Nghiên cứu định tính nhằm xác định lại các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp; điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập trung với các đối tƣợng khảo sát.
3.2.1 Nghiên cứu định tính lần 1
3.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính lần 1
Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên mô hình của tác giả Chen và cộng sự (2016) vì đây là mô hình lý thuyết đƣợc cập nhật nhất dựa trên tổng quan 124 bài báo từ 2006 đến 2014 và các thang đo từ các nghiên cứu của các tác giả Cavusgil và Zou (1994), Zou và Stan (1998); Altıntas và cộng sự (2007), Chen và cộng sự (2016). Tuy nhiên, mô hình và các thang đo này đƣợc thực hiện tại những quốc gia phát triển có nhiều khác biệt về kinh tế và văn hóa đối với Việt Nam. Vì vậy tác giả thực hiện nghiên cứu định tính lần 1 thông qua thảo luận nhóm tập trung với các đối tƣợng khảo sát nhằm hình thành mô hình nghiên cứu.
Mục tiêu:
Thảo luận nhóm cùng các đối tƣợng khảo sát nhằm: xác định mô hình nghiên cứu
Đối tƣợng và phƣơng pháp tổ chức thảo luận nhóm
- Đối tƣợng thảo luận nhóm: giám đốc/phó giám đốc của 10 doanh nghiệp xuất khẩu rau quả.
- Phƣơng pháp tổ chức phỏng vấn:
Trƣớc khi tiến hành thảo luận nhóm 1 tuần các đối tƣợng thảo luận đƣợc gợi ý và thăm dò khả năng tham gia, sau đó họ sẽ nhận đƣợc một giấy mời chính thức kèm theo một thƣ ngỏ cho biết tinh thần và nội dung cơ bản của cuộc thảo luận, trong đó họ đƣợc lƣu ý là không cần phải chuẩn bị trƣớc điều gì mà chỉ cần trả lời hay thảo luận đúng nhƣ những gì họ đang suy nghĩ tại cuộc thảo luận.
Các cuộc thảo luận nhóm đƣợc tiến hành dƣới hình thức là những buổi tọa đàm, trong đó các đối tƣợng tham gia thảo luận và ngƣời điều khiển buổi thảo luận (tác giả) trao đổi với nhau một cách hoàn toàn tự nhiên về chủ đề kết quả xuất khẩu
57
rau quả và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả. Ngƣời điều khiển cuộc thảo luận chỉ có vai trò định hƣớng cho cuộc thảo luận đi theo đúng hƣớng để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra mà không can thiệp vào suy nghĩ và câu trả lời của những ngƣời đƣợc hỏi và cũng không nhận xét, đánh giá về các câu trả lời. Toàn bộ quá trình thảo luận đƣợc ghi chép lại bằng văn bản để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu tiếp theo.
Thu thập và xử lý dữ liệu:
Dữ liệu thu thập đƣợc từ các cuộc thảo luận nhóm là các bản ghi chép lại trên giấy A4 theo đúng nguyên văn những gì đã thảo luận. Các cuộc thảo luận đƣợc tiến hành dƣới hình thức các buổi tọa đàm về chủ đề kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu. Vì vậy, ngƣời điều khiển cuộc thảo luận đã sử dụng một bản hƣớng dẫn phỏng vấn theo dạng bán cấu trúc và các câu hỏi đƣa ra là những câu hỏi mở nhằm khuyến khích và hƣớng cho ngƣời đƣợc hỏi trả lời vấn đề theo ý nghĩ của mình và sử dụng những từ (thuật ngữ) của riêng họ trong khi trình bày.
Đầu tiên: Tác giả giới thiệu sơ lƣợc về mình và về luận án nghiên cứu; sau đó tác giả đề nghị mọi ngƣời tự giới thiệu về bản thân của họ để làm quen và tạo bầu không khí cởi mở.
Trƣởng nhóm (tác giả):Chào mừng ông (bà/anh/chị) đến với buổi tọa đàm hôm nay! Chúng tôi là những thành viên của nhóm nghiên cứu đang thực hiện luận án: các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu quả tại Việt Nam.
Trong quá trình thảo luận, ông (bà/anh/chị) sẽ nhận đƣợc những câu hỏi liên quan đến chủ đề kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu. Do vậy, rất mong các ông (bà/anh/chị) hãy cố gắng nêu ra thật sát những gì ông (bà/anh/chị) đang suy nghĩ, hãy bày tỏ suy nghĩ theo cách của riêng mình, tất cả các ý kiến của ông (bà/anh/chị) sẽ đƣợc ghi nhận và có thể đƣợc tranh luận mà không bị đánh giá là đúng hay sai hoặc tốt hay xấu.
biết ý kiến riêng của họ hoặc có những câu hỏi riêng đặt ra cho mỗi ngƣời cụ thể. Các vấn đề không chỉ đƣợc hỏi và trả lời mà còn đƣợc khuyến khích trao đổi, bình luận bằng cách đƣa ra câu hỏi theo dạng đồng hành từ (Word Association): “đó là ý kiến của ông (bà/anh/chị) A, còn ông (bà/anh/chị) nghĩ sao? Ông (bà/anh/chị) có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao? Còn gì nữa không? Còn ý kiến nào khác không?”. Mỗi cuộc thảo luận nhóm kéo dài khoảng 2 giờ.
Tổng kết lại các vấn đề đã đƣợc trình bày. Tuyên bố kết thúc cuộc thảo luận và tặng quà cho ngƣời tham dự.
Phân tích dữ liệu:
Dữ liệu thu thập được từ các cuộc thảo luận nhóm (các bản ghi chép bằng tay trên giấy A4) được tổng hợp lại để rút ra những kết luận có tính bản chất và quan trọng nhất về những vấn đề đã được thảo luận nhằm xác định lại các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu, điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu.
3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính lần 1:
10/10 các nhà quản lý doanh nghiệp đều thống nhất cho rằng: kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi: chiến lƣợc marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực của công ty, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trƣờng nƣớc ngoài, đặc điểm thị trƣờng trong nƣớc nhƣ mô hình của Chen và cộng sự (2016).
8/10 các nhà quả lý doanh nghiệp cho rằng: kết quả xuất khẩu chịu tác độngbởi 01 yếu tố ngoài mô hình của Chen và cộng sự (2016) đó là vai trò của Hiệp Hội và cũng thống nhất cho rằng Vai trò Hiệp hội có tác động thúc đẩyhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
3.2.2 Nghiên cứu định tính lần 2.
3.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính lần 2 Về điều chỉnh mô hình nghiên cứu
59
Mục tiêu:
Thảo luận nhóm cùng các đối tƣợng khảo sát lần 2 nhằm: điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu.
Đối tƣợng và phƣơng pháp tổ chức thảo luận nhóm
- Đối tƣợng thảo luận nhóm: giám đốc/phó giám đốc của 10 doanh nghiệp xuất khẩu rau quả.
- Phƣơng pháp tổ chức phỏng vấn:
Trƣớc khi tiến hành thảo luận nhóm 1 tuần các đối tƣợng thảo luận đƣợc gợi ý và thăm dò khả năng tham gia, sau đó họ sẽ nhận đƣợc một giấy mời chính thức kèm theo một thƣ ngỏ cho biết tinh thần và nội dung cơ bản của cuộc thảo luận, trong đó họ đƣợc lƣu ý là không cần phải chuẩn bị trƣớc điều gì mà chỉ cần trả lời hay thảo luận đúng nhƣ những gì họ đang suy nghĩ tại cuộc thảo luận.
Thu thập và xử lý dữ liệu:
Dữ liệu thu thập đƣợc từ các cuộc thảo luận nhóm là các bản ghi chép lại trên giấy A4 theo đúng nguyên văn những gì đã thảo luận.
Phân tích dữ liệu:
Dữ liệu thu thập được từ các cuộc thảo luận nhóm (các bản ghi chép bằng tay trên giấy A4) được tổng hợp lại để rút ra những kết luận có tính bản chất và quan trọng nhất về những vấn đề đã được thảo luận nhằm xác định lại các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu, điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu.
3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính lần 2:
Kết quả thảo luận cũng cho thấy: các nhà quản lý thống nhất điều chỉnh câu chữcho phù hợp với thực tiễn ngành rau quả tại Việt Nam. Cụ thể: 36 biến quan sát (các phát biểu) dùng để đo lƣờng khái niệm kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu đã đƣợc hình thành. Kết quả đƣợc trình bày nhƣ bảng 3.1
Bảng 3.1Kết quả nghiên cứu định tính
Ký hiệu Nội dung Nguồn
Kết quả xuất khẩu
KQ1 Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tại thị trƣờng xuất khẩu
Zou & Stan (1998); Altıntas và cộng sự (2007) KQ2 Doanh nghiệp hài lòng với kết quả xuất khẩu
KQ3 Doanh nghiệp đạt đƣợc sự thành công trong hoạt động xuất
khẩu
KQ4 Doanh nghiệp thâm nhập đƣợc thị trƣờng xuất khẩu
Thang đo Chiến lƣợc marketing
CLM1 Doanh nghiệp có chiến lƣợc marketing xuất khẩu phù hợp
Zou & Stan (1998), Ayan
& Percin
(2005)
CLM2 Sản phẩm của doanh nghiệp có chất lƣợng và có sự khác biệt
so với các đối thủ cạnh tranh
CLM3 Doanh nghiệp có chiến lƣợc về chiêu thị
CLM4 Doanh nghiệp có chiến lƣợc giá sản phẩm cạnh tranh CLM5 Doanh nghiệp có kênh phân phối tại thị trƣờng xuất khẩu
Đặc điểm và năng lực của công ty
NL1 Quy mô của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu
Zou & Stan (1998), Chen và cộng sự (2016)
NL2 Thâm niên của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu NL3 Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế
61
NL5 Doanh nghiệp có định hƣớng thị trƣờng xuất khẩu
Đặc điểm ngành
DDN1 Mức độ bất ổn định của thị trƣờng rau quả trong nƣớc
Zou & Stan (1998), Chen và cộng sự (2016)
DDN2 Mức độ phát triển của thị trƣờng rau quả trong nƣớc DDN3 Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rau quả
DDN4 Mức độ thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành
Đặc điểm quản lý
DDQL1 Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có kinh nghiệp trong hoạt
động xuất khẩu
Zou & Stan (1998), Ayan
& Percin
(2005).
DDQL2 Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có kiến thức trong hoạt
động xuất khẩu rau quả
DDQL3 Doanh nghiệp có khả năng phân tích và dự báo sự biến động
của thị trƣờng rau quả
DDQL4 Doanh nghiệp có khả năng huy động và quản lý nguồn vốn
cho hoạt động xuất khẩu
Thị trƣờng nƣớc ngoài
TTNN1 Mức độ hấp dẫn của thị trƣờng rau quả tại nƣớc ngoài
Cavusgil and
Zou (1994),
Zou & Stan (1998).
TTNN2 Mức độ cạnh tranh của thị trƣờng rau quả tại nƣớc ngoài TTNN3 Hàng rào xuất khẩu đối với mặt hàng rau quả tại nƣớc ngoài TTNN4 Sự tƣơng đồng về văn hóa tại nƣớc xuất khẩu
Thị trƣờng trong nƣớc
TTTN1 Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc cho hoạt động xuất khẩu rau quả về
mặt chính sách
Zou & Stan (1998)
TTTN2 Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại
xuất khẩu rau quả
TTTN3 Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc trong việc tiếp cận thông tin về thị trƣờng rau quả nƣớc ngoài
TTTN4 Sự biến động của thị trƣờng rau quả trong nƣớc
TTTN5 Thị trƣờng cung ứng nguyên liệu đầu vào tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp
Vai trò của Hiệp hội
HH1 Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề thông tin về thị trƣờng xuất khẩu nhƣ các rào cản, nhu cầu, v.v.
Phỏng vấn
chuyên gia và
thảo luận
nhóm HH2 Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những
vƣớng mắc trong quá trình kinh doanh xuất khẩu.
HH3
Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đề xuất các cơ chế chính sách đối với cơ quan chức năng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
HH4 Hiệp hội thƣờng xuyên tổ chức các doanh động quảng bá sản phẩm rau quả tại thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
HH5 Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn về về tài chính
63
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG SƠ BỘ 3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định lƣợng sơ bộ: 3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định lƣợng sơ bộ:
Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ nhằm điều chỉnh và xác định lại cấu trúc thang đo để sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ đƣợc thiết kế nhƣ sau:
Về đối tƣợng khảo sát:
Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng khảo sát là doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tại Tp.HCM và vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Về mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp lấy mẫu:
Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp 100 doanh nghiệp theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết.
Về kỹ thuật xử lý dữ liệu
Dữ liệu đƣợc nhập và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.0.Sau đó các biến
quan sát đƣợc đánh giá bằng 02 phƣơng pháp: phƣơng pháp pháp phân tích độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha và phƣơng pháp phân tích EFA. Những biến quan sát thỏa mãn các điều kiện trong 02 phƣơng pháp đánh giá này thì đƣợc sử dụng cho nghiên cứu chính thức (thang đo chính thức).
3.3.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng sơ bộ:
Về kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá các thang đo trong phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha bao gồm:
(i) Hệ số Cronbach‟s Alpha tổng thể của thang đo
Hệ số Cronbach‟s Alpha tổng thể của các thang đo cần phải lớn hơn 0,6 (Nunnally và Burnstein, 1994).
(ii) Hệ số tƣơng quan giữa biến so với tổng của các biến quan sát (Corrected Item – Total Correlation)
Hệ số tương quan giữa biến so với tổng của các biến quan sát cần phải lớn hơn 0,3 (Nunnally và Burnstein, 1994).
3.3.2.1 Thang đo Kết quả xuất khẩu
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo kết quả xuất khẩu thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha đƣợc trình bày trong bảng 3.2 cho thấy: Tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha .
Bảng 3.2 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Kết quả xuất khẩu Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến- tổng hiệu chỉnh
Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến
KQ1 10,1798 4,763 0,792 0,866
KQ2 10,1011 4,456 0,830 0,851
KQ3 10,1910 4,861 0,720 0,891
KQ4 10,1124 4,737 0,767 0,874
Giá trị Cronbach Alpha thang đo Kết quả xuất khẩu = 0,900
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)
3.3.3.2 Thang đo Chiến lƣợc marketing xuất khẩu
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo chiến lƣợc marketing xuất khẩu thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha đƣợc trình bày trong bảng 3.3 cho thấy: biến quan sát CML5 bị loại vì không thỏa mãn yêu cầu. Các biến quan sát còn lại đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha.
Bảng 3.3 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Chiến lƣợc marketing xuất khẩu Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến- tổng hiệu chỉnh
Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến
CLM1 10,0000 4,545 0,769 0,814
CLM2 9,9326 5,018 0,675 0,852
CLM3 10,0112 4,670 0,800 0,801
CLM4 9,9326 5,200 0,649 0,861
Giá trị Cronbach Alpha thang đo Chiến lƣợc marketing xuất khẩu=0,870
65
3.3.3.3 Thang đo đặc điểm và năng lực quản lý doanh nghiệp
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Đặc điểm và năng lực quản lý doanh nghiệp thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha đƣợc trình bày trong bảng 3.4 cho thấy: Tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha .
Bảng 3.4 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Đặc điểm và năng lực quản lý doanh nghiệp
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến- tổng hiệu chỉnh
Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến
NL1 12,6742 6,063 0,735 0,835
NL2 12,6629 6,431 0,684 0,848
NL3 12,1011 6,046 0,739 0,834
NL4 12,0899 6,196 0,647 0,857
NL5 12,1348 5,800 0,695 0,846
Giá trị Cronbach Alpha thang đo Đặc điểm và năng lực quản lý doanh nghiệp= 0,872
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)
3.3.3.4 Thang đo Đặc điểm ngành
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Đặc điểm ngành thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha đƣợc trình bày trong bảng 3.5 cho thấy: Tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha .
Bảng 3.5 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Đặc điểm ngành Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến