Lý thuyết Heckscher – Ohlin

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại việt nam luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh (Trang 26 - 28)

2.1 LÝ THUYẾT NỀN VỀ XUẤT KHẨU

2.1.3 Lý thuyết Heckscher – Ohlin

Mơ hình Heckscher-Ohlin, nhiều khi đƣợc gọi tắt là Mơ hình H-O, là một mơ hình tốn cân bằng tổng thể trong lý thuyết thƣơng mại quốc tế và phân công lao động quốc tế dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia.

Lý thuyết của Ricardo nhấn mạnh rằng lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác biệt về năng suất lao động. Do vậy, liệu Ghana có hiệu quả hơn Hàn Quốc trong sản xuất cacao phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nƣớc này. Ricardo nhấn mạnh tới năng suất lao động và lập luận rằng những sự khác biệt về năng suất lao động giữa các nƣớc ngụ ý về lợi thế so sánh. Hai nhà kinh tế học ngƣời Thụy Điển là Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil Ohlin (vào năm 1933) đã đƣa ra cách giải thích khác về lợi thế so sánh. Họ chứng tỏ rằng lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác biệt trong độ sẵn có các yếu tố sản xuất.

Bằng cách sử dụng khái niệm độ sẵn có các yếu tố hai tác giả muốn đề cập đến mức độ mà một nƣớc có sẵn các nguồn lực nhƣ đất đai, lao động và vốn. Các nƣớc có độ sẵn có các yếu tố khác nhau, và sự sẵn có các yếu tố khác nhau đó giải thích những sự khác biệt về giá cả các nhân tố; cụ thể, độ dồi dào của nhân tố càng lớn thì giá cả của nhân tố đó càng rẻ.

Lý thuyết Heckscher-Ohlin dự báo rằng các nƣớc sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lƣợng những nhân tố dồi dào tại nƣớc đó và nhập khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lƣợng những nhân tố khan hiếm tại nƣớc đó. Nhƣ vậy, lý thuyết H-O cố gắng giải thích mơ hình của thƣơng mại quốc tế mà ta chứng kiến trên thị trƣờng thế giới. Giống nhƣ lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O cho rằng thƣơng mại tự do sẽ mang lại lợi ích. Tuy nhiên, khác với lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O lại lập luận rằng mơ hình thƣơng mại quốc tế đƣợc xác định bởi sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là bởi sự khác biệt về năng suất lao động.

Lý thuyết H-O dễ dàng đƣợc minh chứng trên thực tế. Ví dụ nhƣ đất nƣớc Hoa Kỳ trong một thời gian dài là một đất nƣớc xuất khẩu lớn trên thế giới về hàng nông sản, và điều này phản ánh một phần về sự dồi dào khác thƣờng của Hoa Kỳ về diện tích đất có thể canh tác. Hay ngƣợc lại, Trung Quốc nổi trội về xuất khẩu những hàng hóa đƣợc sản xuất trong những ngành thâm dụng lao động nhƣ là dệt may và giày dép. Điều này phản ánh mức độ dồi dào tƣơng đối của Trung Quốc về lao động giá rẻ. Hoa Kỳ, vốn khơng có nhiều lao động giá rẻ, từ lâu đã là đất nƣớc

17

nhập khẩu chủ yếu những mặt hàng này. Lƣu ý rằng, mức độ sẵn có ở đây là tƣơng đối, không phải con số tuyệt đối; một nƣớc có thể có số lƣợng tuyệt đối các nhân tố đất đai và lao động nhiều hơn hẳn so với nƣớc khác, nhƣng lại chỉ có mức độ dồi dào tƣơng đối một trong hai yếu tố đó mà thơi.(Paul R.Krugman-Maurice Obsfeld, kinh tế học quốc tế- lý thuyết và chính sách); tập I (Những vấn đề về thƣơng mại quốc tế); NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội-1996.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại việt nam luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)