TIẾP NHẬN QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẸ LỘT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu bantinthang78 (Trang 67 - 68)

III. Cơng nghệ hóa trong nơng nghiệp gắn đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

TIẾP NHẬN QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẸ LỘT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

án do Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì và ơng Đặng Đình Dũng làm chủ nhiệm dự án.

Hiện nay, nghề nuôi ghẹ lột (Portunus pelagicus) ở tỉnh Thừa Thiên Huế cịn ít và chưa

phát triển được do trong quá trình sản xuất thường gặp nhiều khó khăn vì phụ thuộc vào thay

đổi môi trường nước đầm phá, kỹ thuật nuôi ghẹ lột chưa được phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, so

với các sản phẩm giáp xác vỏ cứng, các sản phẩm vỏ mềm (mới lột xác) giàu chất dinh dưỡng, dễ hấp thu, có giá trị kinh tế cao hơn 1,5-2 lần, riêng đối với ghẹ lột thì giá trị thương phẩm thường cao hơn khoảng 2-3 lần. Đứng trước yêu cầu đó, Trung tâm Giống Thủy sản đã tiếp nhận và làm chủ 3 quy trình cơng nghệ sản xuất ghẹ lột do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 chuyển giao và triển khai thành cơng tại 4 điểm có hiệu quả kinh tế và có thể nhân rộng tại địa phương.

Sau 12 tháng triển khai, dự án đã mở ra hướng đi mới cho ngành thủy sản tỉnh nhà trong việc nhân rộng các quy trình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất vật ni có năng suất chất lượng cao, phù hợp với điều kiện phát triển tại địa phương, đáp ứng các yêu cầu về nguyên liệu chế biến sau khi thu hoạch và thị trường tiêu thụ.

Dự án đã xác định được mô hình hiệu quả và phù hợp với khả năng đầu tư và thích hợp với tình hình biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay, đó là 2 mơ hình ni ghẹ ngun liệu trong bể và ni ghẹ lột trong bể. Mơ hình sản xuất hiệu quả nhất là mơ hình kết hợp vừa ni ghẹ nguyên liệu, vừa ni ghẹ lột trong bể, mơ hình này phù hợp với tình hình thực tiễn và có khả năng nhân rộng trên địa bàn.

Vỹ Khang

TIẾP NHẬN QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẸ LỘT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Zeolite là loại vật liệu aluminosilicat có cấu trúc xốp, hệ thống mao quản đồng điều, kích thước mao quản cỡ vài nano met, diện tích bề mặt riêng lớn. Do vậy, zeolite được sử dụng rộng rãi trong thực tế làm chất hấp phụ, chất xúc tác, trao đổi ion…

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nuôi trồng. Việc nuôi thâm canh với mật độ nuôi lớn, lượng thức ăn cho vào hồ ni nhiều nên đã hình thành một lớp chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, chất bài tiết của thủy sản nuôi, xác phiêu sinh vật… Hiện nay, để xử lý ô nhiễm TAN (total ammonia nitrogen) trong nước hồ nuôi thủy sản, người ta sử dụng vật liệu zeolite. Khi nạo vét hồ, các hạt zeolite với những lỗ rỗng chứa đầy chất độc hại sẽ được tái chế để làm phân bón.

Việc sử dụng tro trấu làm nguyên liệu để sản xuất zeolite vừa được tạo ra zeolite có chất lượng tốt, giá thành rẻ nhờ quá trình sản xuất thuận lợi, vừa khai thác sử dụng một cách có hiệu quả nguồn phế thải vỏ trấu khổng lồ, giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Từ những lý do trên, nhóm tác giả do PGS, TS Trần Ngọc Tuyền (Trường Đại học Khoa học Huế) làm chủ nhiệm đã tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất vật liệu zeolite 4A từ tro trấu và ứng dụng để xử lý nước ao hồ nuôi trồng thủy sản” vừa được nghiệm thu tại Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế ngày 14/7/2014. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu điều chế zeolite 4A tinh khiết từ tro trấu quy mơ phịng thí nghiệm, qua đó xây dựng quy trình sản xuất zeolite 4A tinh khiết quy mơ pilot từ tro trấu, xử lý ô nhiễm TAN trong nước hồ nuôi thủy sản bằng zeolite ở quy mơ phịng thí nghiệm và xác định các chỉ tiêu chất lượng của zeolite 4A tinh khiết sản xuất từ tro trấu.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã xác định được các điều kiện thích hợp để sản xuất thủy tinh lỏng từ tro trấu. Đã xây dựng được quy trình sản xuất thủy tinh lỏng từ tro trấu ở quy mô pilot (5kg tro/mẻ) với hệ thống thiết bị khá hoàn chỉnh, hoạt động ổn định qua các mẻ sản xuất khác nhau. Xác định được các điều kiện thích hợp để kết tinh zeolite 4A ở quy mô pilot (5,0kg zeolite 4A/mẻ) từ thủy tinh lỏng và dung dịch natri aluminat. Xây dựng được quy trình sản xuất zeolite 4A quy mơ pilot (5kg zeolit 4A/mẻ) với hệ thống thiết bị tương đối hoàn chỉnh, hoạt động ổn định qua các mẻ sản xuất khác nhau…

Kết quả cho thấy zeolite 4A sản xuất từ tro trấu có chất lượng đạt yêu cầu zeolite 4A thương mại, tương đương với sản phẩm zeolite 4A sản xuất tại khu cơng nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ và zeolite 4A nhập khẩu từ Trung Quốc.

Kết quả của đề tài đã góp phần vào việc sản xuất vật liệu zeolite 4A từ tro trấu, để xử lý ao hồ nuôi trồng thủy sản, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bớt nhập khẩu từ nước ngoài.

Phan Trọng

Một phần của tài liệu bantinthang78 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)