- Dự án GISHue: đây là một dự án công nghệ cao đi tiên phong cho cả nước về ứng
về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Thủy Xn cịn nảy sinh sáng kiến dùng khí Biogas chiếu sáng các phố xa trung tâm phường về đêm.
- Ứng dụng đèn năng lượng mặt trời tại một số điểm giao thông: Đã ứng dụng thí điểm tại vị trí cột đèn số 3 và 4 tuyến chiếu sáng đường Tôn Đức Thắng. Đèn hoạt động ổn định và đảm bảo chiếu sáng liên tục vào ban đêm khi thời tiết mưa 4-5 ngày. Mỗi cột đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời lắp đặt thay thế cho đèn cao cáp sodium công suất 100W tiết kiệm được lượng điện tiêu thụ trên 1 năm là 438kWh/cột.
- Ứng dụng hệ thống điện năng lượng mặt
trời công suất 1,5kW/hệ cho cho 2 tàu đánh cá của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ thống được lắp đặt và đưa vào vận
hành tháng 1/2013. Sau 1 năm đưa vào vận hành hệ thống hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao. Hệ thống đã hỗ trợ nguồn điện trên tàu nhằm phục vụ chiếu sáng, bơm nước nhằm thay thế một phần nguồn điện máy phát. Mỗi ngày hệ thống tiết kiệm cho chủ tàu đánh cá 20 lít đầu (mỗi chuyến đi biển 10 ngày là 200 lít dầu).
- Ứng dụng điện năng lượng mặt trời cho hệ thống nước nóng tại các khách sạn lớn,
điển hình là Khách sạn Sài Gịn-Morin có nhu cầu tiêu thụ khoảng 14.000 lít nước nóng mỗi ngày. Nếu sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời sẽ tiết kiệm khoảng 50 triệu đồng tiền điện mỗi tháng và hơn 600
triệu đồng trong 1 năm. Số tiền này tương
ứng với số tiền đầu tư thiết bị trong thời gian ban đầu. Đó là chưa kể đến lợi ích sử dụng
thiết bị lâu dài do tuổi thọ sử dụng của hệ thống bình nước nóng này là rất lớn.
- Ứng dụng các loại bếp cải tiến tiết kiệm năng lượng như bếp parabol ứng dụng năng
lượng mặt trời để đun nấu; Bếp trấu sinh học: Tiết kiệm nhiên liệu, không khói, khơng bụi, nhiệt lượng cao; Bếp di động
kiểu Hàn Quốc: Làm bằng inox có khoang
đất cách nhiệt và có cửa hút gió ngược. Tiết
kiệm được 50% thời gian đun nấu so với các loại bếp củi thông thường. Kích thước nhỏ gọn dễ sử dụng và di chuyển. Tận dụng
được tối đa những phế phẩm nông nghiệp
(lõi ngô, vỏ lạc mùn cưa, vỏ trấu…).
- Ứng dụng động cơ 3 pha thay thế động cơ Diezen đã được chuyển giao cho 40 hộ nuôi tôm tại xã Quảng Công, huyện Quảng
Điền. Theo ông Nguyễn Ngọc Song, Trưởng
ban quản lý Tổ hợp tác dịch vụ khu nuôi tôm Cao Triều, xã Quảng Công cho biết các hộ nuôi tôm sử dụng động cơ diesel để sục khí oxy cho tơm trung bình mỗi năm tiêu tốn khoảng 300 lít dầu diesel/hồ tôm tương
đương 0,306 tấn dầu quy đổi (TOE) với chi
phí khoảng 6 triệu đồng/hồ tôm. Với việc thay thế động cơ diesel này bằng động cơ
điện thì mỗi năm sử dụng khoảng 500kWh/
hồ tôm/tháng tương đương khoảng 0,077 TOE. Như vậy, mỗi hộ ni tơm có thể tiết kiệm được 5 triệu đồng/hồ tôm và giảm tiêu hao khoảng 0,229 TOE trong một năm sản xuất. Ngồi ra, trong q trình sử dụng động cơ diesel đã xảy ra một lượng dầu thải loại gây tác hại đến môi trường nước nơi tôm sinh sống.
Đồng thời công tác tuyên truyền vận động
người dân hiểu và tích cực tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012- 2015 cũng đã được Trung tâm liên tục thực hiện. Các biện pháp tuyên truyền cụ thể như:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các hội thi sáng tạo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thừa Thiên Huế cho các đối tượng là học sinh tiểu học, THCS và PTTH trên địa bàn thành phố Huế.
- Tổ chức các hội thi gia đình tiết kiệm năng lượng, với các đối tượng tham gia là các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp trên địa bàn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cụ thể như: Hội thảo triển khai Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Hội thảo tiết kiệm năng lượng với giải pháp của Siemens; Hội thảo bảo trì dự phịng và tiết kiệm năng lượng; Hội thảo về sản phẩm và cơng nghệ mới trong tịa nhà. - Tổ chức triển lãm tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Festival Huế 2014, Trung tâm phối hợp tổ chức WWF-Việt Nam xây dựng gian hàng tiết kiệm năng lượng nhằm giới thiệu đến đông đảo người dân những chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra để tuyên truyền nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng đến những hộ dân vùng sâu vùng xa, Trung tâm đã phối hợp với tổ chức WWF-Việt Nam xây dựng trại triển lãm lưu động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả về các huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khó khăn trong q trình thực hiện
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn gặp phải khơng ít khó khăn bởi nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp và thói quen sử dụng năng lượng lãng phí của khơng ít người dân. Do
nhận thức chưa thấu đáo của một số doanh nghiệp và khi bản thân doanh nghiệp chưa tự thấy được hiệu quả bằng những con số đem lại thì những giải pháp tiết kiệm năng lượng cho dù được hỗ trợ tài chính đủ mức cần thiết cũng không đem lại hiệu quả cao.
Các cơ sở sản xuất tư nhân ngày một nhiều, kèm theo đó là tình trạng sử dụng các trang thiết bị đã lỗi thời một cách tràn lan, đã gây ra tình trạng hao phí lớn về năng lượng trong sản xuất. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, kèm theo khó khăn về tài chính cũng khơng cho phép những doanh nghiệp này đầu tư trang thiết bị hiện đại
để có hiệu suất sử dụng năng lượng cao.
Nguồn nhân lực thực hiện chương trình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng còn đang rất hạn chế cả về số lượng, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn.
Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương còn hạn hẹp so với nhu cầu thực tiễn-việc xã hội hóa đầu tư cơng nghệ tiết kiệm điện năng đặc biệt trong chiếu sáng công cộng, ngõ hẻm đơ thị… cịn gặp nhiều khó khăn. Mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách của tỉnh trong 3 năm (từ 2011 đến 2013) chưa được bố trí dẫn đến việc hỗ trợ nhân rộng các mơ hình điểm cũng như xây dựng mơ hình ở các lĩnh vực khác cịn nhiều hạn chế nên hiệu quả chưa cao.
Bài học kinh nghiệm
Để tiếp tục thực hiện tốt Chương trình
mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, qua thực tiễn nhận thấy một số bài học kinh nghiệm sau:
- Tiếp tục coi trọng công tác tuyên truyền về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
đến với người dân và cộng đồng nhằm nâng
cao nhận thức của người dân về ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng.
- Tìm tịi và sáng tạo nhiều cơ hội sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ bài học dự án Carbon thấp với những giải pháp đơn giản ít tốn kém phù hợp với thu nhập còn thấp của người dân.
- Tăng cường phối hợp quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm và nguồn tài chính từ chương trình mục tiêu và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) quan tâm đến ứng phó biến đổi khí hậu.
- Nâng cao vai trò tổ chức tư vấn năng lượng liên kết chặt chẽ với các công ty sản xuất thiết bị tiết kiệm năng lượng thường xuyên thông tin đến người dân các sản phẩm tiêu dùng tiết kiệm năng lượng.
- Nâng cao năng lực địa phương về xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng.
Để triển khai các nội dung của Chương
trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện Nghị quyết số 24-NQ-TW ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI), Kết luận số 77-KL/TU, ngày 07/10/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (khóa XIV) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Sở Công Thương tiếp tục đề xuất nội dung thuộc kế
hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2014 như sau:
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết
định số 1427/QĐ-TTg ngày 02/10/2012
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhân dân; đổi mới hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2014 phong phú, hiệu quả hơn.
- Phát triển phổ biến trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các thiết bị hiệu suất thấp.
- Triển khai thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng trên các thiết bị điện gia dụng, công nghiệp.
- Nhân rộng các mơ hình điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã xây dựng trong thời gian qua trong các lĩnh vực: chiếu sáng trường học, công cộng; chiếu sáng nhà hàng, khách sạn; sản xuất chế biến vật liệu xây dựng; công nghiệp dệt may,….
Vậy rất cần sự quan tâm của Văn phịng Tiết kiệm năng lượng-Bộ Cơng Thương tiếp tục hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ và kinh phí thực hiện chương trình cho những năm tiếp theo; Sự quan tâm và bố trí vốn của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 02/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Lê Thanh Tâm
(Giám đốc Trung tâm Tư vấn Công nghiệp và Tiết kiệm năng lượng Thừa Thiên Huế)