2.1 LÝ THUYẾT NỀN VỀ XUẤT KHẨU
2.1.8 Lý thuyết mạng lƣới xãhội (social network theory)
John A. Barnes (1954), nhà xã hội học thuộc trƣờng phái Manchester lần đầu tiên sử dụng phân tích bằng thuyết mạng lƣới xã hội công bố trên tạp chí quan hệ con ngƣời (Human relations). G.Simmel (1955) thì tập trung khắc hoạ hình thức mạng tƣơng tác xã hội, Jacos Moreno (1934) thì phát triển kĩ thuật trắc nghiệm xã hội nhằm xây dựng các đồ thức xã hội để tiến hành nghiên cứu định lƣợng về các kiểu mạng lƣới xã hội và vai trò giữa các chủ thể trong sự thống nhất và hội nhập xã hội.
Những tƣ tƣởng tiên phong tiếp tục xuất hiện trong triết học xã hội của Georg Simmel đầu thế kỷ XX, tƣ tƣởng tâm lý xã hội của Moreno đầu những năm 1930, nhân học cấu trúc chức năng của Radcliffe Brown (1940). Nghiên cứu mạng lƣới hoàn chỉnh dựa vào lý thuyết về biểu đồ hay ma trận để phân tích các dữ liệu về mối quan hệ nhằm làm rõ các đặc tính cấu trúc mạng lƣới. Đặc điểm thì về mặt cấu trúc của một mạng lƣới xã hội dựa trên các yếu tố: đặc điểm của mối quan hệ (loại tƣơng tác) định hƣớng, không định hƣớng; đối xứng, phi đối xứng; trực tiếp, gián
tiếp; tính đồng nhất trong sự tƣơng đồng về đặc điểm giữa các nhân tố về các mối quan hệ, sức mạnh của các quan hệ, tần suất tƣơng tác… và đặc điểm của cấu trúc: kiểu quan hệ, mật độ của các mạng lƣới, khoảng cách giữa các thành viên trong mạng lƣới, các dạng thức tập trung, những lỗ hổng cấu trúc.
Mạng lƣới xã hội đƣợc hiểu là một cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân hay tổ chức. Trong đó, các cá nhân thƣờng đƣợc gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thơng qua những nút thắt nhƣ tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích, trao đổi tài chính, quan hệ tình dục, mối quan hệ về niềm tin, kiến thức và uy tín. Những điểm nút gắn kết cá nhân với xã hội chính là mối liên hệ xã hội của mỗi cá nhân.Trong đó, mạng lƣới xã hội cũng có thể đƣợc dùng nhƣ nguồn vốn xã hội và giá trị mà cá nhân có đƣợc thơng qua nó. Fitchter đồng thời nhấn mạnh đến mạng lƣới xã hội bao gồm nhiều mối quan hệ đơi. Mỗi ngƣời trong mạng lƣới có liên hệ với ít nhất hai ngƣời khác nhƣng không ai có liên hệ với tất cả những thành viên khác (Fichter, J. H; 1957)
Quan điểm khác cho rằng, mạng lƣới xã hội là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội.Các thực thể xã hội này không chỉ là các cá nhân mà cịn là các nhóm xã hội, các tổ chức, các thiết chế, các công ty xí nghiệp và cả các quốc gia. Các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội cũng có thể mang nhiều nội dung khác nhau từ sự tƣơng trợ, trao đổi thông tin cho đến việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ (Lê Minh Tiến ; 2006).
Nhƣ vậy, nền tảng của lý thuyết mạng lƣới xã hội (social network theory) là mọi ngƣời có xu hƣớng suy nghĩ và hành động giống nhau vì họ đƣợc kết nối. Lý thuyết này xem xét tập hợp các mối quan hệ (cá nhân, nhóm hoặc tổ chức) đƣợc xác định, với quan điểm rằng tồn bộ các mối quan hệ đó có thể đƣợc sử dụng để diễn giải hành vi xã hội của các bên liên quan Mọi ngƣời có đƣợc vốn xã hội thơng qua vị trí của họ trong cấu trúc xã hội hoặc mạng lƣới xã hội.