7. Bố cục của đề tài
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng lớn của Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản và doanh thu. Trong hệ thống ngân hàng, BIDV có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và ngày càng phát triển về năng lực điều hành, khả năng kiểm soát rủi ro và hiệu quả hoạt động. Ngân hàng có hệ thống chi nhánh ở hầu hết các tỉnh thành, trong đó mạng lưới giao dịch khá dầy ở các địa bàn phát triển như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang, Cần Thơ, Sa Pa...
Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính). Đến năm 1981, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Tiếp đến năm 1990, ngân hàng tiếp tục đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Từ tháng 12/1994, ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình NHTM. Đến tháng 5/2012, ngân hàng thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM vào tháng 1/2014.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
BIDV cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích như bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính. Cụ thể:
Bảo hiểm – ngân hàng cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được thiết
kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
Chứng khoán – ngân hàng cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư
vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
Đầu tư tài chính – ngân hàng góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự
Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Nhân lực
Ngân hàng có hơn 25.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ qua, BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Mạng lưới hoạt động
Ngân hàng có mạng lưới hoạt động gồm 190 chi nhánh và 815 phòng giao dịch, 1.824 ATM và 34.000 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Mạng lưới phi ngân hàng bao gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước…Hiện diện thương mại và Chi nhánh hoạt động tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc... Ngân hàng liên doanh với nước ngoài như Ngân hàng Liên doanh VID – Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga – VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
2.1.2. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV
Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn của BIDV
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Kết quả huy động vốn 338.902 440.472 564.693 726.022 859.786 989.671
Tỷ lệ tăng trưởng 29,97 28,20 28,57 18,42 15,11
Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn của BIDV
Hoạt động huy động vốn của BIDV trong giai đoạn 2013 – 2018 có xu hướng tăng và đạt mức 989.671 tỷ đồng năm 2018. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trong giai đoạn này có xu hướng chững lại, tốc độ tăng trưởng năm 2014 là 29.97% và giảm xuống 15,11% năm 2018. Nguyên nhân, trước tình hình nợ xấu trong hệ thống cao và lạm phát có xu hướng tăng, nên NHNN đã thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều nay khiến BIDV gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cũng như áp lực cạnh trang từ các ngân hàng khác tăng cao. Nhìn chung, thì hoạt động huy động vốn của BIDV khá tốt giai đoạn 2013 – 2018, kết quả này có được là do BIDV đã áp dụng chính sách linh hoạt phù hợp với thị trường. Cụ thể, huy động vốn năm 2014 là 440,472 tỷ đồng với tốc độ tăng trường so với năm 2013 là 29,97%. Huy động vốn năm 2015 là 564.693 tỷ đồng với tốc độ tăng trường so với năm 2014 là 28,20%. Huy động vốn năm 2016 là 726.022 tỷ đồng với tốc độ tăng trường so với năm 2015 là 28,57%. Huy động vốn năm 2017 là 859.786 tỷ đồng với tốc độ tăng trường so với năm 2016 là 18,42%. Huy động vốn năm 2018 là 989.671 tỷ đồng với tốc độ tăng trường so với năm 2017 là 15,1%.
Tình hình tín dụng - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng tại BIDV Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng dư nợ tín dụng 384.890 439.070 590.917 713.633 855.535 976.333 Tỷ lệ tăng trưởng 14,08 34,58 20,77 19,88 14,12 (Nguồn : Tổng hợp từ BCTC)
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ dư nợ tín dụng tại BIDV
Tình hình dư nợ tín dụng tại BIDV trong giai đoạn 2013 – 2018 có xu hướng tăng, đạt mức 976.333 tỷ đồng năm 2018. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đến năm 2015 là 34,58% sau đó tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng giảm còn 14,12% vào năm 2018.
Với mục tiêu phát triển của BIDV là An toàn – Chất lượng – Hiệu quả – Bền vững, hướng dần theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, công tác hoạch định chính sách và quản trị điều hành của Ban lãnh đạo đã bám sát định hướng của ngân hàng, kịp thời và phù hợp với diễn biến nền kinh tế. Nhìn chung thì tình hình dư nợ tín dụng của BIDV khá tốt, góp phần tạo ra nguồn thu từ lãi cho ngân hàng và giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động. Nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại là do Chính sách tiền thắt chặt của NHNN để giảm nợ xấu và kiểm soát lạm phát. Ngoài ra để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, BIDV không ngừng nâng cao hệ số CAR để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Cu thể:
- 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tình hình dư nợ tín dụng
Như vậy, trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn BIDV vẫn đảm bảo cung ứng đủ nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp, chủ động triển khai đồng bộ nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng, kiểm soát nợ xấu, gia tăng nợ tốt, tập trung phục vụ các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, tăng trưởng tín dụng của BIDV trong tầm kiểm soát, chất lượng tín dụng đảm bảo, cơ cấu hợp lý, đạt các chỉ tiêu tín dụng đã đề ra.
Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động của BIDV
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu về quy mô 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng tài sản 548.386 650.340 850.507 1.006.404 1.201.662 1.313.038 Huy động vốn 338.902 440.472 564.693 726.022 859.786 989.671
Tổng Dư nợ 384.890 439.070 590.917 713.633 855.535 976.333
Chỉ tiêu hiệu quả
Thu dịch vụ ròng 19.164 21.907 24.712 30.434 39.017 44.483 Lợi nhuận trước thuế 5.290 6.297 7.949 7.709 8.665 9.473
Lợi nhuận sau thuế 4.031 4.948 5.822 6.138 6.787 7.542
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của BIDV
Lợi nhuận trước thuế của BIDV trong giai đoạn 2013 – 2018 có xu hướng tăng, cho thấy BIDV hoạt động hiệu quả trong giai đoạn này. Năm 2013 lợi nhuận
- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2013 2014 2015 2016 2017 2018
trước thuế của BIDV đạt 5.290 tỷ đồng và đạt 9.473 tỷ đồng năm 2018. Trong giai đoạn 2013 – 2018, tình hình kinh tế biến động, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung cũng như BIDV nói riêng. Hoạt động của BIDV vẫn luôn ổn định và phát triển một cách bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động của những năm tiếp theo.
Từ kết quả phân tích thực trạng về tình hình hoạt động huy động, tình hình cho vay và lợi nhuận của BIDV trong giai đoạn 2013 – 2018 cho thấy ngân hàng hoạt động khả hiệu quả. Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì quản lý danh mục cho vay là vô cần thiết, quản lý danh mục cho vay tốt, sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu. Điều này làm giảm trích lập dự phòng và giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận.
2.2. Danh mục cho vay tại BIDV 2.2.1. Cơ cấu danh mục cho vay 2.2.1. Cơ cấu danh mục cho vay
Cơ cấu danh mục theo thời hạn cho vay
Bảng 2.4: Danh mục cho vay theo thời hạn
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Dư nợ cho vay 391.035 445.693 598.434 723.697 866.885 988.739
Cho vay ngắn hạn 220.539 256.607 340.815 396.854 502.853 611.217
Cho vay trung hạn 51.615 62.187 81.673 86.400 81.746 71.538
Cho vay dài hạn 118.880 126.899 175.947 240.444 282.287 305.983
Tỷ trọng (%)
Cho vay ngắn hạn 56,40 57,57 56,95 54,84 58,01 61,82
Cho vay trung hạn 13,20 13,95 13,65 11,94 9,43 7,24
Cho vay dài hạn 30,40 28,47 29,40 33,22 32,56 30,95
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Bảng 2.4 cho thấy cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn, có thể thấy BIDV đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng các khoản vay trung và dài hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 56,40% tổng dư nợ năm 2013, đến
năm 2015 tỷ trọng này của BIDV đã tăng lên 56,95% và đến năm 2018 tỷ trọng này là 61,82%. Tương ứng với đó là sự sụt giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, tỷ trong cho vay trung hạn giảm từ 13,20% năm 2013 xuống còn 7,24% năm 2017. Tỷ trọng cho vay dài hạn có xu hướng tăng nhẹ từ 30,40% năm 2013 và tăng nhẹ lên 30,95% năm 2018.
Như vậy, chính sách tín dụng của BIDV chú trọng đến các khoản cho vay ngắn hạn ít rủi ro so với các khoản cho vay trung và dài hạn. Hơn nữa, chính sách này giúp ngân hàng giảm rủi ro thanh khoản cũng như rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, do quy định của NHNN giới hạn dùng nguồn ngắn hạn vào cho vay trung và dài hạn và lãi suất biến động rất khó lường kể từ sau khủng hoảng 2008 thì ngân hàng e ngại cho vay kỳ hạn dài, nhằm tránh rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.
Cơ cấu danh mục theo lĩnh vực kinh tế
Bảng 2.5: Danh mục cho vay theo lĩnh vực kinh tế
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Dư nợ cho vay 391.035 445.693 598.434 723.697 866.885 988.739 Thương mại 88.416 103.097 139.316 170.131 223.165 283.855 Nông nghiệp và lâm nghiệp 19.116 24.249 35.931 43.330 40.122 45.121
Sản xuất 131.862 131.701 159.449 179.455 203.103 226.226 Xây dựng 56.268 70.567 65.920 85.373 98.978 104.594 Dịch vụ cộng đồng và cá nhân 6.638 58.816 43.760 50.892 78.457
Kho bãi,vận tải, viễn thông 11.281 10.382 38.068 47.808 46.116 46.730
Giáo dục và đào tạo 369 334
Bất động sản và tư vấn 27.888 31.623 41.112 37.480 37.498 29.131 Khách sạn và nhà hàng 11.948 13.211 Dịch vụ tài chính 698 1.714 115.092 Tài sản ngắn hạn khác 36.550 74.877 109.229 139.447 137.990 Tỷ trọng (%) 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Thương mại 22,61 23,13 23,28 23,51 25,74 28,71 Nông nghiệp và lâm nghiệp 4,89 5,44 6,00 5,99 4,63 4,56
Sản xuất 33,72 29,55 26,64 24,80 23,43 22,88 Xây dựng 14,39 15,83 11,02 11,80 11,42 10,58
Dịch vụ cộng đồng và cá nhân 1,70 13,20 7,31 7,03 9,05 0,00 Kho bãi,vận tải, viễn thông 2,88 2,33 6,36 6,61 5,32 4,73
Giáo dục và đào tạo 0,09 0,07
Bất động sản và tư vấn 7,13 7,10 6,87 5,18 4,33 2,95 Khách sạn và nhà hàng 3,06 2,96
Dịch vụ tài chính 0,18 0,38 11,64
Tài sản ngắn hạn khác 9,35 12,51 15,09 16,09 13,96
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Bảng 2.5 cho thấy BIDV xứng đáng là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư và phát triển khi mà dư nợ cho vay trong những lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Tỷ trọng dư nợ cho vay trong lĩnh vực thương mại năm 2013 là 22,61%, đến năm 2018 tỷ trọng cho vay đã tăng lên 28,71%. Tượng tự, tỷ trọng dư nợ cho vay trong lĩnh vực xây dựng năm 2013 là 14,39%, đến năm 2018 tỷ trọng cho vay lĩnh vực xây dựng giảm còn 10,58% trong tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực sản xuất có xu hướng giảm nhẹ từ tỷ trọng 33,72% năm 2013 giảm xuống còn 22,88% năm 2018.
Nhìn chung, danh mục cho vay theo lĩnh vực kinh tế của BIDV thiếu tính đa dạng từ đó làm tăng tập trung rủi ro, có sự chuyển dịch tỷ trọng cho vay từ sản xuất sang dịch vụ, thương mại và xây dựng. Sự tập trung của danh mục vào một số ngành chủ chốt quyết định sự phát triển kinh tế từ đó làm gia tăng tập trung rủi ro là do đặc thù của BIDV là một ngân hàng đầu tư, nên việc chuyên môn hóa trong lĩnh vực đầu tư và phát triển là mục đích cũng như sứ mệnh ngân hàng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu danh mục theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.6: Danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng của BIDV
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Dư nợ cho vay 338.902 440.472 564.693 726.022 859.985 989.671
Doanh nghiệp nhà nước 65.809 92.254 23.857 27.014 134.629 151.486
Doanh nghiệp tư nhân 29.632 844 151.560 177.037 102.572 4.694
Doanh nghiệp nước ngoài 7.156 9.701 13.925 21.157 27.054 32.878
Cá nhân 203.583 248.962 310.234 394.647 469.593 572.320
Tỷ trọng (%)
Doanh nghiệp nhà nước 19,42 20,94 4,22 3,72 15,65 15,31
Doanh nghiệp tư nhân 8,74 0,19 26,84 24,38 11,93 0,47
Doanh nghiệp nước ngoài 2,11 2,20 2,47 2,91 3,15 3,32
Cá nhân 60,07 56,52 54,94 54,36 54,60 57,83
Khác 9,66 20,14 11,53 14,62 14,67 23,07
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Bảng 2.6 cho thấy cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng của BIDV cho thấy ngân hàng tiếp tục khẳng định vai trò của ngân hàng đầu tư khi khi tỷ lệ cho vay cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50% tổng dư nợ và đang có xu hướng giảm nhẹ từ 60,07% năm 2013 xuống còn 57,83% năm 2018 do tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm cùng với mục tiêu của Chính phủ kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay với Doanh nghiệp Nhà nước đang giảm dần. Năm 2013 tỷ trọng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp Nhà nước là 19,42% giảm xuống còn 3,72% năm 2016 và sau đó tăng lên 15,31% năm 2018. Lý do, trong giai đoạn vừa qua, Doanh nghiệp Nhà nước được đánh giá là hoạt động không hiệu quả. Tỷ trọng cho vay Doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng tăng nhẹ từ 2,11% năm 2013 lên 3,32% năm 2018.
Như vậy, cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng của BIDV tập trung vào đối tượng Doanh nghiệp tư nhân và Doanh nghiệp nước ngoài vì tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả, đang trở thành mục tiêu cho vay của ngân hàng.
Cơ cấu danh mục theo loại tiền tệ
Bảng 2.7: Danh mục cho vay theo loại tiền tệ của BIDV
ĐVT: Tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay 338,902 440,472 564,693 726,022 859,985
VNĐ 307,403 404,211 518,489 683,871 809,068 Ngoại tệ 31,499 36,261 46,204 42,151 50,918 Tỷ trọng (%) VNĐ 90.71 91.77 91.82 94.19 94.08 Ngoại tệ 9.29 8.23 8.18 5.81 5.92 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Bảng 2.7 cho thấy danh mục cho vay theo loại tiền tệ của BIDV chủ yếu cho vay bằng VND, tỷ trọng dư nợ VND rất cao, luôn chiếm trên dưới 90% tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay bằng các đồng tiền khác như USD, EURO, CNY, JPY… chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng trên dưới 10%, trong 3 năm gần đây 2013 – 2017 tỷ trọng dư nợ cho vay