Theo các báo cáo về thị trường nội thất Việt Nam được thực hiện bởi EU- Vietnam Business Network (EVBN), Việt Nam hiện đang là nước đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ2 Châu Á và thứ6 thếgiới vềxuất khẩu nội thất.
Theo thứ trưởng Bộ Công Thương- Trần Quốc Khánh, mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Bam đến năm 2025 là 20 tỷUSD và chiếm khoảng 10% thị phần. Theo đó, sản phẩm nội thất từchất liệu khác gỗcũng đóng góp đáng kểvào kim ngạch xuất khẩu. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này liên tục tăng trưởng, nếu như năm 2016 tăng 15,1% so với năm 2015 đạt 714,91 triệu USD, thì sang năm 2017 đã tăng gấp đôi, tăng 30,2% so với năm 2016 đạt 30,62 triệu USD và kết
Trường Đại học Kinh tế Huế Trường Đại học Kinh tế Huế
thúc năm 2018 đãđóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 1 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm2017.
Tính riêng tháng 12/2018 xuất khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ tăng 14,8% so với tháng 11/2018 đạt 121,6 triệu USD– đây là tháng tăng thứba liên tiếp.
Tuy nhiên đằng sau các số liệu đầy hứng khởi từ số liệu xuất khẩu thì theo các báo cáo thị trường sản phẩm gỗ Việt Nam của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn cũng đã chỉ ra rằng, dù cho đứng thứ6 thế giới vềxuất khẩu sản phẩm nội thất từ gỗ nhưng thị trường trong nước với mức tiêu thụ hơn 90 triệu dân, ước đạt 1-2 tỉ USD một năm thì vẫn chưa được chú ý.
Số liệu thống kê cho thấy thị trường đồ gỗ nội địa Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu. Với nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức 6% mỗi năm, đi cùng với đó là sự phát triển của lĩnh vực xây dựng và bất động sản, thu nhập mỗi hộ gia đình tăng cũng sẽ giúp gia tăng chi tiêu hàng hóa dịch vụnội thất.
Theo hiệp hội mỹnghệvà chếbiến TP HCM ước tính trong năm 2018, tổng mức tiêu thụ đồnội thất trong nước ước đạt khoảng 4 tỷUSD.
Đây là các cơ hội cho các công ty nội thất nội địa mở rộng kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường.
(Nguồn:Thông tin được cập nhận qua trang web Vinanet.vn)