VỀ MỘT CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT ĐỘC DA CAM Ở A LƯỚI, THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu bantinthang78 (Trang 49 - 51)

II. Kết quả nghiên cứu

VỀ MỘT CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT ĐỘC DA CAM Ở A LƯỚI, THỪA THIÊN HUẾ

mất quyền sinh ra những đứa con bình thường. Ơng Maitre và bác sĩ Doray thống nhất chọn địa bàn A Lưới vì đây là một trong những nơi bị hậu quả chiến tranh hóa học nặng nhất lại ở nơi biên giới giáp Lào xa xôi hẻo lánh, giao thơng khó khăn… Đọc cuốn sách ông Maitre biên soạn đầy tâm huyết này, có thể hiểu rất sâu sắc về vùng đất và con người Việt Nam và những gì cần thiết phải làm hơm nay.

Từ các thông tin khoa học đa ngành được phân tích, người đọc có thể thấy được mọi khía cạnh sâu xa về lịch sử văn hóa xã hội của các dân tộc bản địa để có cái nhìn nhân văn và sự giúp đỡ cụ thể phù hợp, tránh cái nhìn đơn giản cắt đứt với văn hóa truyền thống khi bị cuốn vào sự thay đổi quá nhanh của hiện đại hóa và kinh tế thị trường. Có rất nhiều thí dụ chi tiết và đề xuất từ kinh tế, văn hóa, dịch vụ, thương mại, phát triển ngành nghề. Cách làm dự án phải giúp cho dân nghèo vừa là chủ thể tham gia vừa hưởng lợi từ nó. Cuốn sách làm sáng tỏ nhiều vấn đề của phát triển hiện tại. Không chỉ cuốn sách, mà nhóm nghiên cứu của ơng Maitre cịn giúp đỡ rất thiết thực cho người dân A Lưới, giúp cán bộ quản lý địa phương...

Đây khơng phải một cuộc du hí mà là làm

việc với thái độ thực tế, nhân văn và vô cùng gian khổ. Cha của ông Maitre là kỹ sư thủy

điện bị phát xít bắn chết trong chiến tranh. Ơng

noi gương cha, vào du kích từ khi 14 tuổi, ln ủng hộ Việt Nam, là bạn của bà Nguyễn Thị Bình (ngun Phó Chủ tịch nước). Khi đi thực

địa với ông, chúng tôi thật kinh ngạc trước sức

làm việc của một người cao tuổi và tình yêu thương con người của ông. Mỗi tối ông cặm cụi ghi chép, nghe tôi báo cáo lại các cuộc phỏng vấn. Tơi nghĩ mình thật may mắn và

hạnh phúc được làm việc nhiều năm với một nhà khoa học kỳ cựu, một chiến sĩ đấu tranh cho hịa bình, nặng lịng ưu ái với người dân A Lưới, nơi biên cương xa xôi bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.

Cuốn sách ra mắt trong lễ tưởng niệm ơng Maitre, có mặt các chủ tịch đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn. Con gái ông đọc bài phát biểu của bà Nguyễn Thị Bình. Các đồng tác giả trong nước có bốn người được mời nhưng chỉ mình bà Nguyễn Hạc Đạm Thư tham dự. Chúng tôi nhận được sách tặng vào những ngày mùa đông nhưng vẫn thấy ấm áp, vì đã có những việc làm thiết thực cho

đồng bào A Lưới thân yêu. Sách được các

nhà khoa học ở Việt Nam như Giáo sư Phùng Tửu Bôi giới thiệu nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và chính quyền địa phương A Lưới cũng được các đồng tác giả gửi sách tặng để tham khảo.

Nhưng điều đáng tiếc là sách viết bằng tiếng Pháp nên gây khó khăn cho bạn đọc, hiện Trung tâm Nghiên cứu về giới, gia đình và mơi trường trong phát triển-Hà Nội đang liên hệ với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam hỗ trợ kinh phí để dịch sang tiếng Việt và xuất bản để phục vụ bạn đọc.

Nội dung chính của cơng trình nghiên cứu về văn hóa tộc người Tà Ơi, Pa Cơ, Cơ Tu ở

địa bàn huyện A Lưới dưới góc nhìn xã hội

nhân văn, phỏng vấn hồi cố về các nạn nhân chất độc da cam, quan niệm của đồng bào về chất độc da cam, định hướng phát triển của A Lưới, của các nạn nhân chất độc da cam.

Lần đầu tiên một cơng trình có thể nói là khá đầy đủ phản ánh toàn bộ các vấn đề liên quan đến chất độc da cam ở Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngay cả tiêu

học muốn hướng đến một sự hồi sinh trên một vùng đất chết-thung lũng A So, A Lưới.

Và đúng như nội dung của quyển sách, ở A Lưới ngày nay đang có sự hồi sinh rõ rệt nơi những vùng đất chết. Khu vực sân bay A So,

điểm chứng tích chiến tranh hóa học của Mỹ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơng

nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia vào tháng 3/2013, cách sân bay A So khoảng 1km, trên 300 hộ dân (khoảng 1.325 khẩu) là đồng bào dân tộc thiểu số đã được lãnh đạo xã Đông Sơn bố trí sinh sống tại các thơn như: Loa, Ta Vai, Tru, Ân Sam... Nhờ sự đồn kết một lịng và sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, cùng chính quyền các cấp nên người dân Đơng Sơn đã ra sức thi đua sản xuất, phát triển kinh tế. Giờ đây, bà con dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi lại rất đỗi tự hào khi trên vùng “đất chết” nhưng họ vẫn có thể sản xuất được 82ha lúa nước (đạt 40 tạ thóc/vụ); hơn 500ha rừng kinh tế và chăn ni gần 1.000 con trâu, bị và dê.

Để giúp bà con tăng gia sản xuất nông

nghiệp, thực hiện cơ chế xóa đói giảm nghèo, năm 2005, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 92 (Quân khu 4) còn tiến hành đầu tư xây dựng trên địa bàn xã Đơng Sơn 3 cơng trình thủy lợi trị giá 5 tỷ đồng. Biết người dân Đơng Sơn có cuộc sống khó khăn do chịu ảnh

hưởng từ chất độc dioxin nên Đồn Kinh tế Quốc phịng 92 đã xây dựng các mơ hình sản xuất thử nghiệm như trồng lúa nước, trồng rừng, ngô cao sản và chăn nuôi gà đồi rồi hướng dẫn, giúp bà con làm theo và đã có hiệu quả thiết thực.

Chúng tôi cũng đã nhiều lần gặp Giáo sư Phùng Tửu Bơi, người có nhiều dự án trong việc trồng bồ kết quanh sân bay A So, ông rất tâm đắc những sự hồi sinh của thung lũng A Lưới trong hiện tại và cả trong tương lai. Vì mầm xanh vẫn trỗi dậy, mầm sống vẫn vươn cao bởi đã có rất nhiều dự án của trong và ngoài nước dành ưu tiên cho thung lũng A So như Trung tâm Hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng-Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đã trồng 10.000 cây bồ kết ở sân bay A So, cơng trình nước sạch do Nhóm đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/Dioxin hỗ trợ cho

đồng bào xã Đơng Sơn… Chính những việc

làm này đã thay đổi vùng đất khát hoặc các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài nước vẫn lui tới tài trợ, khám chữa bệnh, trợ cấp cho các hộ nghèo đã một phần nào làm ấm lại những tấm lòng của người dân xứ sở.

Đến nay, số cây này đã được người dân

nhân rộng, trồng trên diện tích 10ha với 3 vạn cây. Nhìn những thửa đất lồi lõm ngày nào giờ đã thành những ruộng lúa nước, những cánh rừng keo tai tượng phủ xanh các ngọn đồi trọc, từng con đường bê tông thẳng tắp nối vào các con xóm nhỏ với điện,

đường, trường, trạm ở xã biên giới Đông Sơn

nay có đủ đã thể hiện sự hồi sinh kỳ diệu ở vùng “đất chết” nơi đây. Dẫu rằng, trên mảnh

đất này vẫn còn nhiều cuộc đời và số phận

bất hạnh phải sống trong nỗi đau do không may bị nhiễm chất độc dioxin!

Khánh Phong

Một phần của tài liệu bantinthang78 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)