Điều chỉnh danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 25 - 27)

7. Bố cục của đề tài

1.2.2.3. Điều chỉnh danh mục cho vay

Mục tiêu và cơ cấu danh mục cho vay được hoạch định và xây dựng từ trước, định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng. Điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay bao gồm điều chỉnh nội bảng và điều chỉnh ngoại bảng.

Điều chỉnh nội bảng

Phương pháp điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay nội bảng bao gồm: tích cực thu hồi nợ của các ngành/khu vực mà tập trung rủi ro cao; Tăng dư nợ cho vay các khu vực còn tiềm năng; mua bán nợ, … Ngoài ra, ngân hàng có thể tăng vốn tự có để tăng khả năng chịu đựng rủi ro của danh mục; tăng trích lập dự phòng rủi ro.

Charles W. Smithson (2002), mua bán nợ là một công cụ điều chỉnh cơ cấu danh mục truyền thống bao gồm:

Dự phần cho vay - người bán chỉ chuyển giao một phần giá trị khoản vay trong hợp đồng cho người mua. Lúc này, một số ngân hàng cùng tham gia tài trợ cho một khoản vay. Ngân hàng bán khoản vay nắm giữ, theo dõi khoản vay.

Dự phần thời đoạn - khoản vay có thời hạn dài được chia thành nhiều thời hạn ngắn hơn và được bán theo những kỳ hạn ngắn đó.

Chuyển nhượng - chuyển giao toàn bộ trái quyền của khoản vay cho người mua, khoản nợ chấm dứt trên bảng cân đối của ngân hàng bán (nếu thỏa thuận miễn truy đòi trong hợp đồng bán). Đây là biện pháp chuyển giao rủi ro tương đối phổ biến trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng không còn giữ được mối quan hệ với khách hàng vay vốn ban đầu, bất lợi cho chiến lược thu hút và lưu giữ khách hàng.

Điều chỉnh ngoại bảng không thay đổi cơ cấu của danh mục cho vay mà làm giảm rủi ro tập trung trên danh mục bao gồm hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa các khoản nợ ...

- Hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swaps – CDS)

Hoán đổi rủi ro tín dụng tương tự như bảo hiểm tín dụng, trong đó một công ty bán bảo hiểm cam kết sẽ chi trả cho người mua bảo hiểm (ngân hàng hay công ty tài chính ..) khi xảy ra biến cố rủi ro tín dụng đối với tài sản tham chiếu, với điều kiện người mua bảo hiểm phải trả phí.

Khi sử dụng công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng, dư nợ của khoản cho vay vẫn tồn tại trên danh mục cho vay nhưng rủi ro vỡ nợ của nó đã được phòng ngừa. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là một hợp đồng song phương giữa ngân hàng mua bảo hiểm và người bán.

Hình 1.3: Hoán đổi rủi ro tín dụng

Nguồn: Charles W. Smithson (2002), Credit Portfolio Management, John Wiley &

Sons, Inc.

- Chứng khoán hóa khoản nợ (Securitizations)

Chứng khoán hóa là việc phát hành chứng khoán trên cơ sở giá trị của các khoản phải thu mà một ngân hàng (tổ chức tài chính) đang sở hữu bao gồm khoản cho vay có thế chấp tài sản hoặc từ các trái phiếu có thế chấp.

Chứng khoán hóa theo cấu trúc truyền thống (chứng khoán hóa dạng tiền mặt ) là chuyển nhượng quyền sở hữu các khoản cho vay có thế chấp một cách hợp pháp từ

Thành toán phí bảo hiểm Biến cố xảy ra Ngân hàng mua bảo hểm Người bán bảo hểm Không xảy ra biến cố Bồi thương thiệt hại Thanh lý hợp đồng

người khởi tạo giao dịch (ngân hàng thực hiện cho vay) sang cho một tổ chức chuyên môn hóa (The Special Purpose Vehicle - SPV). Sau đó tổ chức chuyên môn phát hành chứng khoán dựa trên tài sản cơ sở là những khoản vay, rồi bán cho các nhà đầu tư. Số tiền thu được do bán chứng khoán cho nhà đầu tư được chuyển trả cho ngân hàng cho vay ban đầu hay ngân hàng khởi tạo.

Do các khoản cho vay được chuyển ra khỏi bảng cân đối tài sản, ngân hàng khởi tạo thu về một nguồn vốn, tài trợ cho những ngành có lợi nhuận cao, phát triển những dòng sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa danh mục. Rủi ro tập trung trên danh mục cho vay sẽ giảm vì rủi ro không hoàn trả của những khoản cho vay sẽ được chuyển sang cho các nhà đầu tư.

Lợi ích của công cụ chứng khoán hóa các khoản nợ: chuyển rủi ro tín dụng ra khỏi danh mục, giải phóng lượng vốn từ đó tái cấu trúc lại danh mục, giảm yêu cầu về vốn pháp lý, gia tăng nguồn quỹ, giảm thấp chi phí và cuối cùng là nâng cao các hệ số phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng. Xét ở góc độ quản lý danh mục cho vay, chứng khoán hóa là biện pháp tái cấu trúc lại khoản nợ, giảm rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của ngân hàng.

Hình 1.4: Chứng khoán hóa cấu trúc truyền thống

Nguồn: Anthony Saunders & Linda Allen (2002), Credit Risk Measurement, John

Wiley & Sons, Inc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)