Đơn vị: %
STT Ngành Tỷ trọng
1 Nông lâm thủy hải sản 2,4
2 Dư nợ tối đa cho ngành khai khoáng 1,7
3 Công nghiệp nặng 8,9
4 Công nghiệp nhẹ 7,9
5 Sản xuất, phân phối điện, khí đốt 5,3
6 Xây dựng nhà các loại và công trình kỹ thuật dân dụng 5,1
7 Xây dựng chuyên dụng 5,6
8 BOT chủ đầu tư giao thông 2,8
9 Dịch vụ 4,4
10 Thương mại công nghiệp nặng 8,8
11 Thương mại công nghiệp nhẹ 9,5
12 Vận tải, kho bãi 2,2
13 Kinh doanh bất động sản 5,2
14 Bán lẻ 30,0
(Nguồn: Chính sách tín dụng của BIDV 2018)
Theo Quyết định 493/QĐ- NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 (sửa đổi, bổ sung QĐ 493) hướng dẫn các ngân hàng phân loại nợ và trích dự
phòng. Theo đó, ngân hàng có thể sử dụng một trong hai cách phân loại là phân loại
theo định lượng và phân loại theo định tính. Đồng thời trích lập hai loại dự phòng bao gồm dự phòng chung cho các nhóm nợ từ 1 – 4 và dự phòng cụ thể cho các nhóm nợ từ 2 – 5. Việc phân loại nợ giúp ngân hàng nhận định tổng thể về chất lượng danh mục để trích dự phòng rủi ro, từ đó giúp nhà quản trị có những động thái phù hợp để duy trì chất lượng của danh mục cho vay. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng cho thấy nhận thức tầm quan tr ọng về quản trị rủi ro. Đây là bước ngoặt tiến dần đến thông lệ quốc tế về quản trị nói chung và quản trị rủi ro danh mục cho vay nói riêng.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại BIDV đang phân loại nợ và trích lập dự phòng theo phương pháp định tính. Bảng 2.10: Phân loại nợ và trích lập dự phòng Nhóm nợ Trích lập dự phòng Nhóm 1 0% Nhóm 2 5% Nhóm 3 20% Nhóm 4 50% Nhóm 5 100%
Nguồn: Chính sách quản lý rủi ro của BIDV
Chính sách hạn chế, không cho vay với một số đối tượng cụ thể
Luật Các tổ chức tín dụng quy định rõ ràng về việc không cấp tín dụng đối với cha, mẹ, vợ, con … của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và hạn chế cấp tín dụng đối với những người trực tiếp cho vay, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập… nhằm tránh nguy cơ rủi ro tiềm ẩn do quyết định cho vay thiếu khách quan. Theo quy định, dư nợ cho vay đối với các đối tượng bị hạn chế không vượt quá 5% tổng dư nợ của ngân hàng, điều này giảm rủi ro tập trung trên danh mục. Chính sách giới hạn cho vay, hạn chế cho vay, không cho vay giúp các ngân hàng tránh xung đột quyền lợi dẫn đến lệch hướng trong cho vay và tăng tập trung rủi ro danh mục cho vay.
BIDV đã có những quy định cụ thể trong quy trình cấp tín dụng, quy trình giải ngân hoặc quy trình xử lý nợ có vấn đề. Nhìn chung, BIDV đã hình thành bộ máy ba tuyến phòng vệ trong quá trình thực hiện và giám sát danh mục cho vay.
Tuyến phòng vệ thứ nhất là bộ phận tác nghiệp, thực hiện các giao dịch cho vay, hình thành nên danh mục cho vay. BIDV đã thiết lập quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, giúp ngân hàng kiểm soát rủi ro cho vay.
Tuyến phòng vệ thứ hai là bộ phận quản lý rủi ro, hoạt động song song với khối tác nghiệp, chịu sự điều hành của Ban giám đốc, do một phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp. Cơ cấu bộ phận quản lý rủi ro bao gồm phòng quản lý rủi ro - hoạt động độc lập với các phòng ban tác nghiệp hay kinh doanh (phòng quan hệ khách hàng, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân). Với chức năng theo dõi giám sát rủi ro một cách độc lập, giúp Ban điều hành nắm mức độ rủi ro của danh mục cho vay.
Tuyến phòng vệ thứ ba là Ban kiểm soát, trực thuộc đại hội đồng cổ đông (do đại
hội đồng cổ đông bầu ra) để đảm bảo cho sự tách biệt giữa chức năng giám sát, hoạch định và tác nghiệp. Ban kiểm soát có quyền triệu tập đại hội cổ đông bất thường nếu thấy hội đồng quản trị có dấu hiệu vi phạm. Tính độc lập của bộ phận quản lý rủi ro bị hạn chế do trực thuộc Ban điều hành. Trong khi đó thì bộ phận kiểm toán nội bộ và Ban kiểm soát có tính độc lập rất cao, có thể đánh giá cả công tác quản trị của hội đồng quản trị và công tác điều hành của ban giám đốc, thực hiện giám sát và cảnh báo rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay.
(Nguồn: báo cáo thường niên của BIDV)
Như vậy, bộ máy 3 tuyến phòng vệ của BIDV đã thể hiện rõ quan điểm hướng tới quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, trong đó có rủi ro danh mục cho vay.
2.3.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay là một nội dung quan trọng của các NHTM. Tuy nhiên tại Việt Nam, các ngân hàng vẫn chưa xây dựng được mô hình đo lường rủi ro cho cả danh mục cho vay. Mặc dù, BIDV nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình đo lường rủi ro cho cả danh mục, nhưng BIDV vẫn chưa xây dựng được mô hình riêng hoàn chỉnh để đánh giá rủi ro của cả danh mục cho vay. Hiện tại, BIDV đo lường rủi ro thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây cũng là một hạn chế mà ngân hàng cần phải nổ lực để hoàn thiện.
Xếp hạng khách hàng tổ chức kinh tế
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng cụ thể được minh họa trong hình dưới.
Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản trị
Ban Điều Hành phận kiểm toán nội Ban kiểm soát, Bộ
bộ (Tuyến phòng vệ thứ ba) Khối tác nghiệp (Tuyến phòng vệ thứ nhất)
Khối quản trị rủi ro
(Tuyến phòng vệ thứ hai)
Hình 3.2: Xếp hạng khách hàng tổ chức kinh tế
(Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV)
Trên cơ sở tổng điểm, kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng TCKT như sau:
STT Hạng Nhóm nợ 1 AAA Nhóm 1 2 AA+ 3 AA 4 AA- 5 A+ 6 A 7 A- 8 BBB 9 BB+ 10 BB 11 BB- Nhóm 2 12 B 13 D1 Nhóm 3 14 D2 Nhóm 4 15 D3 Nhóm 5
(Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV)
Mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho KH cá nhân của BIDV sử dụng kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng cụ thể được minh họa trong hình dưới.
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV
Dựa vào số điểm đạt được, khách hàng được xếp loại vào một trong các hạng như sau: Bảng : Xếp hạng khách hàng cá nhân STT Hạng 1 AAA 2 AA+ 3 AA 4 AA- 5 A+ 6 A 7 A- 8 BBB 9 BB 10 B
Như vậy, căn cứ vào kết quả xếp hạng khách hàng mà ngân hàng sẽ quyết định cấp tín dụng hay từ chối cấp tín dụng. Ngoài ra, dựa trên kết quả xếp hạng khách hàng, BIDV có chính sách lãi suất cho vay khác nhau với từng khách hàng.
Bảng 2.12: Lãi suất cho vay
Kỳ hạn Khách hàng xếp hạng từ AA trở lên Khách hàng xếp hạng A, A+, AA- Khách hàng xếp hạng từ A- trở xuống 1 tháng 7.7 7.9 8.2 2 tháng 7.7 7.9 8.2 3 tháng 8.2 8.4 8.7 4 tháng 8.2 8.4 8.7 5 tháng 8.4 8.6 8.9 6 tháng 8.7 8.9 9.2 7 tháng 8.7 8.9 9.2 8 tháng 8.9 9.1 9.4 9 tháng 9.1 9.3 9.6 10 tháng 9.1 9.3 9.6 11 tháng 9.3 9.5 9.8 12 tháng 9.7 9.9 10.2 ≤ 3 năm 3.2 3.4 3.7 > 3 năm 3.7 3.9 4.2
(Nguồn: Lãi suất tham khảo của BIDV tháng 1.2019)
Đối với những khách hàng xếp hạng từ AA trở lên, ngân hàng sẽ cho vay với mức lãi suất thấp hơn so với khách hàng xếp hạng A, A+, AA- và khách hàng xếp hạng từ A- trở xuống.
2.3.4. Điều chỉnh danh mục cho vay bằng phương pháp nội bảng
BIDV sử dụng phương pháp nội bảng như giảm dư nợ thông qua biện pháp thu nợ đối với loại hình cho vay cần giảm; tăng dư nợ các loại hình cho vay khác để thay đổi tỷ trọng các loại cho vay như mong muốn; cuối cùng là sử dụng biện pháp “đảo nợ” để thay đổi mục đích khoản vay, chuyển đổi loại hình dư nợ. Trong 3 phương pháp nên trên thì phương pháp “đảo nợ” thường bị NHNN nghiêm cấm.
Ngoài các biện pháp kể trên, một biện pháp điều chỉnh nội bảng khác là mua bán nợ. Theo quyết định 59/2006/QĐ-NHNN đã ban hành quy chế về mua bán nợ. Đối tượng là tất cả những khoản nợ của tổ chức tín dụng trên danh mục và đang theo dõi ngoại bảng. Phương thức mua bán nợ như qua đàm phán trực tiếp/có môi giới hoặc là thông qua đấu giá; mua bán toàn bộ, một phần hoặc là mua bán nhiều lần; bán miễn truy đòi hoặc có truy đòi. Giá do hai bên thỏa thuận, tuy nhiên nợ nhóm 1 thì giá mua bán không thấp hơn giá trị của khoản nợ.
Định kỳ BIDV đánh giá danh mục cho vay thông qua các báo cáo về hoạt động cho vay phân bổ theo ngành nghề, đối tượng khách hàng và khu vực đầu tư. Thông qua các báo cáo, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp loại hình cho vay, thường báo cáo 6 tháng một lần.
Như vậy, có thể thấy BIDV đã sử dụng các phương pháp nội bảng để điều chỉnh danh mục cho vay, nhằm giảm tập trung rủi ro trên danh mục cao.
2.4. Kết quả đạt được và hạn chế 2.4.1. Kết quả đạt được 2.4.1. Kết quả đạt được
Xây dựng các chính sách liên quan đến quản lý danh mục cho vay như chính sách giới hạn cho vay đối với một số loại hình cho vay, chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng, chính sách hạn chế không cho vay đối với một số đối tượng cụ thể. Như vậy, BIDV đã định hướng thiết kế danh mục cho vay một cách chủ động.
Hệ thống xếp hạng và chấm điểm khách hàng, giúp ngân hàng có thể đánh giá rủi ro khoản cho vay.
Xây dựng bộ phận kiểm tra, giám sát và phòng ngừa, xử lý rủi ro, giúp cho ngân hàng kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay.
Điều chỉnh danh mục cho vay bằng phương pháp nội bảng, giúp ngân hàng cơ cấu lại danh mục, nâng cao hiệu quả quản lý danh mục cho vay.
Quản lý danh mục cho vay của BIDV đã được nâng lên qua các năm, tăng trưởng tín dụng ổn định, kiểm soát tốt nợ xấu.
2.4.2. Hạn chế
Phương pháp quản lý danh mục cho vay thụ động, quản lý theo hướng định tính khiến cho ngân hàng chưa thiết lập cơ cấu danh mục cho vay dự kiến, các giới hạn cần
thiết cho từng ngành, từng khu vực kinh doanh, từng loại hình cấp tín dụng phù hợp với đặc điểm ngân hàng. Điều này dẫn đến cơ cấu danh mục cho vay tự phát, tỷ trọng các loại cho vay ngẫu nhiên, bị dẫn dắt bởi thị trường. Hậu quả là cơ cấu danh mục cho vay bất ổn, vi phạm giới hạn an toàn trên toàn danh mục, gây khó khăn cho kết quả hoạt động của các năm kế tiếp.
Chưa hoàn thiện được mô hình đo lường rủi ro nội bộ, hiện tại BIDV vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và hoàn thiện mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay. Điều này khiến cho ngân hàng không đo lường chính xác mức độ rủi ro của các khoản vay riêng lẻ cũng như rủi ro của cả danh mục, để từ đó có những biện pháp cơ cấu danh mục cho vay phù hợp.
Sử dụng phương pháp nội bảng để điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay hiệu quả thấp, thiếu tính linh hoạt. Những công cụ ngoại bảng như hoán đổi rủi ro, chứng khoán hóa, … vẫn chưa được BIDV áp dụng. Khi điều chỉnh quy mô dư nợ và cơ cấu danh mục, BIDV sử dụng phương pháp nội bảng (thu hồi nợ, tăng quy mô dư nợ…). Ngoài các biện pháp trên, thì ngân hàng còn sử dụng mua bán nợ để điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay.
Mô hình tổ chức của BIDV chưa có bộ phận quản lý danh mục chuyên biệt với đội ngũ cán bộ có trình độ. Đây vẫn là nhiệm vụ chung của một số bộ phận như Ban Tín dụng, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro, bộ phận Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập… Do đó, hiệu quả quản lý danh mục cho vay vẫn còn thấp. Cơ cấu tổ chức chưa tách biệt bộ phận tác nghiệp và bộ phận quản lý rủi ro, dẫn đến dấu hiệu rủi ro danh mục cho vay không được nhận dạng một cách đầy đủ từ khi nó mới xuất hiện để đề xuất cho ban điều hành xử lý kịp thời.
2.4.3. Nguyên nhân
Các nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
Áp dụng phương pháp quản lý thụ động, chưa thành lập bộ phận quản lý rủi ro độc lập do chưa nhận thức được sự cần thiết của phương pháp quản lý danh mục cho vay hiện đại. Lợi nhuận tăng mạnh từ hoạt động cho vay trong ngắn hạn che lắp rủi ro tập trung trên danh mục cho vay, ngân hàng cho rằng phương pháp quản trị danh mục cho vay hiện tại hiệu quả. Thiếu chủ động trong quản lý danh mục cho vay, chờ đợi tín hiệu
từ phía NHNN là nguyên nhân gia tăng rủi ro tập trung của danh mục. Việc giao chỉ tiêu tăng dư nợ cho nhân viên, cho các phòng giao dịch, cho từng chi nhánh ngân hàng cho ngân hàng chỉ chú trọng tăng quy mô tín dụng mà không quan tâm đến cơ cấu danh mục cho vay. Hậu quả là rủi ro tập trung cao trên danh mục cho vay, gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng.
Một số thành viên trong Ban giám đốc và Hội đồng quản trị ngân hàng chạy theo lợi nhuận trước mắt, cố tình cho vay vượt giới hạn cho phép. Việc vi phạm những quy định giới hạn an toàn xuất phát từ rủi ro đạo đức của Ban giám đốc, từ sự thao túng, can thiệp quá sâu vào hoạt động cho vay của một số thành viên trong Hội đồng quản trị, mối quan hệ “sở hữu chéo” giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.
Công tác phân tích thông tin và dự báo còn yếu kém, khó khăn thiết kế danh mục cho vay cũng như hoạch định mục tiêu. Khó khăn trong việc thu thập thông tin về các ngành và lĩnh vực kinh tế để phân tích rủi ro ngành, phục vụ cho quá trình xếp hạng tín dụng nội bộ. Trung tâm CIC (Credit Information Center) trực thuộc NHNN cung cấp thông tin hỗ trợ cho bộ phận tín dụng của các NHTM trong quá trình phân tích tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cập nhật không kịp thời, chủ yếu là các thông tin chi tiết về khách hàng.
Hoạt động ngân hàng đối mặt với nhiều loại rủi ro, đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ giúp cảnh báo sớm rủi ro, phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro. Hệ thống kiểm soát nội bộ xây dựng chính sách tín dụng, ban hành và thực hiện quy trình cấp tín dụng thống nhất. Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát nội bộ luôn gắn liền với công tác điều hành nghiệp vụ nên thiếu sự độc lập và khách quan cần thiết. Hiện tại công việc của kiểm toán nội bộ chỉ là kiểm tra tuân thủ, phát hiện những vi phạm (nếu có) của ban giám đốc trong điều hành các hoạt động kinh doanh của ngân