Phản ứng kháng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế sau lây nhiễm 5 ngày và
7 ngày là có sự khác nhau giữa các giống lúa thử nghiệm ở cả hai phương pháp hộp mạ và
ống nghiệm.
Bảng 3. Cấp gây hại (TB± SE) và mức độ kháng của các giống lúa theo phương pháp ống nghiệm
Ghi chú: SLN: Sau lây nhiễm; K: kháng; KV: kháng vừa; N: nhiễm; NV: nhiễm vừa, NN: nhiễm nặng; TB: trung bình; SE: sai số chuẩn
Kết quả thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy: sau lây nhiễm 5 ngày, cấp gây hại dao động từ
2,4 đến 7,2. Trong tổng số 8 giống lúa thí nghiệm thì chỉ có giống ĐV108 biểu hiện mức độ kháng, 4 giống (TV106, Khang Dân 18, TP06, X21) có khả năng kháng vừa, 2 giống (HTV8 và
Xi23) nhiễm vừa, giống HT1 biểu hiện nhiễm và đối chứng TN1 nhiễm nặng. Sau 7 ngày sau lây
nhiễm, cấp hại ở các giống lúa đều tăng lên và dao động từ 3,8 đến 8,6 tương ứng với giống ĐV108 và TN1. Do vậy, mức độ kháng của các giống lúa giảm. Khơng có giống nào biểu hiện
kháng, chỉ có giống ĐV108 biểu hiện ở mức độ kháng vừa với cấp hại là 3,8; 4 giống (TV106, Khang Dân 18, TP06, X21) biểu hiện mức độ nhiễm vừa, không có giống nhiễm và 4 giống cịn lại gồm HTV8, Xi23, HT1, TN1 (đối chứng) đều nhiễm nặng đối với quần thể rầy lưng trắng ở
Thừa Thiên Huế (Bảng 3).
Tương tự kết quả nghiên cứu đánh giá trong ống nghiệm, cấp gây hại và mức độ kháng của các dòng lúa đối với quần thể rầy lưng trắng Thừa Thiên Huế sau lây nhiễm 5 ngày và 7 ngày
bằng phương pháp trong hộp mạ cũng khác nhau (Bảng 4).
Giống lúa 5 ngày SLN 7 ngày SLN
Cấp hại Mức độ kháng Cấp hại Mức độ kháng TV106 4,0±0,44 KV 4,8±0,46 NV Khang Dân 18 4,4±0,42 KV 7,0±0,51 NV HTV8 4,8±0,55 NV 8,6±0,26 NN TP06 3,8±0,32 KV 6,4±0,67 NV ĐV108 2,4±0,30 K 3,8±0,32 KV Xi23 4,8±0,46 NV 7,6±0,52 NN X21 4,0±0,44 KV 6,4±0,52 NV HT1 6,0±0,53 N 8,4±0,30 NN TN1 (Đ/C) 7.2 ± 0.47 NN 8.6 ± 0.42 NN
Bảng 4. Cấp gây hại (TB± SE) và mức độ kháng của các giống lúa theo phương pháp hộp mạ
Kết quả Bảng 4 cho thấy: sau lây nhiễm 5 ngày, cấp gây hại dao động từ 1,8 đến 6,5 tương ứng với giống ĐV108 và đối chứng TN1. Trong số 8 giống lúa được đánh giá thì có 3 giống biểu hiện
ở mức độ kháng là TV106, TP06 và ĐV108;3 giống (Khang Dân 18, Xi23, X21) có khả năng kháng vừa, giống HTV8 nhiễm vừa, HT1 và đối chứng TN1 biểu hiện nhiễm. Sau 7 ngày sau lây nhiễm, cấp hại ở các giống lúa tăng lên và dao động từ 3,0 đến 8,4. Trong đó, giống ĐV108 biểu hiện ở mức độ kháng với cấp hại tương ứng là 3,0; giống TV106 biểu hiện kháng vừa, giống TP06
nhiễm vừa, các giống (Khang Dân 18, Xi23, X21) biểu hiện nhiễm, 3 giống HTV8, HT1 và đối chứng TN1 biểu hiện nhiễm nặng đối với quần thể rầy lưng trắng Thừa Thiên Huế.
IV. Kết luận
Cấp gây hại và mức độ kháng với chủng quần rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế có sự khác nhau giữa các giống lúa dùng trong nghiên cứu. ĐV108 là giống lúa kháng rầy lưng
trắng,các giống còn lại (TV106, Khang Dân 18, TP06, HTV8, TP06, Xi23, X21, HT1) đều là giống nhiễm vừa đến nhiễm nặng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế.
Các giống lúa đang trồng phổ biến tại Thừa Thiên Huế đều là giống nhiễm rầy (trừ
ĐV108). Vì vậy, cần khảo nghiệm các giống lúa mới và các giống lúa có tính kháng rầy lưng trắng trên đồng ruộng tại địa phương để thay thế và đa dạng cơ cấu giống trên đồng ruộng;
phải xác định biotype của rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế để có cơ sở chính xác cho việc
nghiên cứu và sử dụng giống kháng rầy lưng trắng có hiệu quả và bền vững.
Trần Thị Hồng Đơng, Thái Dỗn Hùng, Lê Khắc Phúc
(Trường Đại học Nông Lâm Huế)
Giống lúa 5 ngày SLN 7 ngày SLN
Cấp hại Mức độ kháng Cấp hại Mức độ kháng TV106 2,6±0,49 K 4,2±0,44 KV Khang Dân 18 3,6±0,42 KV 5,6±0,30 N HTV8 5,2±0,42 NV 8,4±0,30 NN TP06 2,8±0,46 K 4,6±0,49 NV ĐV108 1,8±0,32 K 3,0±0,42 K Xi23 4,0±0,33 KV 6,0±0,33 N X21 4,0±0,33 KV 5,8±0,32 N HT1 5,8±0,44 N 7,4±0,30 NN TN1 (Đ/C) 6.5 ± 0.6 N 8.4 ± 0.5 NN