ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Thu nhập lãi cận biên (NIM) 2.88 2.95 2.56 2.60 2.96 3.04
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Biểu đồ 2.5: Chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và huy động (NIM %)
Thu nhập lãi cận biên của BIDV trong giai đoạn 2013 – 2018 khá biến động. Giai đoạn 2013 đến 2016 có xu hướng giảm từ 2,88% xuống 2,56% năm 2015. Nguyên nhân, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, dẫn đến chi phí dự phòng rủi ro lớn, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và dẫn đến NIM giảm. Hơn nữa, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càng bị thu hẹp do sự cạnh tranh, đã ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Để kiểm soát nợ xấu, hạn chế tín dụng bằng chính sách tiền tệ thắt chặt cũng là nguyên nhân giảm thu nhập từ tín dụng của ngân hàng. Hơn nữa, theo định hướng của NHNN, giảm thanh toán bằng tiền mặt, phát triển dịch vụ phi tín dụng. BIDV không ngừng phát triển dịch vụ phi tín dụng, kết quả thu nhập ngoài lãi gia tăng trong những năm gần đây cũng là yếu tố làm giảm NIM. Sau đó, NIM có xu
2.88 2.95 2.56 2.6 2.96 3.04 2013 2014 2015 2016 2017 2018
hướng tăng mạnh trở lại, tăng từ 2,56% năm 2015 lên 3,04% năm 2018. Nguyên nhân là do nợ xấu đã được kiểm soát. Chính phủ thực hiện tái cấu trúc ngân hàng giai đoạn từ 2011 đến nay, đã giúp giảm được nợ xấu và cải thiện rõ rệt lợi nhuận.
Nhìn chung, NIM giảm cho thấy hiệu quả cho vay của BIDV còn tồn động nhiều hạn chế. Để tăng NIM hay nâng cao thu nhập từ tín dụng thì quản lý danh mục cho vay là nhiệm vụ hết sức quan trọng vào thời điểm hiện tại.
2.3. Quản lý danh mục cho vay tại BIDV
2.3.1. Chính sách liên quan đến quản lý danh mục cho vay
Theo quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 (sửa đổi, bổ sung QĐ 493), thông tư 14/2014/NHNN ngày 20/05/2014 và quyết định 457/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005, thông tư 34/2008/QĐ- NHNN ngày 05/12/2008 về quản trị rủi ro. Dựa trên các văn bản này, BIDV đã tiến hành xây dựng các chính sách bao gồm chính sách giới hạn cho vay, chính sách phân hạng nợ và trích lập dự phòng, chính sách hạn chế cho vay với một số đối tượng cụ thể… Đây là những chính sách nhằm hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục, có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng thực hiện quản lý danh mục cho vay tại BIDV.
Chính sách giới hạn cho vay
Nội dung của quyết định 457/QĐ-NHNN quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong đó giới hạn tối đa cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, tổng cho vay và bảo lãnh không vượt quá 25% vốn tự có. Đối với một nhóm khách hàng cho vay không quá 50% vốn tự có; tổng giới hạn cho vay và bảo lãnh không quá 60% vốn tự có. Ngoài ra trong quyết định này cũng quy định: đối với các khoản vay/ bảo lãnh (với một khách hàng) có giá trị vượt 5% vốn tự có ngân hàng phải có chính sách và cách thức theo dõi. Còn nếu khoản vay và tổng các khoản cho vay một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng phải được Hội đồng quản trị hoặc người được ủy quyền thông qua. Quy định này cho thấy, khi tỷ trọng các khoản vay vượt 5% (đặc biệt là vượt 10%) vốn tự có của một ngân hàng được xem là rủi ro tập trung và cần được theo dõi cẩn trọng. Trong quyết định 457/QĐ- NHNN có mô tả rõ về nhóm khách hàng có liên quan, trong đó bao gồm nhóm khách hàng có quan hệ sở hữu, nhóm khách hàng có quan hệ quản trị, điều hành, thành viên.
Sau quyết định 457/QĐ-NHNN ra đời ngày 19/4/2005, một số các văn bản khác được NHNN ban hành như: chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 (hiệu lực từ tháng 1/2008); quyết định 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/02/2008, thay thế cho chỉ thị 03; thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 (hiệu lực từ 1/10/2010) thay thế quyết định 457; thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 sửa đổi thông tư 13 (hiệu lực từ 1/10/2010). Những văn bản có tính pháp lý nói trên là cơ sở để cho NHTM cụ thể hóa chính sách giới hạn cho vay của từng ngân hàng.
Ngoài việc xác định giới hạn cấp tín dụng tối đa cho một khách hàng thì việc xác định giới hạn tín dụng tối đa cho một số ngành kinh tế chủ chốt nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung. Việc đưa ra các tỷ lệ giới hạn trên danh mục được Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua hàng năm và được ghi trong chính sách tín dụng của ngân hàng. Các giới hạn này nhằm thực hiện chính sách đa dạng hóa, tránh tập trung dồn vốn cho một số ngành nghề hẹp, phân tán rủi ro trên danh mục cho vay của ngân hàng.