ĐVT: Tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay 338,902 440,472 564,693 726,022 859,985
VNĐ 307,403 404,211 518,489 683,871 809,068 Ngoại tệ 31,499 36,261 46,204 42,151 50,918 Tỷ trọng (%) VNĐ 90.71 91.77 91.82 94.19 94.08 Ngoại tệ 9.29 8.23 8.18 5.81 5.92 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Bảng 2.7 cho thấy danh mục cho vay theo loại tiền tệ của BIDV chủ yếu cho vay bằng VND, tỷ trọng dư nợ VND rất cao, luôn chiếm trên dưới 90% tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay bằng các đồng tiền khác như USD, EURO, CNY, JPY… chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng trên dưới 10%, trong 3 năm gần đây 2013 – 2017 tỷ trọng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng giảm vì sự biến động khó lường của tỷ giá cùng với căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nên để giảm rủi ro tỷ giá ngân hàng đã hạn chế cho vay ngoại tệ.
Tóm lại, qua phân tích thực trạng danh mục cho vay của BIDV trong giai đoạn từ 2013 – 2018, nhận thấy mức độ đa dạng hóa trên danh mục cho vay của ngân hàng là không cao. Dù xét theo tiêu chí ngành kinh tế, lĩnh vực đầu tư, đối tượng khách hàng, hay thời hạn cho vay… danh mục cho vay của BIDV chỉ tập trung vào một số món vay nhất định. Về mức độ tập trung, loại cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trên danh mục có thể lên tới trên 70% tổng dư nợ toàn danh mục. Có thể đánh giá chung là danh mục cho vay của BIDV có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tập trung khá lớn. Rủi ro này sẽ trở thành tổn thất tài chính nghiêm trọng cho BIDV khi nền kinh tế biến chuyển bất lợi.
2.2.2. Mức độ rủi ro của danh mục cho vay
Có nhiều chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ rủi ro của danh mục cho vay, tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu thường được dùng để đo lường rủi ro của danh mục cho vay. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng tín dụng, khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, thu hồi nợ đối với các khoản vay.
Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu
Căn cứ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Quyêt định số 18/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN thì “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.”. Cụ thể, Nợ nhóm 3 là nợ dưới chuẩn; Nợ nhóm 4 là nợ nghi ngờ; Nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV và toàn ngành 2013 – 2017
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC và Ngân hàng Thế giới (WB)
Biểu đồ 2.4 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của BIDV thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành. Giai đoạn 2013 đến 2015, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm từ 2,26% năm 2013 xuống còn 1,68% năm 2015. Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản khiến nợ xấu tăng cao. Đỉnh điểm năm 2012, trước tình hình nợ xấu tăng cao Chính phủ đã thực hiện chính sách tái cấu hệ thống ngân hàng, chính sách này giúp nền kinh tế tăng trưởng và giải quyết được nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới mục tiêu là 3%. Sau đó tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại lên 1,99% năm 2016 do tăng trưởng tín dụng của BIDV tăng mạnh cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN khi mà lạm phát đã được kiểm soát và giảm nhẹ và năm 2017 là 1,62%. Nhìn chung, thì tỷ lệ nợ xấu của BIDV ở ngưỡng an toàn, đạt được mục tiêu của NHNN khi duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Thực trạng danh mục cho vay được xem như bức tranh phản ánh kết quả của công tác quản lý danh mục cho vay, phần kế tiếp tác giả sẽ đi sâu đánh giá hoạt động quản lý
2.26 2.03 1.68 1.99 1.62 3.11 2.94 2.34 2.28 1.82 2013 2014 2015 2016 2017
danh mục cho vay tại BIDV trong giai đoạn 2013 đến 2017. Những kết quả mà BIDV đạt được trong hoạt động quản lý danh mục cho vay trong giai đoạn từ 2013 – 2017.
2.2.3. Hiệu quả kinh doanh của danh mục cho vay