nghiệp thời gian qua
1. Kết quả sản xuất
Trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức (do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế...), nhưng sản xuất
KHOA HỌC KỸ THUẬT VỚI TÁI CƠ CẤU NGÀNH
NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2014-2020
nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2013 đạt từ 4,5-5,0%. Cơ cấu kinh tế nội ngành có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2013: nông nghiệp: 83,09%, lâm nghiệp: 7,63%, thủy sản: 9,28%. Trong nơng nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ.
Trên cơ sở phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... đến năm 2015, 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, làm căn cứ để quản lý, chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Đến năm 2013, sản lượng lương thực có hạt đạt 296.099 tấn, riêng thóc
đạt 289.285 tấn. Nhờ áp dụng nhanh các tiến
bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nên năng suất các loại cây trồng tăng cao so như: Năng suất lúa bình quân đạt
53,17 tạ/ha, năng suất ngô đạt 41,6 tạ/ha,
năng suất sắn tươi đạt 180,8 tạ/ha, năng suất lạc đạt 23,1 tạ/ha...; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng trên 55 triệu đồng/ha.
Chăn ni có bước phát triển toàn diện, chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô trang trại, gia trại, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, hiệu quả. Năm 2013, tổng đàn trâu có 22.128 con, đàn bị có 19.835 con, tỷ lệ bị lai đạt trên 35,61% tổng đàn. Tổng đàn lợn: 221.986 con, tỷ lệ
đàn lợn nạc chiếm 16,74%; đàn gia cầm đạt 2.048.210 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất
chuồng tăng khá, năm 2013 đạt 25.127 tấn.
2. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ trong nông nghiệp
Các hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông khuyến lâm
tiếp tục được đẩy mạnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng với các địa phương hướng dẫn
cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:
- Về xây dựng mơ hình: Trong những năm qua, cơng tác xây dựng mơ hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân
đã được nhiều tổ chức, cơ quan, đoàn thể
triển khai thực hiện hầu khắp trên các vùng, miền có tính đại diện ở các địa phương trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Các hoạt động
chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật của ngành nông nghiệp đã đạt được kết quả nhất định. Sự thành công của các mơ hình đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, giúp người dân cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế-xã hội, nhiều mơ hình đã khẳng định
được giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi
trường, chống suy kiệt nguồn tài nguyên rừng, đất, nước… Một số mơ hình qua triển khai đã đạt những kết quả nổi trội như: Mơ hình giống lúa mới chất lượng cao Hương Cốm 4, Bắc Thơm 7, sản xuất rau má an toàn theo hướng VietGAP, mơ hình chăn ni bằng đệm lót sinh học....
- Công tác nghiên cứu khoa học, khảo nghiệm giống: Hàng năm, các đơn vị trực thuộc Sở đã xác định các đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp để đăng ký với Sở KH&CN tuyển chọn, xét đuyệt và đưa vào danh mục các đề tài, dự án để phê duyệt thực hiện.
Các đề tài, dự án được thực hiện đã phổ biến nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới áp
dụng vào sản xuất như giống cây trồng, vật nuôi, các chế phẩm sinh học dùng để bảo vệ cây trồng, vật nuôi, cơng nghệ sản xuất phân bón. Đặc biệt trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất đã ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô, giâm hom, chiết cành để sản xuất và cung ứng một số giống cây trồng như: cây bưởi thanh trà, cam, chuối,…
+ Từ năm 2009 đến 2013 đã triển khai 81
đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh với kinh phí 48,33 tỷ đồng, ngoài một số hoạt động nghiên cứu cơ bản, còn lại các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng và dự án chuyển giao công nghệ, bao trùm mọi hoạt động ở nông thơn, trong đó có những đề tài liên quan đến lĩnh vực sản xuất, chế biến nơng, lâm, thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm nơng nghiệp. Nhiều đề tài đã thực hiện có kết quả nổi trội trong năm 2013. Cụ thể:
+ Đề tài “Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phòng chống hiệu quả và xây dựng mơ hình thí điểm cơ sở an tồn dịch bệnh lở mồm long móng ở tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn. Qua đó đã phân bố địa lý các ổ dịch lở mồm long móng; xác định hệ số năm dịch, mùa dịch, type vi rút gây bệnh, các giải pháp phòng chống; xây dựng được dữ liệu dịch bệnh và sử dụng phần mềm Quant um GIS để vẽ bản đồ dịch tễ phục vụ cơng tác phịng chống dịch; xây dựng mơ hình cơ sở an tồn dịch bệnh lở mồm long móng và dịch tả lợn.
+ Đề tài “Thử nghiệm ứng dụng chất điều
hòa sinh trưởng để tăng năng suất và chất lượng mủ cao su khai thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã thực hiện thành công.
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Một số ứng dụng công nghệ cao
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có triển khai ứng dụng như trồng rau bằng phương pháp thủy canh, canh tác lúa tiết kiệm nước và giảm phát thải nhà kính, trồng hoa cao cấp bằng nhà lưới, hệ thống tưới tự động… Tuy vậy các ứng dụng này cịn nhỏ lẻ, chưa thực sự khẳng định tính hiệu quả cao về kinh tế-xã hội.