7. Bố cục của đề tài
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý danh mục cho vay
1.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng
Lập kế hoạch, thiết kế danh mục cho vay
Tiền mua nợ Tiền bán CK Cho vay Người cho vay NH khởi tạo Tổ chức chuyên môn (SPV) Nhà đầu tư Bán khoản cho vay CK phát hành
Việc lập kế hoạch và thiết kế danh mục cho vay dựa trên những dự báo về các điều kiện của nền kinh tế, diễn biến của thị trường và các điều kiện thực tế của ngân hàng tại thời điểm lập kế hoạch. Nếu dự báo thông tin kinh tế chính xác và hiệu quả thì danh mục mà ngân hàng xây dựng sẽ có tính khả thi cao. Việc thiết kế danh mục cho vay đòi hỏi sự linh hoạt, phù hợp với những thay đổi có thể xảy ra trong nền kinh tế. Xây dựng nhiều phương án danh mục phù hợp với các kịch bản khác nhau giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong quá trình giám sát và điều chỉnh cơ cấu danh mục sau giám sát, đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh doanh đã hoạch định.
Thực hiện và giám sát danh mục cho vay
Điều hành giám sát danh mục cho vay cho thấy năng lực của nhà quản trị ngân hàng. Bộ máy tổ chức hiệu quả, quy định cơ chế giám sát chặt chẽ, phù hợp với mô hình tổ chức và năng lực của nhân viên thực thi, có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý danh mục cho vay tại ngân hàng. Xây dựng kế hoạch có, tính khả thi cao nhưng nếu quản trị điều hành không tốt, thì khả năng thất bại vẫn có thể xảy ra. Những giới hạn an toàn không được tuân thủ chặt chẽ, khiến cho cơ cấu danh mục cho vay đi chệch với kế hoạch ban đầu, chạy theo thị trường.
Nội lực của ngân hàng
Vốn tự có cho thấy sức mạnh về tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro, trang trải cho các tổn thất không dự tính được trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Vốn tự có cao hay thấp phù hợp mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Từ cơ cấu danh mục cho vay, ngân hàng sẽ tính được giá trị tổn thất ngoài dự kiến, từ đó xác định vốn tự có tương xứng với mức độ rủi ro. Các giới hạn an toàn thường được xác định theo quy mô vốn tự có của ngân hàng.
Trình độ của đội ngũ nhân viên cho vay, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ, chất lượng của hệ thống thông tin quản lý, mạng lưới chi nhánh hoạt động …cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý danh mục cho vay. Đội ngũ nhân viên am hiểu nhiều ngành nghề giúp ngân hàng đa dạng cho vay các ngành kinh tế. Mạng lưới chi nhánh phủ khắp tăng khả năng kiểm soát rộng, đa dạng hóa về khu vực địa lý.
Môi trường kinh tế trong nước
Khi ngân hàng hoạch định mục tiêu, từ đó thiết kế danh mục cho vay và các chính sách thự thi, hướng tới những ngành kinh tế chủ lực, được Chính phủ ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ nhất định. Danh mục có tính đa dạng các lĩnh vực kinh tế, giúp phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàn. Ngược lại, nếu nền kinh tế tập trung vào một vài ngành sản xuất kinh doanh đặc thù như nông nghiệp, xuất khẩu ... thì ngân hàng khó đa dạng hóa danh mục cho vay, tăng rủi ro tập trung và gây tổn thất lớn cho ngân hàng nếu diễn biến kinh tế không thuận lợi.
Ngân hàng cho vay đáp ứng nhu cầu của thị trường, khi nền kinh tế tăng trưởng “nóng”, cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng có thể đi lệch hướng ban đầu, chỉ tập trung vào một số ít ngành đang phát triển mạnh. Trong ngắn hạn, lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng, tuy nhiên tiềm ẩn rủi ro lớn và gây tổn thất lớn cho ngân hàng khi các ngành kinh tế nhạy cảm bắt đầu gặp khó khăn. Chính vì vậy, ngân hàng phải nắm bắt những biến động của nền kinh tế, đảm bảo lợi nhuận và rủi ro của danh mục cho vay nằm trong khả năng kiểm soát của ngân hàng.
Vai trò giám sát của cơ quan quản lý ngân hàng
Hoạt động cho vay tuân thủ các quy định luật pháp như các giới hạn cho vay và chịu sự giám sát của NHNN, định hướng tuân theo các chuẩn mực chung, cảnh báo từ xa khi nền kinh tế biến đổi. Các ngân hàng rất dễ chạy theo lợi nhuận trước mắt, NHNN sẽ giám sát và cảnh báo nhằm đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng.
Sự phát triển của thị trường tài chính
Thị trường tài chính phát triển, giúp ngân hàng dễ dàng mua bán trên thị trường tài chính, nhằm điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay để đạt được mục tiêu kinh doanh mà ngân hàng đã hoạch định. Thị trường tài chính kém phát triển, các ngân hàng sẽ trở nên thụ động trong việc điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay, gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập.
Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế. Hoạt động cho vay không chỉ trong nước mà phải mở rộng ra thế giới. Chính vì thế, sự biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực có
tác động đến hiệu quả của danh mục cho vay. Mặt khác, các ngân hàng phải tuân thủ các quy ước, các chuẩn mực do các tổ chức quốc tế như ủy ban giám sát ngân hàng Basel, quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới WB... Thông thường, những quy tắc chuẩn mực này được NHTW chuẩn hóa thành các quy định riêng của quốc gia, buộc các ngân hàng trong nước phải tuân theo.
1.4. Bài học kinh nghiệm
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại
Trước những năm 50 của thế kỷ 20, ngân hàng tập trung quản trị các giao dịch cho vay riêng biệt, chưa đề cập đến tổng thể danh mục. Các phương pháp quản trị từng giao dịch vay như phương pháp phán quyết, phương pháp hệ thần kinh nhân tạo, phương pháp xếp hạng, phương pháp điểm số. Danh mục cho vay hình thành một cách thụ động, rủi ro danh mục chưa có phương pháp đo lường cụ thể.
Xu hướng quản lý danh mục cho vay trước những năm 90
Đầu thập niên 50, xuất hiện lý thuyết quản lý danh mục cho vay hiện đại của Harry Markowitz, các ngân hàng chuyển từ quản trị các giao dịch cho vay truyền thống sang quản lý danh mục dưới quan điểm của một nhà đầu tư.
Năm 1968 tại Mỹ, chứng khoán hóa các khoản cho vay có thế chấp do tổ chức Ginie Mae thực hiện, dưới sự bảo lãnh của Hiệp hội thế chấp Quốc gia của Chính phủ. Vào những năm 80, chứng khoán hóa được sử dụng rộng rãi để điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay. Bên cạnh biện pháp chứng khoán hóa, các giới hạn an toàn cũng được thiết lập nhằm hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục, như dư nợ ngành kinh doanh bất động sản không được vượt vốn tự có của ngân hàng hoặc 70% nguồn huy động ký thác của ngân hàng (Peter S. Rose, 1993). Ở Anh, quy định giới hạn cho vay một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng không vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng (Heffernan, S , 2005).
Đầu thập niên 80 ở Mỹ, dư nợ cho vay tập trung vào ngành năng lượng dầu mỏ. Khi giá dầu giảm, một loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải nhận sự cứu trợ của NHTW Mỹ. Như vậy, tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nhạy cảm dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng.
Như vậy, trước những năm 90 thì hoạt động quản lý danh mục cho vay bắt đầu được quan tâm, quy định các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay, sử dụng công cụ chứng khoán hóa để điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay, giảm rủi ro tập trung của danh mục.
Xu hướng quản lý danh mục cho vay sau những năm 90
Sau những năm 90, hoạt động quản lý danh mục phát triển mạnh mẽ, thay vì chỉ quan tâm đến quản trị rủi ro từng giao dịch riêng biệt thì ngân hàng quản trị rủi ro dưới góc độ toàn danh mục. Các tiêu chuẩn giám sát của ủy ban Basel buộc các ngân hàng phải quan tâm đến rủi ro nói chung và rủi ro trên danh mục cho vay nói riêng một cách toàn diện hơn.
- Đa dạng hóa cho vay
Tại Đức, đa dạng hóa danh mục cho vay bắt đầu từ các ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng hợp tác, sau đó lan rộng ra các ngân hàng quy mô nhỏ. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, trước tình hình nợ xấu cao, đa dạng hóa trở thành phổ biến giảm rủi ro tập trung cho danh mục cho vay. Andreas Kamp, Andreas Pfingsten, Danek Prath đã khảo sát tại Đức năm 2005, đa dạng hóa danh mục cho vay là cách thức tốt nhất để quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng. Tại Úc, Stefania P.S. Rossi, Markus S. Schwaiger, Gerhard Winkler đã kiểm chứng tác động của đa dạng hóa đối với rủi ro, hiệu quả hoạt động và vốn hóa tại các NHTM Úc năm 2009. Đa dạng hóa về ngành nghề cho vay, giảm dự phòng nợ xấu trong tương lai, ngân hàng có thể hoạt động với mức vốn thấp hơn, từ đó giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực, gia tăng hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Như vậy, đa dạng hoá trong quản lý danh mục cho vay, các tiêu chuẩn giám sát, an toàn theo ủy ban Basel là rất cần thiết để quản trị thành công danh mục cho vay tại các ngân hàng.
- Các mô hình đo lường rủi ro
Các phương pháp đo lường và quản trị rủi ro truyền thống và quy định về vốn pháp lý của BIS đưa ra trong hiệp ước Basel I năm 1988, yêu cầu vốn không phụ thuộc chất lượng của đối tác đi vay và không tính đến lợi ích của sự đa dạng hóa. Các mô hình hiện đại đề cập đến rủi ro tín dụng ở góc độ tổng thể danh mục chứ không phải từng giao dịch đơn lẻ, nhấn mạnh tầm quan trọng của đa dạng hóa danh mục cho vay. Có bốn
dạng mô hình căn bản sau: Mô hình cấu trúc (biến đổi tài sản); Mô hình nhân tố kinh tế ; Mô hình thống kê bảo hiểm; Mô hình ma trận tín nhiệm (mô hình VaR - Value at Risk). Như vậy, mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay giúp ngân hàng lượng hóa chính xác hơn mức độ rủi ro danh mục cho vay so với các phương pháp trước đây.
- Sử dụng các công cụ tài chính hiện đại
Các công cụ điều chỉnh cơ cấu danh mục như hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa ... trở nên phổ biến để giảm thiểu rủi ro tập trung và Mỹ là quốc gia đi đầu. Năm 1997, công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng kết hợp với chứng khoán hóa, thị trường công cụ này gần như tăng gấp 2 lần giá trị mỗi năm, hơn 100 tỷ USD vào năm 2000 và đạt hơn 6.4 nghìn tỷ vào năm 2004, đến 2008 con số này là 62 nghìn tỷ USD (Phạm Đỗ Nhật Vinh, 2009).
Như vậy, sau năm 1990, quản lý danh mục cho vay đang trở thành một phương thức quản trị hiện đại được áp dụng phổ biến tại các NHTM.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho BIDV
Từ kinh nghiệm quản lý danh mục cho vay của ngân hàng tại các nước phát triển giai đoạn trước và sau năm 90, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho BIDV như sau:
Đa dạng hóa danh mục cho vay
Để tránh tập trung rủi ro trên danh mục cho vay thì ngoài đa dạng hóa đa dạng hoá các khoản cho vay theo ngành hay lĩnh vực kinh tế để phân tán rủi ro, BIDV cần phải xây dựng và tuân thủ chặt chẽ các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay, đặc biệt là giới hạn theo ngành hay lĩnh vực kinh tế, không chạy theo xu hướng thị trường. Có như vậy mới tạo ra được những danh mục cho vay có chất lượng tốt, tính đa dạng cao, rủi ro tập trung phù hợp với khả năng chịu đựng của ngân hàng.
Áp dụng mô hình đo lường rủi ro
BIDV sử dụng phương pháp tính toán tổn thất rời rạc cho từng giao dịch, vì thế tổn thất toàn danh mục không được tính chính xác. Mô hình đo lường rủi ro đảm bảo tính chính xác giá trị tổn thất kỳ vọng cũng như không kỳ vọng, từ đó biết được mức tổn thất có phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng hay không và có hướng điều chỉnh thích hợp như nâng mức vốn tự có hoặc điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay.
Việc lựa mô hình đo lường rủi ro phù hợp với điều kiện của ngân hàng (cơ sở kỹ thuật, năng lực quản trị …). Chỉ khi có một cách thức và phương pháp đo lường rủi ro danh mục hiệu quả, thì mới tạo điều kiện để thực hiện tốt quản lý danh mục cho vay được.
Sử dụng các công cụ kỹ thuật điều chỉnh cơ cấu danh mục
BIDV cần phải sử dụng các công cụ kỹ thuật điều chỉnh cơ cấu danh mục như hoán đổi rủi ro, chứng khoán hóa để tái cấu trúc danh mục cho vay, từ đó giảm thiểu rủi ro tập trung chứ không phải vì mục đích đầu cơ thu lợi nhuận. Nhưng nếu thiếu một cơ chế kiểm soát thì sẽ gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng. Đê thực hiện được điều này đồi hỏi sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính với nhiều loại công cụ đa dạng như phái sinh tín dụng, mua bán nợ các loại, chứng khoán hóa… với các mục đích và cách thức khác nhau, sẽ giúp cho BIDV có thể tham gia trao đổi, mua bán nhằm thay đổi cấu trúc danh mục tài sản, cũng như cấu trúc danh mục cho vay một cách nhanh chóng thuận lợi.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã tập hợp những lý luận căn bản nhất về danh mục cho vay, quản lý danh mục cho vay và bài học kinh nghiệm cho BIDV trong quản lý danh mục cho vay. Những nội dung chính bao gồm:
Thứ nhất, tác giả đã nêu rõ khái niệm danh mục cho vay và rủi ro danh mục cho vay thông qua một số tiêu chí mà các ngân hàng sử dụng để xây dựng danh mục cho vay và nêu rõ 2 loại rủi ro của của danh mục cho vay là rủi ro nội bộ và rủi ro tập trung.
Thứ hai, tác giả nêu rõ khái niệm về quản lý danh mục cho vay, các phương pháp quản lý danh mục cho vay bao gồm phương pháp thụ động và phương pháp chủ động. Hơn nữa, tác giả trình bày rõ các yếu tố ảnh hưởng đến danh mục cho vay như các yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, để giảm thiểu việc tập trung rủi ro, thì tác giả đã nêu rõ những công cụ điều chỉnh cơ cấu danh mục như hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa khoản nợ.
Thứ ba, tác giả đã trình bày về kinh nghiệm quản lý danh mục cho vay từ các nước trên thế giới như: Đức, Úc, Anh, đặc biệt là Mỹ để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng lớn của Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản và doanh thu. Trong hệ thống ngân hàng, BIDV có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và ngày càng phát triển