Dựa vào kết quả nghiên cứu tại chƣơng 4 và kết quả thống kê mô tả biến quan sát tại chƣơng 5. Một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp:
5.2.2.1 Về chiến lƣợc marketing xuất khẩu:
Theo kết quả kiểm định thì Chiến lƣợc marketing xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố: Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm ngành, đặc điểm thị trƣờng trong nƣớc; đặc điểm thị trƣờng nƣớc ngoài và đƣợc đo lƣờng bởi các biến: doanh nghiệp có Chiến lƣợc marketing xuất khẩu phù hợp; sản phẩm chất lƣợng và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh; chiến lƣợc về chiêu thị; chiến lƣợc giá sản phẩm cạnh tranh.
111
5.2.2.2 Hàm ý quản trị về Chiến lƣợc sản phẩm
Một là, các doanh nghiệp cần kết hợp với các thƣơng lái, nông hộ sản xuất đảm bảo xuất khẩu đƣợc những sản phẩm có chất lƣợng ổn định, đồng nhất, hình dáng và màu sắc đẹp;
Hai là, doanh nghiệp cần kết hợp với các thƣơng lái, nông hộ sản xuất, các cơ sở đóng góp thực hiện kiểm soát chất lƣợng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu;
5.2.2.3 Hàm ý quản trị về chiến lƣợc giá
Để Chiến lƣợc marketing thành công thì có nhiều biến tác động nhƣ: Doanh nghiệp có Chiến lƣợc marketing phù hợp (CM1), hay sản phẩm phải có sự khác biệt (CLM2), hay doanh nghiệp có chiến lƣợc chiêu thị (CLM3), và đặc biệt có doanh nghiệp phải có chiến lƣợc giá sản phẩm cạnh tranh (CLM4). Nhƣ vậy, giá thành xuất khẩu rau quả hiện nay của Việt Nam còn quá cao so với các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái lan, Malaysia, Singapor...Một trong những nguyên nhân là chi phí logistics quá cao, chiếm 60% giá thành, dẫn đến làm giảm sức mạnh của nông sản Việt Nam trên thị trƣờng thế giới, Cụ thể, tỉ trọng chi phí logistics trên GDP ở Việt Nam là 20,8%, trong khi tỉ lệ này ở Trung Quốc là 15,4%; Thái Lan là 10,7%, trung bình khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng 13,5%; Châu Âu 9,2%; Bắc Mỹ 8,6% và mức trung bình của thế giới là 11,7% (Thống kê, 2017).
Hàm ý quản trị:
(1) Doanh nghiệp cần thực hiện việc xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh bền vững với các thƣơng lái, các hộ nông hộ sản xuất, cơ sở đóng gói để có đƣợc giá nguyên liệu đầu vào một cách tốt nhất;
(2) Xây dựng và phối hợp với các công ty logistics trong và ngoài nƣớc để giảm chi phí logistics, nhằm xây dựng giá thành cạnh tranh;
(3) Chính phủ cần xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ nhƣ đƣờng sông, đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng hàng không, để doanh nghiệp vừa giảm chi phí logistics, vừa đảm bảo vận chuyển đúng thời hạn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, có đƣợc một mức giá xuất khẩu cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thị trƣờng quốc tế.
5.2.2.4 Hàm ý quản trị về chiến lƣợc promotion
Một là, các doanh nghiệp xuất khẩu nên thông qua hiệp hội trong việc tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu tại thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, bản thân các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu, phát triển thị trƣờng. Tìm kiếm những thị trƣờng mới nhƣ Châu Phi, là một thị trƣờng có nhu cầu lớn, các tiêu chuẩn tƣơng đối dễ và là thị trƣờng tiềm năng trong xuất khẩu rau quả tƣơng lai;
Hai là, các doanh nghiệp xuất khẩu nên thông qua hiệp hội để thực hiện tìm kiếm thông tin về các rào cản thƣơng mại, thông tin về thị trƣờng rau quả tại thị trƣờng nƣớc ngoài.
5.2.2.5 Hàm ý quản trị về chiến lƣợc phân phối
Một là, xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh bền vững với các nhà nhập khẩu, nhà trung gian nhập khẩu nhằm phát triển kênh phân phối xuất khẩu;
Hai là, doanh nghiệp cần đầu tƣ nhiều hơn trong các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, các hội chợ triển lãm về sản phẩm rau quả xuất khẩu;
5.2.2.6 Hàm ý quản trị về đặc điểm quản lý
Kết quả thống kê mô tả thang đo đặc điểm quản lý tại bảng 5.5 cho thấy hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu rau đang hài lòng với Đặc điểm quản lý tại doanh nghiệp. Một số hàm ý nhằm hoàn thiện về đặc điểm quản lý để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu:
Một là, doanh nghiệp nên có chính sách đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực phân tích và dự báo sự biến động của thị trƣờng rau quả; có khả năng huy động và quản lý nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu;
Hai là, doanh nghiệp nên có chính sách đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế;
Ba là, doanh nghiệp nên có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, hƣớng dẫn cán bộ nắm bắt đƣợc kịp thời các hiệp ƣớc quốc tế, các kết quả đàm phán trên bàn hội nghị, hiểu và vận dụng đƣợc những Hiệp ƣớc và kết quả đàm phán đó vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh quốc tế;
113
Và cuối cùng, doanh nghiệp nên có chính sách đào tạo về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để cán bộ có đủ trình độ giao dịch quốc tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải thƣờng xuyên đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu có chất lƣợng cao, giá cả cạnh tranh trên thị trƣờng Mỹ.
5.2.2.7 Nâng cao vai trò của Hiệp hội
Kết quả thống kê mô tả thang đo Hiệp hội ngành hàng, bảng 5.8cho thấy hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đang hài lòng với vai trò của Hiệp hội, tuy nhiên vai trò Hiệp hội vẫn còn quá mờ nhạt. Từ khi gia nhập các tổ chức quốc tế WTO, GATT... Hiệp hội rau quả đã có nhiều chuyển biến tích cực nhƣng đến nay vẫn tồn tại một thực trạng là nhiều hội viên, doanh nghiệp chƣa quan tâm tham gia hiệp hội, hiệp hội cũng chƣa chứng tỏ đƣợc vai trò của mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Để xảy ra tình trạng này trƣớc hết do nhận thức nhiều ngƣời quá đề cao vai trò Nhà nƣớc, nhiều doanh nghiệp cho rằng Nhà nƣớc có thể cáng đáng mọi và giải quyết mọi công việc trong xã hội, hiệp hội chỉ là tổ chức phụ trợ, thứ yếu mang tính biểu tƣợng, nhƣng nguyên nhân chủ yếu nhất là công tác tổ chức cán bộ của Hiệp hội, theo báo cáo kết quả điều tra của Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc, 2017 thì có đến 86,4% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng hiện nay hiệp hội đang thiếu những ngƣời có đủ trình độ và năng lực; tiếp đó là chƣa có bộ phận chuyên trách về pháp luật để giúp các hội viên giải quyết tranh chấp (81,6%). Ngoài ra còn các nguyên nhân khác nhƣ thiếu thông tin về thị trƣờng (69,2%); thiếu kinh phí hoạt động (32,1%); thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm của hội viên với Hiệp hội (65%); thiếu sự đoàn kết, phối hợp giữa các hội viên khi tham gia thị trƣờng quốc tế (64,5%); văn bản quản lý nhà nƣớc về chuyên ngành chƣa sát thực tế và cơ chế phối hợp cơ quan hữu quan còn nhiều bất cập (55,2%).
Tóm lại: Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Vai trò hiệp hội trong nghiên cứu định lƣợng sơ bộ, bảng 3.8; cho đến Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo trong định nghiên cứu định lƣợng chính thức, bảng 4.10; Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA), hình 4.8; Kết quả kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu, bảng 4.14; Kết quả thống kê mô tả, bảng 5.8; cùng với kết hợp các kết quả báo cáo
điều tra của Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc, 2017, Luận án gợi ý một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao vai trò của Hiệp hội để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu:
Một là, Hiệp hội nên có nhiều hỗ trợ hơn nữa trong vấn đề thông tin về thị trƣờng xuất khẩu nhƣ các rào cản, nhu cầu, v.v.
Hai là, Hiệp hội nên có nhiều hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những vƣớng mắc trong quá trình kinh doanh xuất khẩu;
Ba là, Hiệp hội nên có hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đề xuất các cơ chế chính sách đối với cơ quan chức năng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp;
Bốn là, Hiệp hội nên thƣờng xuyên tổ chức các doanh động quảng bá sản phẩm rau quả tại thị trƣờng trong và ngoài nƣớc;
Và cuối cùng, Hiệp hội nên có hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn về về tài chính.
5.2.2.8 Hàm ý quản trị về đặc điểm thị trƣờng trong nƣớc
Một là, Nhà nƣớc nên hỗ trợ hơn nữa cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại xuất khẩu rau quả;
Hai là, Nhà nƣớc nên hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa trong việc tiếp cận thông tin về thị trƣờng rau quả nƣớc ngoài.
5.2.2.9 Hàm ý quản trị về đặc điểm ngành
Đặc điểm sản phẩm rau quả có các đặc điểm nhƣ sau: (i) Chịu ảnh hƣởng lớn của các điều kiện tự nhiên: đất đai, thời tiết khí hậu, địa hình, nguồn nƣớc… các yếu tố này ảnh hƣởng đến giá cả, nguồn hàng; (ii) Tính thời vụ: việc sản xuất, thu hoạch thƣờng tiến hành theo mùa vụ cụ thể theo từng loại cây và phù hợp với thời tiết khí hậu, do đó giá cả có sự biến động theo với từng loại rau quả theo từng mùa vụ;(iii) Tính phân tán và tính địa phƣơng: rau quả phân tán ở vùng nông thôn, nhƣng sức tiêu thụ tập trung ở thành phố lớn hoặc xuất khẩu đi các nƣớc, vì thế phƣơng thức thu mua chế biến và vận chuyển phải phù hợp; (iv) Tính tƣơi sống: khi vận chuyển dễ bị dập, nát dẫn đến kém phẩm chất, vì vậy khi thu mua cần lƣu ý phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển phải nhanh chóng, kịp thời, trách hƣ hao; (v) Rau quả phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con ngƣời, chất lƣợng tác động trực tiếp đến sức
115
khỏe ngƣời tiêu dùng, vì vậy cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định chặt chẽ trong quá trình sản xuất chế biến, bảo quản. Ngày nay, chất lƣợng là yêu tiên hàng đầu khi thâm nhập vào các thị trƣờng nƣớc ngoài, đòi hỏi rau quả phải có chất lƣợng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trƣờng ấy đƣa ra. Từ những đặc điểm của ngành rau quả, mà luận án đƣa ra hàm ý quản trị nhƣ sau:
Một là, cần xây dựng các vùng sản xuất rau quả an toàn, chất lƣợng cao theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap, các doanh nghiệp cần sản xuất và xuất khẩu theo chuỗi liên kết nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả xuất khẩu, đặc biệt khẩu vận chuyển đi các nƣớc, cƣớc phí vận chuyển rất cao, bên cạnh đó, doanh nghiệp cần kết hợp với các thƣơng lái, nông hộ sản xuất xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu nhƣ hình dáng, màu sắc đẹp, dễ đặt hàng, tƣ vấn khách hàng, đi cùng với các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm;
Hai là, doanh nghiệp cần kết hợp với các thƣơng lái, nông hộ sản xuất, các cơ sở đóng góp thực hiện kiểm soát chất lƣợng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu.