ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Dư nợ cho vay 391.035 445.693 598.434 723.697 866.885 988.739
Cho vay ngắn hạn 220.539 256.607 340.815 396.854 502.853 611.217
Cho vay trung hạn 51.615 62.187 81.673 86.400 81.746 71.538
Cho vay dài hạn 118.880 126.899 175.947 240.444 282.287 305.983
Tỷ trọng (%)
Cho vay ngắn hạn 56,40 57,57 56,95 54,84 58,01 61,82
Cho vay trung hạn 13,20 13,95 13,65 11,94 9,43 7,24
Cho vay dài hạn 30,40 28,47 29,40 33,22 32,56 30,95
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Bảng 2.4 cho thấy cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn, có thể thấy BIDV đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng các khoản vay trung và dài hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 56,40% tổng dư nợ năm 2013, đến
năm 2015 tỷ trọng này của BIDV đã tăng lên 56,95% và đến năm 2018 tỷ trọng này là 61,82%. Tương ứng với đó là sự sụt giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, tỷ trong cho vay trung hạn giảm từ 13,20% năm 2013 xuống còn 7,24% năm 2017. Tỷ trọng cho vay dài hạn có xu hướng tăng nhẹ từ 30,40% năm 2013 và tăng nhẹ lên 30,95% năm 2018.
Như vậy, chính sách tín dụng của BIDV chú trọng đến các khoản cho vay ngắn hạn ít rủi ro so với các khoản cho vay trung và dài hạn. Hơn nữa, chính sách này giúp ngân hàng giảm rủi ro thanh khoản cũng như rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, do quy định của NHNN giới hạn dùng nguồn ngắn hạn vào cho vay trung và dài hạn và lãi suất biến động rất khó lường kể từ sau khủng hoảng 2008 thì ngân hàng e ngại cho vay kỳ hạn dài, nhằm tránh rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.
Cơ cấu danh mục theo lĩnh vực kinh tế