Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chi NSNN ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 41 - 44)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.5. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chi NSNN ở một số địa phương trong nước

1.2.5.1. Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Cái Bè cũng căn cứ vào Luật NSNN năm 2015 để thực hiện việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi NSNN huyện.

Công tác quản lý chi thường xuyên đã được tiến hành khốn biên chế và khốn chi hành chính nên các đơn vị thụ hưởng NSNN đã chủ động được kinh phí do NSNN cấp, sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức công tác trên địa bàn.

Thực hiện nghiêm túc việc công khai NSNN cấp huyện, xã và các đơn vị thụ hưởng NSNN trên địa bàn huyện nhất là đối với các quỹ do nhân dân đóng góp để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.2.5.2. Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Cai Lậy cũng thực hiện theo Luật NSNN năm 2015; việc lập, chấp hành và quyết toán chi NSNN đều đảm bảo tính tích cực trong quản lý chi NSNN trên địa bàn.

Việc xác định hệ số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho các xã, thị trấn trên địa bàn thị xã đều đảm bảo tính hợp lý, cơng bằng, có cơ sở, phù hợp với khả năng ngân sách theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở.

Tăng cường công tác quản lý, điều hành thu – chi NSNN gắn liền với nhu cầu thực tế về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bằng những chính sách đột phá để khai thác nguồn thu cho NS khá chặt chẽ, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả; các khoản chi đều phải có sự kiểm sốt nghiêm ngặt của Phịng Tài chính kế hoạch và Kho bạc nhà nước huyện.

1.2.5.3. Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách tuân thủ theo Luật NSNN năm 2015. Trong công tác quản lý chi đầu tư phát triển thành phố Mỹ Tho đã tiến hành xây dựng danh mục đầu tư cơng trung và dài hạn. Trên cơ sở đó, Thành phố đã tiến hành phân cấp vốn đầu tư dưới hình thức bổ sung có mục tiêu cho các xã, phường nên đã góp phần nâng cao năng lực quản lý đầu tư, hạ tầng giao thông nông thôn từng bước được cải thiện và tăng cường từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.

Thành phố Mỹ Tho đã xây dựng đề án tăng cường cán bộ, cơng chức quản lý tài chính có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao để nâng cao hiệu quả công tác tài chính ngân sách cho thành phố Mỹ Tho.

1.2.5.4. Bài học về quản lý NSNN đối với huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Qua nghiên cứu công tác quản lý NSNN ở 03 địa phương trong tỉnh Tiền Giang có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Các địa phương đều thực hiện công tác quản lý NSNN theo Luật NSNN năm 2015 của Nước CHXHCN Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù riêng của từng vùng khác nhau nên cũng có phần khác nhau trong công tác quản lý, điều hành NSNN.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Trong quá trình quản lý chi NSNN cần kiểm sốt chặt chẽ các mục chi NS, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vực tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.

Quản lý chi NSNN có liên quan chặt chẽ với quy trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý nhiệm vụ chi NSNN. Trong phân cấp ngân sách, cần chú trọng cân đối giữa NSTW và NSĐP nhằm phát huy vai trị của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.

Kiểm tra quyết toán chi rất chú trọng đến hiệu quả của cơng tác quản lý chi NSNN. Q trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán chi NSNN đều được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.

Công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán quản lý chi NSNN luôn coi trọng hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ chế phân phối nguồn tài chính linh hoạt giữa NSTW và NSĐP nhằm tạo ra dịch vụ công đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội cả về mặt số lượng và chất lượng với nguồn tài chính hạn hẹp.

Về kinh nghiệm từ các huyện: Trong điều kiện nguồn thu chưa đảm bảo chi thì việc vay nợ của chính quyền địa phương thơng qua phát hành trái phiếu là cần thiết, vừa tạo ra thế chủ động địa phương góp phần thị trường tài chính phát triển.

Từ những kinh nghiệm trên cho thấy, để duy trì kỷ luật tài khóa trong q trình quản lý điều hành chi NSNN là phải tìm ra một cách nào đó để chuyển từ chế độ ngân sách vốn tập trung vào loại trừ bội chi NS sang chế độ NS hướng tới giải quyết cân đối NS giữa sức ép dài hạn và nhu cầu ngắn hạn. Để giải quyết vấn đề này cần tăng cường tính minh bạch, tính trách nhiệm và mục tiêu của chính sách tài khóa.

Vấn đề nâng cao trình độ cho cán bộ, cơng chức quản lý tài chính ngân sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quản công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực này cũng cần hết sức được các cấp chính quyền quan tâm.

Từ kinh nghiệm về quản lý chi NSNN của một số huyện cho thấy chúng ta cần nhìn nhận xem quá trình quản lý ngân sách của địa phương mình có hiệu quả, đúng mức chưa và có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác quản lý chi NSNN tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)