổng tỷ lệ phần trăm lớn hơn 100% do một số FTA chỉ đưa ra một lựa chọn về chủ thể cấp trong khi có 1 số FTA đưa nhiều hơn một lực chọn). Nhìn vào biểu đồ bên dưới có thể thấy hình thức tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bởi nhà sản xuất hoặc dựa trên nhà nhập khẩu đang có xu hướng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên thì hình thức cấp C/O bởi cơ quan có thẩm quyền vẫn là phổ biến nhất bởi mức độ chính xác tin tưởng cao.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các chủ thể cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các FTA giai đoạn 1994-2019 (%)

■ Cơ quan có thẩm quyền cấp dựa trên thông tin của nhà sản xuất

■ Nhà xuất khẩu tự chứng nhận

■ Chứng nhận dựa trên nhà nhập khẩu

■ Chỉ cơ quan có thẩm quyền được cấp C/O

(Nguồn: Tổng hợp từ Tài liệu của Ban thư kí WCO)

Cũng theo Nghiên cứu của WCO năm 2020 về Giấy chứng nhận xuất xứ thì hiện nay C/O điện tử (eC/O) đang là một xu hướng mới bởi sự tiện ích và tiết kiệm cho phí của loại C/O này. Ủy ban thương mại quốc tế (USCIB) đã đưa vào sử dụng ứng dụng trực tuyến có thể xử lý việc xét duyệt, cấp phát chứng nhận xuất xứ một cách dễ dàng và đầy đủ về nội dung cũng như hình thức. Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử của ứng dụng trực tuyến này cũng sẽ được trả về ngay trong ngày mà vẫn tuân thủ, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế. Theo WCO, các quốc gia phát hành nhiều eC/O nhất là Trung Quốc, Vương quốc Anh, Hà Lan, Bỉ, Hàn Quốc và Tây Ban Nha. Theo đó, Hàn Quốc và Trung Quốc là hai quốc gia chỉ cung cấp chứng nhận eC/O này đối với các chứng nhận xuất xứ không hưởng ưu đãi thuế quan. Trong báo cáo của phòng thương mại hai quốc gia này đã chỉ ra, Trung Quốc đã phát hành 4 triệu chứng nhận eC/O và Hàn Quốc là 550 nghìn eC/O trong năm 2019. Việc sử dụng mẫu C/O điện tử cũng được chứng minh là hạn chế được các tiêu cực, nhất là vấn đề giả mạo chứng từ. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng trên toàn thế giới như hiện nay thì eC/O là một hình thức cấp giấy C/O vô

cùng hiệu quả và đảm bảo tốt an toàn cho mọi người vì nó hạn chế sự tiếp xúc và giao tiếp trực tiếp giữa các cá nhân.

Một phần của tài liệu 793 nâng cao tỷ lệ áp dụng CO hưởng ưu đãi trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w